Đồ án nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng các công trình giao thông - Pdf 44

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trên thế giới, tại các cuộc chiến tranh hiện đại ngày nay thì việc cơ động
quân vừa đáp ứng phòng thủ vừa bảo đảm tiến công là một bài toán khó. Bất cứ
một quốc gia nào trong các phương án tác chiến của mình đều cần một mạng
lưới đường cơ động tối ưu. Mạng lưới đường cơ động này cần bảo đảm khai
thác tốt cho mọi loại phương tiện quân sự, nó phải có tính cơ động cao, tính bí
mật và ngụy trang, nghi trang tốt. Ngoài ra trong thời bình nó cũng cần có tính
kết nối trong các hoạt động GTVT để phát triển kinh tế.
Lãnh thổ Việt Nam trải dài theo hình chữ S với bờ biển giáp với biển
Đông rộng lớn là một điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước nhưng
cũng là thách thức cho chúng ta trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ trong tình
hình hiện nay. Quân đội Việt Nam với quá khứ hào hùng luôn vững tin bước tới
tương lai cùng đất nước, cho nên tuy thời bình chúng ta luôn có các phương án
tác chiến để bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Một trong những yếu tố để đáp ứng tác chiến trong thời bình hay trong
thời chiến là chúng ta đã, đang và sẽ xây dựng hệ thống mạng lưới đường giao
thông quân sự bảo đảm tốt nhất sự đáp ứng với các phương án tác chiến.
Thực tế ở nước ta trong thời gian vừa qua Đảng và Chính phủ cũng như
Bộ Quốc Phòng đã chú trọng quan tâm đến điều này nó được thể hiện qua các
chủ trương chính sách đầu tư các tuyến đường lớn trên toàn quốc: Tuần tra biên
giới, Trường Sơn Đông, đường vào đồn, đường TB1, các đường vào các kho,
doanh trại quân đội...
Theo yêu cầu nhiệm vụ và phương án tác chiến thì mỗi tuyến đường có
các yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn thiết kế, thi công khác nhau và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Do vậy việc bảo đảm chất lượng xây dựng cho mỗi tuyến đường
cần phải có sự nghiên cứu đánh giá một cách khoa học.

1



QUÂN ĐỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO
THÔNG
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÁC
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG QUÂN SỰ
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY
DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG QUÂN SỰ TRONG QUÂN ĐỘI.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

CHƯƠNG I.
3


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG
TRONG QUÂN ĐỘI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Một vài khái niệm về giao thông vận tải (GTVT).
Giao thông: Theo nghĩa rộng có thể hiểu là sự thông tin, liên hệ, liên lạc đi
lại bằng mọi hình thức. Theo nghĩa hẹp sử dụng hình thức liên hệ bằng phương
tiện: Xe cộ, súc vật, thuyền tàu ....gọi là giao thông vận tải.
Giao thông đô thị (GTĐT): Là mọi hoạt động đi lại của con người, của
các phương tiện chuyên chở trên các hệ thống mạng lưới đường và toàn bộ các
hệ thống phục vụ quản lý khai thác đi kèm, trong một đô thị hay trong một thành
phố. Như vậy khái niệm giao thông đô thị phải được hiểu theo nghĩa là toàn bộ
hệ thống giao thông vận tải trong đô thị, sau đây gọi tắt là hệ thống GTĐT.
Giao thông đối ngoại: Là giao thông từ đô thị với bên ngoài đô thị và

Vận chuyển hành khách công cộng: Là loại hình vận chuyển trong đô thị
có thể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư một cách,
thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn định
trong từng thời kỳ nhất định. Ở Việt Nam theo về vận hành khách công cộng
trong các thành phố của Bộ GTVT thì "VTHKCC là tập hợp các phương thức,
phương tiện vận chuyển hành khách đi lại trong thành phố ở cự ly < 50km và có
sức chứa > 8 hành khách.
Giao thông cá nhân: Bao gồm các loại vận chuyển hành khách không phải
là VCHKCC gồm đi bộ, xe đạp, xe máy và xe khác dưới 8 hành khách.
Vận tải Taxi: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng có sức chở dưới 8
hành khách và phục vụ khối lượng vận chuyển nhỏ.
Vận tải xe buýt: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng có sức chở lớn
hơn 8 hành khách và phục vụ khối lượng vận chuyển lớn.
Vận tải xe buýt nhanh: Là loại hình VCHK phục vụ công cộng xe buýt có
tốc độ hành trình và mức độ phục vụ hành khách nhanh hơn.
1.1.2. Một số luận giải về các tuyến đường giao thông quân sự (GTQS)
5


