skkn một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non thiệu vũ, năm học 2016 2017 - Pdf 43

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh
thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm
trên thế giới có hơn 22 vạn người chết vì các bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm
và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên
tình trạng trên là do thiếu sự hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu
biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách,
có tính chiến lược toàn cầu.
Môi trường sống bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất nhân tạo
bao quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người,
sự phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước và của cá nhân. [ 1]
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan
trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc
học đầu tiên đó là giáo dục mầm non.
Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường được thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc
và giáo dục trẻ hàng ngày.
Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những
kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm
tạo thái độ, hành vi đúng của trẻ đối với môi trường xung quanh. Việc khám phá
quy luật của tự nhiên nhằm mục đích bảo vệ môi trường có thể bắt đầu từ lứa tuổi
mầm non.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất
sớm, từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường
sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết
cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ
thể và trí tuệ [2]. Vì vậy, trong chương trình giảng dạy của mình tôi đã cố gắng
lựa chọn, lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường và bảo vệ môi trường
phù hợp với trẻ. Tôi hy vọng rằng từ những nội dung giáo dục đó sẽ giúp trẻ có
những hiểu biết ban đầu về môi trường và có ý thức bảo vệ môi trường. Đó chính

liệu có liên quan để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Phục vụ cho
quá trình khảo sát thực trạng trước và sau khi nghiên cứu .
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Phục vụ cho quá trình tổng hợp kết
quả thực trạng và kết quả đạt được sau khi nghiên cứu .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ tuổi mầm non là một hoạt
động mang tính giáo dục cao. Nó đòi hỏi chúng ta phải nhạy bén, linh hoạt, có kế
hoạch, biết tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải để biến chúng thành những
đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ. Để mang lại hiệu quả giáo
dục cao là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho
rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực
lượng giáo dục là: Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Từ lâu nay hoạt động giáo dục về môi trường là một phần quan trọng
không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non và trong những năm học
gần đây nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một trong những nội dung
trọng tâm của nhiệm vụ năm học. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những
thuận lợi và khó khăn sau:
a.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo, tạo điều kiện của Phòng GD & ĐT
Thiệu Hóa và Ban giám hiệu nhà trường.
- Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, tài liệu phục vụ
các hoạt động, quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn,
các tiết kiến tập do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức.

2



Số trẻ
6/46

%
13 %

Biết lao động vệ sinh môi trường

38/46

82,6%

8/46

17,3 %

Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường

41/46

89%

5/46

11 %

Có những hiểu biết về môi trường

39/46



Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường
Biết được nguyên nhân làm sạch môi
trường
Hứng thú tham gia vào các hoạt động
bảo vệ môi trường
Biết phân biệt hành động đúng, sai

3. Các giải pháp – thực hiện:
+ Giải pháp 1: Giúp trẻ hiểu được những khái niệm đơn giản về môi trường
từ đó dạy trẻ có những hành vi phù hợp để bảo vệ môi trường.
Để trẻ có được ý thức bảo vệ môi trường trước tiên giáo viên phải giúp trẻ
hiểu được môi trường là gì? Thế nào là môi trường sạch, môi trường bị ô nhiễm,
nguyên nhân làm cho môi trường bẩn, biện pháp làm cho môi trường sạch. Trong
các hoạt động trong ngày tôi luôn chú trọng việc lồng ghép nội dung về bảo vệ
môi trường, từ đó đưa ra các khái niệm với trẻ một cách tự nhiên hợp lý và đạt
hiệu quả. Ngay từ những ngày học đầu tiên của năm học, tôi đã tiến hành dạy trẻ

3


và đưa ra các khái niệm rất gần gũi với trẻ phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa
tuổi.
Ví dụ 1 : Trong chủ đề “ Trường Mầm Non”
Khi giới thiệu với trẻ về trường lớp tôi đã lồng ghép và cho trẻ hiểu môi
trường của trường mầm non bao gồm: các phòng nhóm, sân, vườn, cống rãnh, các
đồ dùng, đồ chơi của lớp, của cá nhân cô giáo, nhân viên trong trường và trẻ.
Môi trường sạch là các phòng, nhóm lớp trong trường ngăn nắp, sạch sẽ, đủ
ánh sáng, không có bụi, khói, mùi hôi, nấm mốc, trong trường có nhiều cây xanh,

Hay trong hoạt động góc, tôi cho trẻ kể truyện theo tranh và nói cho cô và
các bạn biết con đồng tình với việc làm của bạn nào trong các tranh. Từ đó hình
thành ở trẻ ý thức bảo vệ môi trường không chỉ ở trường lớp mà trẻ còn có ý thức
bảo vệ môi trường ở mọi nơi.
Cho trẻ lựa chọn tranh và kể chuyện theo tranh:
4


Ngoài những câu truyện, bài thơ, bài hát, dựa vào đặc điểm tâm lý trẻ là
thích được trải nghiệm thực tế tôi đã lên kế hoạch cho trẻ trong lớp lao động trực
nhật cuối tuần cùng cô vào thứ sáu hàng tuần và kết quả là trẻ trong lớp rất hứng
thú, hăng say cùng cô và các bạn trong lớp lau dọn vệ sinh trong và ngoài lớp
học để trường lớp luôn sạch đẹp với khẩu hiệu chung của lớp:
“ Trường em, em quý, em yêu
Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên”

5


Các bé đang vệ sinh tủ đồ chơi của lớp

Thứ sáu bé lại cùng nhau lau lá cho cây
Ví dụ 2: Trong chủ đề “ Nghề nghiệp”
Trẻ tìm hiểu về các nghề trong xã hội, tôi đã cho trẻ biết đến những nghề đã
bảo vệ môi trường và xây dựng nên một môi trường trong lành và sạch đẹp đó là
nghề trồng rừng, trồng cây cảnh , chăm sóc công viên cây xanh , chăm sóc
6


vườn thú , bác sỹ thú y , công nhân môi trường đô thị... Trẻ biết được công

Bé ơi!
Bé này,bé ơi
Đừng chơi đất cát
Hãy vào bóng mát
Khi trời nắng to
Sau lúc ăn no
Đừng co chân chạy

Mỗi sáng ngủ dậy
Rửa mặt đánh răng
Sắp đến bữa ăn
Rửa tay đã nhé
Bé này, bé ơi.

* Với chủ đề “Gia đình của bé”:
Tập quét nhà
Cái chổi lúa
Gần đến xa
7


Dựng góc nhà
Theo em ra
Và đi quét
Mẹ dặn trước
Quét trong ra

Sân sạch bóng
Dù bụi đọng
Rác ngổn ngang

Mau mau nhặt
Chú Vịt tôn
Mang tận nơi
Đứng bên đường
Vịt tôn xơi
Kêu “ rác, rác”
Ao gợn sóng
Này vỏ chuối
Vịt bầu bơi
Ta vừa bóc
Đường sạch bóng
Kìa mảnh giấy
Vịt tôn cười!
Sáng gói xôi
* Với chủ đề “ Nước và hiện tượng thiên nhiên”:
Tâm sự của bức tường

8


Muốn nói với bé
Đôi lời tâm sự:
Bé ơi! nhớ nhé
Đừng làm xấu tôi

Tôi muốn sạch sẽ
Như khuôn mặt bạn
Xin đừng bôi bẩn
Sẽ làm xấu tôi.


điểm của thời tiết, gió lợi ích và tác hại của gió, nắng và mặt trời có lợi ích và tác
hại gì, các biện pháp phòng tránh. Nguyên nhân và tác hại của bão lũ và cách
chống lũ lụt là trồng cây gây rừng, khơi thông dòng chảy, không đổ rác thải
xuống ao, hồ, sông…
Trong hoạt động góc:
9


* Góc thiên nhiên: Tổ chức cho trẻ trồng và chăm sóc các loại cây, cho trẻ
gieo hạt trồng cây, trồng rau, tưới cây, xới đất cho cây, lau rửa lá sạch bụi, làm cỏ,
vun gốc cây trong chậu cảnh. Đây chính là việc làm tốt cho môi trường và hình
thành lòng tự hào ở trẻ khi được góp công sức của mình vào việc làm cho môi
trường xanh, sạch, đẹp.
Hình ảnh các bé chăm sóc cây xanh trong góc thiên nhiên

Cô giáo căn dặn trẻ trong giờ ăn, các bé luôn ăn hết xuất và không làm rơi vãi
thức ăn
Trong hoạt động nêu gương cuối tuần: Đưa nội dung giáo dục trẻ có ý
thức bảo vệ môi trường vào tiêu chuẩn bính xét bé ngoan, từ đó giaó dục trẻ học
tập theo gương bạn tốt. Và sau giờ nhận xét bé ngoan tổ chức cho trẻ cùng cô vệ
sinh môi trường cuối tuần như: Cho trẻ lau dọn tủ đồ chơi, lau đồ dùng đồ chơi,
lau cửa, xếp đồ dùng ngăn nắp, nhặt rác thu gom lá ở sân trường.
Khi được làm thường xuyên những công việc này ý thức bảo vệ môi trường
của trẻ được nâng lên một cách rõ rệt, và hình thành ở trẻ những nề nếp thói quen
tốt.
+ Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ thu gom đồ đã qua sử dụng làm đồ đùng
đồ chơi.
Hiện nay trong cuộc sống hiện đại những đồ dùng một lần, những đồ hộp
đựng thực phẩm được sử dụng nhiều, và từ đó tạo ra một khối lượng rác thải
khổng lồ đó là giấy nilon, chai nhựa, giấy gói quà, hộp nhựa đựng thực phẩm, hộp

sản phẩm tự tay mình tìm nguyên vật liệu và tạo ra trẻ rất hứng thú và kết quả
trên trẻ đạt cao.
+ Giải pháp 5: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Đây là biện pháp không thể thiếu khi giáo dục trẻ, giáo viên cần tuyên truyền tới
phụ huynh nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và lợi ích của việc giáo
dục trẻ bảo vệ môi trường. Để từ đó phụ huynh phối hợp cùng giáo

12


viên dạy và rèn trẻ các nề nếp thói quen, ý thức bảo vệ môi trường như dọn
dẹp nhà cửa cùng bố mẹ, biết vứt rác đúng nơi quy định, không ngắt lá bẻ cành,
biết chăm sóc vật nuôi cây trồng, biết cất đồ dùng đúng nơi quy định, biết lao
động tự phục vụ.
Để dạy trẻ làm tốt được điều này giáo viên tuyên truyền và cung cấp các tài
liệu ở góc cha mẹ cần biết để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn con em tại nhà
đồng thời trong buổi họp phụ huynh nhắc nhở va tuyên truyền tới phụ huynh cùng
chung tay bảo vệ môi trường, hãy là tấm gương sáng để con em mình noi theo.
Làm tốt công tác vận động phụ huynh khuyên góp các nguyên vật liệu đã
qua sử dụng để giáo viên tận dụng hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ dùng đồ chơi
đồng thời phát động phụ huynh ủng hộ cây xanh và tham gia vào đợt phát động
Tết trồng cây.

Bảng tuyên truyền của lớp
Tôi xây dựng thông điệp dạy trẻ và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh
trong việc bảo vệ môi trường.

13


Trồng, chăm
sóc và bảo vệ
cây

Không xả rác,
phóng uế, khạc
nhổ bừa bãi

Tiết kiệm
năng lượng

Sử dụng tiết
kiệm và lâu bền
các vật dụng, đồ
dùng cá nhân để
hạn chế thải rác

Ở lớp tôi đã xây dựng những nguyên tắc bảo vệ môi trường để cô và cháu cùng
thực hiện và tuyên truyền tới các bậc phụ huynh:
Sử dụng giấy viết một cách khôn ngoan: Tận dụng cả hai mặt giấy.
Bảo vệ sự trong sạch của ao, hồ, sông ngòi, và bãi biển, bằng cách tuyệt
đối không vứt rác xuống các thủy vực ấy.
Hết sức tiết kiệm năng lượng: Luôn chú ý tắt đèn khi không còn dùng đến
nữa.
Nên giữ để tái sử dụng các bao bì chứa hàng cũ.
Tiết kiệm nước: Nhớ khóa vòi nước sau khi sử dụng.
Có ý thức chăm sóc cây cối và bảo vệ cây khỏi bị phá hoại.
Không vứt rác ra nơi công cộng.
Thường xuyên đọc sách báo, xem tivi về nội dung bảo vệ môi trường và
góp phần phổ biến đến nhiều người khác những hiểu biết mà mình thu nhân

Số trẻ
0
0

%
0%
0%

46/46

100 %

0

0%

Có những hiểu biết về môi trường

44/46

95.6 %

02/46

4.4 %

Biết được nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường

45/46

01/46

2.2 %

Biết lao động tự phục vụ
Biết lao động vệ sinh môi trường
Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi
trường

Hứng thú tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trường
Biết phân biệt hành động đúng, sai

III . KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Khi giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, nhìn trẻ của mình hăng say với
những công việc bảo vệ môi trường, và luôn có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi
trường tôi cảm thấy rất vui. Tôi hy vọng rằng những mầm non của đất nước sẽ
làm chủ được tương lai.
Là một giáo viên mầm non, tôi hy vọng trẻ của mình sẽ phát triển toàn
diện, được sống và học tập trong một “ Ngôi nhà xanh”.
Để đạt được kết quả như mong muốn tôi nhận thấy, là một giáo viên khi đến lớp
phải có sự say mê trong giảng dạy, phải quan tâm đến trẻ. Dạy trẻ ở mọi lúc mọi
nơi, thực sự yêu nghề, có tâm huyết với công việc của mình. Giáo viên phải luôn
trau dồi kiến thức. Luôn có sự học hỏi, tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm và tìm hiểu
tâm sinh lý của trẻ. Ở từng lứa tuổi, giáo viên phải biết nắm bắt và

15



Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
tôi viết, không sao chép nội dung của
người khác
Người viết sáng kiến

Trần Thị Yến
Nguyễn Thị Lan

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tài liệu khoa học môi trường của tác giả Lê Văn Khoa.
Môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng, gây nên sự mất cân bằng sinh thái,
cạn kiệt nguồn tài nguyên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế
giới có hơn 22 vạn người chết vì các bệnh tật do nguồn nước bị ô nhiễm và môi
trường mất vệ sinh gây ra.
[2]. Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường của tác giả Lê Xuân Hồng.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm,
từ lứa tuổi mầm non giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống
của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết từ đó biết cách
sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể
và trí tuệ.
[3]. Mục tiêu nội dung phương pháp GDBVMT và trách nhiệm của giáo
viên nhằm thực hiện công tác GDBVMT trong trường mầm non. Tại địa chỉ: Tìm
tài liệu việt nam.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất, những cơn
sóng thần là mất mát và thiệt hại về tiền của và con người, ảnh hưởng đến kinh tế
và khả năng phục hồi sau những thiên tai ấy là rất lớn. Đứng trước tình trạng này,

trường Mầm non Thiệu Vũ, năm học
2

2004 - 2005
Biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6

Phòng

tuổi học tốt môn môn văn học ở

GD-ĐT

C

2005-2006

trường Mầm non Thiệu Vũ, năm học
2005 - 2006
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Nghành cho đến thời điểm hiện tại.
.....................................................................
Xác nhận của Hiệu trưởng

Trần Thị Yến

MỤC LỤC
18


STT


Phương pháp nghiên cứu.

2

II

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

1

Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2

2

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

2

Một giải pháp thực hiện.

3

3

Giải pháp 1: Giúp trẻ hiểu được những khái niệm đơn giản về môi

2

Kiến nghị.

17

3

Tài liệu tham khảo.

18

4

Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng
GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao đánh giá đạt từ loại C trở
lên.

19

4
III

11

19





Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status