Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non - Pdf 42

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP HUYỆN
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI
Ở TRƯỜNG MẦM NON

Họ tên: Trương Thị Vui
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Liên Bão 1


Liên Bão, Tháng 3 năm 2015

PHẦN MỤC LỤC

PHẦN I :PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích của SKKN
2. SKKN với các giải pháp được trình bày có gì khác so với các giải
pháp

trước đây

3. Đóng góp của SKKN

PHẦN II :NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở khoa học của SKKN


ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê
hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là
những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh
cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống, tiếp tục
học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuộc
đời. Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho các cháu là một việc làm
vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong vấn đề vị trí của giáo dục mầm non
trong chiến lược: “Phát triển nguồn lực con người”. Vậy sự phát triển thể lực
của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào?
Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ
em là cơ thể đang lớn, đang phát triển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát
triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào chỉ số thông thường như: chiều cao,
cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể.
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của
nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về
thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục
thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể
chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động
nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp
những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự


phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử
dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục
Thể dục sáng và các tiết thể dục được tiến hành với tất cả các lớp mẫu
giáo, nhưng trong các hình thức đó đòi học giáo viên phải chọn lọc những bài
tập vận động và phương pháp tiến hành với từng độ tuổi nhất định. Ngoài ra
giáo viên cần chú ý hướng đến việc giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi

mẫu giáo 5-6 tuổi.
Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người giáo viên là phải tìm tòi, sáng tạo, tiếp tục
học hỏi bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động.
Là một giáo viên luôn đi sâu nghiên cứu dạy trẻ môn giáo dục thể chất.
Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm về đề tài: “ Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”
3.Đóng góp của SKKN để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

.

Giáo dục Mầm non giữ một vị trí then chốt rất quan trọng trong sự phát
triển của xã hội, trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con
người. Chính vì vậy công tác giáo dục Mầm Non phải được tiến hành một cách
khoa học, có mục đích rõ ràng cụ thể, có hệ thống theo trình tự khoa học nhằm
tạo dựng những nền tảng vững chắc ban đầu đúng đắn cho quá trình phát triển
của mỗi cá nhân trẻ sau này để trẻ có thể là chủ nhân tương lai tươi sáng của đất
nước của xã hội.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề để rồi từ đó tôi đã không
ngừng học hỏi nghiên cứu để chăm sóc và giáo dục các cháu ở tất cả các hoạt
động nhằm tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển giáo dục thể chất được tốt hơn,
góp phần đào tạo cho thế hệ chủ nhân tương lai tươi sáng của xã hội thành
những

con

người

phát

lực, sự vận động của bản thân thì đều được coi là thể dục. Như vậy thể dục
vốn rất gần gũi với trẻ em. Ở những năm đầu tiên của cuộc sống, thể dục của trẻ
chỉ là các vận động lẫy, đi, bò….. Khi trẻ bước vào tuổi nhà trẻ, mẫu giáo bé,
mẫu giáo nhỡ và nhất là mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thì thể dục đã được đưa ra thành
những bài tập vận động đòi hỏi sự phối kết hợp của tất cả các bộ phận, giác quan
trên cơ thể. Chính vì vậy mà giáo dục thể chất cho trẻ là phương tiện giáo dục
các vận động, các tố chất thẩm mĩ nhằm góp phần tạo nên ở trẻ một thể lực


cường tráng, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển
tâm sinh lí của trẻ.
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ.
Đặc biệt để nâng cao các tố chất vận động ở trong trẻ thì giáo viên phải tự tạo và
xây dựng lên những bài tập, những giáo án hay, những đồ chơi, đồ dùng dạy học
đẹp mắt, phù hợp, tích hợp nội dung giáo dục thể chất với các hoạt động khác
trong cuộc sống hằng ngày ở lớp một cách lôgic, có hiệu quả thì mới mong thực
hiện được các yêu cầu đó.
Muốn vậy chúng ta cần sử dụng đúng và đầy đủ các phương pháp cơ bản
của giáo dục thể chất là:
Phương pháp dùng từ, minh hoạ (giảng giải, thực hành...):
Phương pháp này hướng đến ý thức của trẻ. Đối với trẻ mầm non, lời nói
cụ thể, rõ ràng, có sức hút lôi cuốn trẻ và có hình ảnh của giáo viên thực hành là
một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi và dễ hiểu đối với trẻ.
Phương pháp thi đua:
Giúp trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. Khơi dậy ở trẻ lòng nhiệt tình, sự
phấn khích mong muốn được giành chiến thắng.
2 . Cơ sở thực tiễn của SKKN
Đặc điểm tình hình địa phương và nhà trường:
* Đặc điểm của địa phương.
Xã Liên Bão là một xã nằm gần quốc lộ 1A và nằm ngay dia đường cao

mới với sĩ số lớp là 36 trẻ ( với 20 trẻ gái và 16 trẻ trai ). Độ tuổi đồng đều cũng
là một thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức cho trẻ. 100% trẻ sống ở vùng


nông thôn là con em nông dân, buôn bán, các cháu đều rất hiếu động, thông
minh nhưng ham học hỏi, lớp học lại được xây dựng ở khu trung tâm, cha mẹ
học sinh cũng biết được nhu cầu của con em mình ở độ tuổi 5 – 6 tuổi là rất cần
được học bộ môn giáo dục thể chất và hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ
đến trường để học tập và rèn luyện.
Lớp học luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ
sở vật chất như mua sắm trang phục, đồ dùng, dụng cụ thể dục cho trẻ, tạo điều
kiện cho lớp được sử dụng đồ dùng đồ chơi theo nhu cầu.
* Về nhu cầu phụ huynh
Phụ huynh luôn mong muốn con em mình vui vẻ, có một cơ thể khoẻ
mạnh, cường tráng, yêu thích hoạt động thể dục thể thao.
* Về phía nhà trường
Trường Mầm non Liên Bão 1 với điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó
khăn, số giáo viên biên chế ít, số giáo viên hợp đồng lại nhiều, 100% là phụ nữ,
đa số chị em đang ở trong độ tuổi sinh đẻ.
Trường rộng rãi thoáng mát, lại là nơi trung tâm lên rất thuận tiện cho việc
phụ huynh đưa đón trẻ với đầy đủ các phòng học, phòng âm nhạc và sân chơi
ngoài trời rộng rãi cho trẻ học và vui chơi. Có cây xanh trong sân trường tạo
khoảng không gian vui chơi mát mẻ cho trẻ hoạt động thể dục.
Đồ dùng dạy học phong phú đầy đủ.
- Trường có 13 nhóm lớp, với số học sinh là 165 trẻ.
- Đội ngũ CB-GV-NV gồm 26 nguời.
- Trình độ chính trị: có 04 Đảng viên
- Trình độ sư phạm: Đại học Mầm non:

đ/c; Cao đẳng:

cách tích hợp các nội dung giáo dục cho phù hợp vào môn hoạt động thể dục và
biết sửa sai, khuyến khích, uốn nắn trẻ kịp thời sẽ tạo điều kiện để giúp trẻ thực
hiện tốt bộ môn hoạt động thể dục. Giúp trẻ mạnh dạn và tự tin khi thực hiện các
bài vận động.
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SKKN ĐỀ CẬP ĐẾN
1. Đặc điểm tình hình:
Trong những năm học vừa qua tôi nhận thấy việc dạy và học hoạt động
giáo dục thể chất của trẻ mầm non, lứa tuổi 5-6 tuổi còn chưa được hiệu quả cao
và mang tính hình thức. Lý do, một số giáo viên kỹ năng thực hiện các động tác,
các tư thế thực hành của bài tập vận động cơ bản còn bị sai, một số lại dấu dốt
không dám hỏi bạn bè đồng nghiệp cho nên chưa thực sự tự tin và thích thú khi
giảng dạy bộ môn này. Bên cạnh điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và
học bộ môn còn thiếu thốn nhiều do đó dẫn đến việc giáo viên chưa thực sự
muốn tâm huyết đầu tư cho môn học, các phương pháp áp dụng cho trẻ tiếp cận
với môn học còn đơn điệu chưa có sự sáng tạo, chưa hấp dẫn đối với trẻ.
2. Thực trạng.
a. Thuận lợi.
Thực hiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non theo đúng chương trình quy
định là bổn phận của mỗi người giáo viên. Bản thân tôi luôn soạn bài đầy đủ, tỉ
mỉ, sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố thời gian cho từng phần
phù hợp, nghiên cứu bài và dạy đúng theo phương pháp của bộ môn, có chuẩn bị
đủ và sử dụng đồ dùng đồ chơi cho cô và trẻ trong các hoạt động. Để khảo sát và
đánh giá được kỹ năng hoạt động thể dục của trẻ. Tôi ra 2 bài tập cho 36 trẻ sinh
năm 2009 thực hiện.
+ Bài tập 1: “Tung bóng lên cao và bắt bóng”.