Đường giao thông Quân sự là các tuyến đường phục vụ cho công việc cơ
động quân và các phương tiện, thiết bị quân sự đáp ứng được các yêu cầu nhiệm
vụ của Quân đội trong thời bình và thời chiến. Đường cơ động QS được chia là
2 loại: Đường đặc thù QS và đường lưỡng dụng (các tuyến phục vụ cho Quốc
phòng – Kinh tế kết hợp).
Đường đặc thù quân sự: Là các tuyến đường phục vụ cho cơ động quân,
thiết bị quân sự thời bình cũng như thời chiến bảo đảm các hoạt động quân sự và
tác chiến của quân đội trong mọi tình huống.
Đường lưỡng dụng: Là các tuyến đường giao thông, dân sinh... phục vụ
cho các hoạt động kinh tế xã hội nhưng trong thời bình có thể phục vụ cho các
hoạt động Quốc phòng: hành quân dã ngoại, cơ động phương tiện huấn luyện,

cách tốt nhất như bán kính cong, độ dốc, kết cấu mặt đường.
Do vậy, khi chuẩn bị cho các phương án hành quân, diễn tập hay huấn
luyện cần phải khảo sát trước thực trạng tuyến, vị trí tuyến, sức chịu tải của kết
cấu mặt, các thông số hình học tuyến, các công trình trên tuyến… để bảo đảm
các phương tiển vận tải đường bộ quân sự có thể lưu thông tốt.
- Đặc điểm của các tuyến đường cơ động trong thời chiến
Khi chiến tranh xảy ra, đặc biệt với các cuộc chiến tranh với vũ khí công
nghệ cao hiện nay thì với các tuyến đường trọng yếu, các tuyến huyết mạch hiện
có sẽ bị địch tập kích, đánh phá để cắt đứt sự di chuyển quân và phương tiện.
Khi đó phải sử dụng các tuyến đường bí mật đã được chuẩn bị trong các phương
án tác chiến, các tuyến đường này thi công một phần hoặc toàn bộ từ thời bình.
Các tuyến đường quan trọng hầu hết đều đã được thi công toàn bộ hoặc từng
7


phần và phải được ngụy trang giữ bí mật. Khi tác chiến các máy chuyên dụng sẽ
được đưa vào để gỡ bỏ lớp ngụy trang và đưa tuyến đường vào sử dụng. Mặt
khác có thể dùng các phương án ngụy trang, nghi trang để tạo ra các tuyến khác
đánh lừa địch nhằm bảo đảm thấp nhất sự phá hoại tuyến cơ động chính.
Cấp, hạng, chất lượng của các tuyến đường cơ động phụ thuộc vào các
phương án tác chiến ví dụ tấn công hoặc phòng thủ, phụ thuộc vào tuyến đường
phục vụ cho cấp chiến lược, chiến dịch hay chiến thuật.
Về đặc điểm kỹ thuật, do đã xác định được vị trí tuyến, kết cấu mặt đường,
các loại xe vận tải di chuyển trên tuyến nên sẽ thiết kế các yếu tố hình học, các
đặc tính kỹ thuật bảo đảm đáp ứng được cho các loại xe.
Về một số yêu cầu đặc thù quân sự khác: Tuyến cơ động phải bảo đảm tốt
nhất về điều kiện tác chiến là thời gian xe di chuyển là nhanh nhất, địa hình bảo
đảm để có thể triển khai tuyến vừa ngắn nhất vừa bảo đảm được các yếu tố hình
học, chịu lực theo các yêu cầu của xe quân sự.


phương tùy theo nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu cần phải vận chuyển đến mặt trận
hoặc cung cấp cho các đơn vị cơ sở. Đồng thời với hàng hóa cần chuyển ra phía
trước còn phải chuyên chở trang thiết bị thu hồi của địch và thương binh về phía
sau. Vì vậy hệ thống đường cơ động giữ một vai trò trọng yếu, không thể thiếu
và là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của phương án tác chiến trong
chiến tranh hiện đại ngày nay.
1.2.2. Hiện trạng và quy hoạch các tuyến đường giao thông quân sự
Đường giao thông quân sự là các tuyến đường phục vụ cho công việc cơ
động quân và các phương tiện, thiết bị quân sự đáp ứng được các yêu cầu nhiệm
9


vụ của Quân đội trong thời bình và thời chiến. Đường giao thông quân sự là đối
tượng nghiên cứu trong nhiệm vụ này được chia là 2 loại: Đường đặc thù quân
sự và đường lưỡng dụng (các tuyến phục vụ cho Quốc phòng – Kinh tế kết hợp).
Trong nghiên cứu của tác giả tập trung vào các tuyến đường chủ yếu sau: Đường
Tuần tra biên giới, đường Trường Sơn Đông và một số tuyến đặc thù khác.
a) Đường Tuần tra biên giới
Xây dựng hệ thống đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) là một chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước. Bộ Quốc phòng xác định đây là nhiệm vụ chính trị
hết sức quan trọng mà Bộ Quốc phòng được Đảng, Chính phủ tin tưởng giao
cho Quân đội tổ chức triển khai thực hiện. Công trình trọng điểm này có vị trí
đặc biệt quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới Quốc
gia, bảo đảm cơ động lực lượng, trang bị, phương tiện khi có tình huống tác
chiến xảy ra, góp phần củng cố Quốc phòng, an ninh, tạo điều kiện phát triển
kinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân các khu vực trên các tuyến
biên giới.
Ngày 14/3/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 313/QĐ-TTg về
việc phê duyệt “Đề án Quy hoạch xây dựng hệ thống đường TTBG đất liền trên
phạm vi toàn quốc giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo”.

(Nguồn: Ban quản lý dự án 47/BTTM)
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 313/QĐ-TTg
ngày 14/3/2007, Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng đường
TTBG và đường Trường Sơn Đông do đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm
Trưởng Ban chỉ đạo; Các Quân khu, Quân chủng, