Bình luận văn học: "Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi" - Pdf 42

Tính dân tộc trong thơ Việt Nam: Vĩnh cửu và luôn luôn biến đổi!
"Dân tộc là một siêu cơ thể, một thực thể tinh thần, siêu cá nhân và siêu đẳng
cấp, một yếu tố bản thể sống động và sáng tạo thể hiện mình bằng muôn vàn
biểu hiện cụ thể, nhưng không trùng khít với bất cứ một biểu hiện hay nhóm
biểu hiện nào, không bị vắt kiệt bởi bất cứ một thành quả nào, dù có giá trị đến
đâu chăng nữa..."
... "Không thể đòi hỏi nhà thơ chỉ thể hiện tư tưởng tình cảm của những con
người đồng tộc đồng thời bằng một ngôn ngữ ai ai cũng cảm thụ được..."
Không phải bây giờ, mà từ ngàn xưa, ông cha chúng ta cũng như người ở các
nước khác trên thế giới đã phải luôn luôn bận tâm suy nghĩ về cái mà hiện nay
được gọi là tính dân tộc, bản sắc dân tộc.
Lịch sử loài người là gì, nếu không phải là lịch sử của sự hình thành, đấu tranh
để sinh tồn và phát triển của các tộc người khác nhau? Trong quá trình ấy, tộc
người nào cũng phải đi từ sự khẳng định một cách vô thức, một cách tự phát đến
sự tự ý thức ngày càng cao hơn, đầy đủ hơn, chân xác hơn về mình.
Dân tộc khác với các tộc người sơ khai chính ở trình độ của sự tứ ý thức tập thể
ấy. Ý thức dân tộc có thể nảy sinh và trưởng thành một cách tiệm tiến, trong
vòng hàng thế kỷ, hàng thiên niên kỷ, nhưng nó cũng có thể xuất hiện đột xuất
và phát triển theo kiểu bùng nổ, và khi ấy lịch sử chứng kiến sự ra đời trong
chớp nhoáng những dân tộc có sức bành trướng rất mãnh liệt như dân tộc Arập
thế kỷ VII, dân tộc Mông Cổ thế kỷ XIII.
Nhiều tộc người mài dũa, nâng cao ý thức dân tộc của mình trong cuộc đấu
tranh gian khổ chống sự xâm lăng, đô hộ của kẻ thù bên ngoài hùng mạnh hơn
mình nhiều, như người Việt Nam chúng ta (Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn
độc lập quốc gia thể hiện sự tự ý thức về phẩm giá dân tộc rất cao mà không
phải dân tộc nào chống ngoại xâm cũng có được).
Nhưng có những dân tộc ngay từ buổi phát sinh đã ấp ủ những ý tưởng, lý tưởng
kỳ vĩ mà họ sẽ dốc sức thực hiện trong suốt tiến trình lịch sử dài lâu của họ.
Người Trung Hoa và người Hi Lạp cổ đại ngay từ đầu đã tin tưởng đinh ninh
vào giá trị siêu việt của nền văn minh mà họ sẽ tạo ra. Từ khi chưa có nước
Pháp, người Pháp thời trung đại sơ kỳ trong các trường ca sử thi truyền miệng

Ở Châu Âu, một quan niệm như vậy về dân tộc và nhân loại chỉ hình thành từ
cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, khi con người phương Tây sau một quá
trình khám phá, giao lưu, nhận chân được nhiều thế giới văn hóa đặc sắc, muôn
màu muôn vẻ và có giá trị ngang nhau của phương Đông. Nhiều tư tưởng minh
triết về dân tộc và tính dân tộc được phát biểu ở Đức trong thời kỳ dân tộc này
đang huy động tất cả nội lực tinh thần của mình để làm nên thế kỷ hoàng kim
của văn học Đức.
Herder hình dung lịch sử văn minh nhân loại như một bản nhạc phức điệu
(Fuga) vô tận với các bè dân tộc xuất hiện trước sau, đối âm và hòa âm với nhau
trong một chỉnh thể sống động. Fichte gọi các dân tộc là những nhân cách tập
thể, những bản ngã cấp cao, những bản ngã cấp cao ấy thể hiện mình và tương
tác hợp thành nhân loại. Goethe quan niệm các dân tộc như những hiện tượng
nguyên khởi (Urphanomen), trí tuệ con người chỉ có thể di từ những hiện tượng
phối sinh đến cái nguyên khởi để dừng lại trước nó và chiêm nghiệm nó, chứ
không thể phân giải nó.
Sau người Đức, người Nga trong suốt thế kỷ XIX và sang cả thế kỷ này đã suy
nghĩ rất nhiều và sâu sắc về dân tộc và nhân loại, những tư tưởng ấy đã tác động
mạnh mẽ đến tâm thức dân tộc Nga, góp phần làm nên sự nở rộ kỳ diệu của văn
2
hóa Nga trong thời kỳ này. Ở phương Đông, những tư tưởng, những nhận thức
thực sự sâu sắc về cái dân tộc chỉ xuất hiện từ khi có sự xâm nhập xâm lăng của
phương Tây, có sự cọ xát, đấu tranh và đồng thời học hỏi phương Tây để bảo vệ
và giải phóng dân tộc, giữ gìn và đổi mới các nền văn hóa dân tộc.
Đi đầu ở đây là các nhà tư tưởng duy tâm và các nhà văn hóa Ấn Độ từ
Rammohan Roy đến Tagore và Nehru, rồi đến Trung Quốc từ Lương khải Siêu
đến Lỗ Tấn.
Ở nước ta, cần phải nói đến vai trò xuất sắc của các nhà yêu nước cấp tiến từ
Nguyễn Trường Tộ đến Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu. Chính họ là những
người đã thay mặt cho dân tộc Việt Nam thực hiện một sự tự ý thức thực sự
nghiêm chỉnh và đầy hiệu quả.

sống động và sáng tạo thể hiện mình bằng muôn vàn biểu hiện cụ thể, nhưng
không trùng khít với bất cứ một biểu hiện hay nhóm biểu hiện nào, không bị vắt
kiệt bởi bất cứ một thành quả nào, dù có giá trị đến đâu chăng nữa. Khẳng định
điều đó tức là bác bỏ lập trường bảo thủ, sùng bái mù quáng quá khứ dân tộc
cũng như thái độ đề cao nông nổi cái hiện tại, coi thường hoặc phỉ báng di sản
của cha ông.
Cần đặc biệt nhấn mạnh bản chất sống động và sáng tạo trong tính dân tộc, tinh
thần dân tộc. Dân tộc sinh tồn trong vĩnh cửu chứ không phải chỉ trong hôm nay
và hôm qua. Trong tồn tại dân tộc, cái hiện hữu, cái nằm trên bề nổi hiện đại đan
thoa với cái đã chìm vào quá khứ và cái sẽ nảy sinh trong tương lai. Không bao
giờ có sự viên mãn trong phát triển dân tộc, bản chất, bản sắc dân tộc luôn luôn
là một nhiệm vụ sáng tạo mà các dân tộc phải thực hiện không được nghỉ ngơi.
“Một dân tộc chỉ có thể tồn tại bằng cái giá không ngừng tìm kiếm bản sắc dân
tộc của mình”(1) - đó là kết luận của một sử gia lớn người Pháp (Fernand
Braudel), thâu tóm được mệnh lệnh của thời đại đồng thời cũng là quy luật của
muôn đời.
Bản sắc dân tộc biểu hiện tập trung ở trong lĩnh vực văn hóa (khoa học kỹ thuật
có bản chất phi dân tộc). Các nhà văn hóa lớn, các thiên tài dân tộc là những
người vừa bộc lộ rực rỡ, vừa bồi đắp, bổ sung cơ bản cho bản ngã dân tộc.
Khổng Tử, Chu Công, Khuất Nguyên, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn ở Trung Quốc;
Chrétien de Troyes, Rabelais, Descartes, Racine, Voltaire, Hugo, Balzac ở Pháp;
Pushkin, Gogol, Dostoievski, Tolstoi, Vladimir Soloviev ở Nga; Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Nam Cao ở Việt Nam - những bảng
danh sách vẻ vang cho hiện thân của văn hóa dân tộc ấy còn có thể lập rất
nhiều...
Không thể khẳng định tính dân tộc như một giá trị lớn cần không ngừng bồi đắp
nếu tách rời nó hoặc đối lập nó với tính nhân loại. Tâm hồn dân tộc, tính cách
dân tộc, truyền thống dân tộc, những lý tưởng đạo đức và thẩm mĩ của các dân
tộc là những biểu hiện cụ thể và sống động của tính nhân loại, tính người vĩnh
hằng. Tinh hoa văn hóa của mọi dân tộc đều có giá trị toàn nhân loại, và ngược

Saint - Jhon Perse hoặc Mandelshtam, người đọc phải lao động như con ong hút
mật từ hoa...
... "Nhiệm vụ ghi tạc bằng những hình ảnh nghệ thuật sống động cuộc sống Việt
Nam, tính cách Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam - sứ mệnh quan trọng hàng đầu
của văn học dân tộc - chỉ được thực hiện trong thời đại mới, khi mà văn hóa Việt
Nam đoạn tuyệt với sự câu nệ văn hóa cổ Trung Hoa, từ bỏ những khuôn mẫu
cứng nhắc lỗi thời, hướng con mắt sang phương Tây, đón nhận tác động canh
tân của văn học châu Âu, trước hết là văn học Pháp..."
… Trong thơ Việt Nam ta xưa và nay cũng không hiếm những sự khác biệt
tương tự.
Bàn luận về sự bồi đắp tính dân tộc, bản sắc dân tộc trong thơ nước ta, không
thể không đối chiếu thơ hôm nay với thơ ngày xưa. Thơ văn Việt Nam hiện nay
viết bằng tiếng Việt, một tiếng đẹp và phong phú, có khả năng diễn đạt mọi tư
tưởng, mọi sắc thái tình cảm, tiếng nói ấy là niềm tự hào chính đáng của mọi
người Việt Nam chúng ta, là biểu hiện ngời sáng của bản sắc dân tộc Việt Nam
được gìn giữ và bồi đắp từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Thế nhưng cách đây không đầy một thế kỷ, trong suốt ít nhất một ngàn năm, văn
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status