+ Bài tập 2: “Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát”.
BẢNG A: KHẢO SÁT KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
CỦA TRẺ 5-6 TUỔI

29
30
31

Họ và tên trẻ
Nguyễn Bảo Châu
Nguyễn Thái Sơn
Trần Lan Hương
Nguyễn Thảo Phương
Trần Phương Linh
Nguyễn Thanh Hằng
Nguyễn Thùy Linh
Dặng văn hậu
Nguyễn Ngọc Minh
Tạ t Khánh
Nguyễn Thế Tiến
Nguyễn Quang Hùng
Vũ Hạnh Duyên
Nguyễn Quang Việt
Nguyễn T kiều Mi
Nguyễn Minh Hằng
Nguyễn Thùy Linh
Nguyễn Đăng Quảng
Trần phương Thảo
Nguyễn Trọng Nghĩa
Nguyễn Khoa Huy
Dương Thanh Hằng
Nguyễn Dương Nguyên
Nguyễn Hưng Thái
Dương Thùy Dương

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Bài tập 2
Đạt
Chưa
đạt
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Trần Khánh Linh

*
*
*
*
*

*
*
*
*
*

Nhận xét: Bài tập 1 và Bài tập 2
Bài tập 1:
- Số cháu thực hiện đạt là 26cháu chiếm: 66,7%.
- Số cháu chưa đạt là 10 chiếm : 33,3%.
Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ tung không đúng cách.
+ Trẻ sợ tung lên sẽ không đón được.
Bài tập 2:
- Số cháu thực hiện đạt là 32 cháu chiếm : 71% .
- Số cháu chưa đạt là 13 cháu chiếm : 29% .
Các cháu thường mắc lỗi sau:
+ Trẻ khi đi còn chưa nhìn thẳng hướng.
+ Tâm lý của trẻ còn sợ bị rơi nên khi đi còn bị run chân.
+ Trẻ sợ khi đi trên ghế băng
+ Trẻ không dám lên thực hiện và còn khóc.
b. Khó khăn:

của Ban giám hiệu nhà trường, được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các bậc
phụ huynh đã đóng góp và ủng hộ kinh phí mua sắm một số đồ dùng trang thiết
bị, đồ chơi cũng như dụng cụ học tập phục vụ cho môn học.
- Lớp đặt ở trung tâm của thôn , rất thuận tiện cho việc đưa đón trẻ , phòng
hoc rộng rãi thoáng mát, bàn ghế đúng quy cách .
- Sân chơi rộng rãi sạch sẽ có đồ chơi ngoài trời , đảm bảo cho việc học và
chơi của trẻ .
- Mỗi lớp được trang bị một máy vi tính, phục vụ cho việc dạy và học bộ
môn .
- Trang trí lớp đầy đủ sạch sẽ đúng theo chủ đề, phương tiện đồ dùng bộ
môn đầy đủ , sinh động gây hứng thú cho trẻ .
- Giáo viên có nhiều năm liền đạt giáo viên giỏi cấp huyện và trực tiếp
giảng dạy lớp 5 – 6 tuổi và được đi dự kiến tập chuyên đề ở các trường bạn nên
có kinh nghiệm lôi cuốn sự tập trung của trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và
các đợt chuyên đề của các tổ, của nhà trường ,tổ chức hội thi đồ dùng, đồ chơi
cho chị em đồng nghiệp học tập .
- Ban giám hiệu xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt
động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi có những nguyên vật liệu để
làm đồ dùng dạy học và đồ chơi .
- Bên cạnh đó, hàng năm giáo viên đứng lớp còn được tham dự các buổi
chuyên đề của Phòng, của trường tổ chức để học hỏi nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.


- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo
viên thường xuyên được tổ chức thăm lớp, dự giờ rút kinh nghiệm.
- Các cháu ở lớp có cùng độ tuổi mạnh dạn, tự tin, thích học bộ môn hoạt
động thể dục.
* Khó khăn:

của trẻ mầm non. Để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi ở
trường mầm non một cách thiết thực và đạt kết quả cao nhất. Tôi mạnh dạn đưa
ra một số giải pháp thực hiện như sau:

1. Giải pháp thứ nhất: Yêu cầu về thái độ của giáo viên mầm non.
Giáo viên phải chuẩn bị chu đáo cho tiết học, cũng như các hình thức
khác. Trước hết, giáo viên xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho
trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, với mức độ chuẩn
bị thể lực của trẻ.
Xác định thứ tự các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành như: phương pháp
hướng dẫn, hình thức tổ chức, liều lượng, dụng cụ, nhạc đệm…, chuẩn bị trước
khi tập, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập.
Biết chọn lọc nội dung lồng ghép , tích hợp phù hợp với từng đề tài
Ví dụ : đề tài “ Chạy nhanh …” tích hợp ATGT , dừng đúng biển báo
cấm ...
Qua các tiết dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi thấy một số giáo viên tập các
động tác thể dục chưa chuẩn cần rèn luyện. Sau đó chúng tôi tổ chức các buổi
tập rèn luyện các động tác chưa chuẩn cho giáo viên vào các buổi họp tổ khối…


Ở nông thôn do trình độ hạn chế,thái độ nhận thức lại kém, chưa hiểu
biết và còn coi nhẹ ngành học mầm non. Một số các bậc phụ huynh chỉ nghĩ
rằng: là giáo viên mầm non có cần gì đâu chỉ cần hát hay múa dẻo là được và
đặc biệt hơn các cháu chỉ cần học chữ cái là đủ. Nhưng không có theo ngành
học này mới thấy được rằng để đạt được sự thành công lớn trong công việc
giáo dục và dạy dỗ trẻ mầm non thì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo
là luôn luôn có thái độ tích cực và tôn trọng các biểu hiện của trẻ, luôn luôn
phải tạo cho trẻ một bầu không khí thực sự tin tưởng đối với các cô, tạo một
môi trường sống gia đình thật sự ân cần yêu thương giữa cô và trẻ, cô giáo
cần biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, hướng trẻ quan sát và kích thích trẻ

Trẻ hứng thú tham gia giờ học , thực hiện được các kỹ năng vận động
theo các yêu cầu của bài tập.
Trẻ tập trung chú ý trong các giờ học của cô giáo tổ chức.
a, Tổ chức hoạt động thể dục cho trẻ :
Thể dục sáng:
Như chúng ta đã biết ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng
ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa
tuổi mẫu giáo và mầm non . Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn
giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày.
Tập luyện thường xuyên như vậy , cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của
các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết,
củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước bữa ăn
sáng. Thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc


quần áo thích hợp để dễ vận động , Trang bị dụng cụ như gậy , nơ , vòng , hoa
tua , cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập . Giáo viên
nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của
trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái,
không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm
các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động
tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận
động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân
thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy
định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có
tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế
đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm
cơ…Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ
đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ

những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận
động cơ bản.
Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Bật liên tục”thì khi chọn động tác cho
bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác chân bật và tập động tác
này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “bật
xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bài tập
phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn.
Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,…nhưng
các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các
dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng


thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải
lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành
nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ
có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ.
*Vận động cơ bản
Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ
mỉ tiến hành theo các bước sau : Tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập.
Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào
bài tập và khả năng của trẻ.
Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “ bật liên tuc qua 5 ô “ cô giáo có thể
gợi ý :
-Đố các cháu cô có mô hình vòng như thế này thì chúng mình sẽ vận động thế
nào?
-Hôm nay cô sẽ cho các con tập bài bật liên tục qua 5 ô
-Lớp đồng thanh .
-Cô làm mẫu lần 1.
-Cô làm mẫu lần 2 giải thích :Tư thế chuẩn bị 2 chân đứng sát vạch ,2 tay chống
hông ,mắt nhìn thẳng khi có hiệu lệnh thì 2 gối khuỵu xuống lấy đà và bật liên


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status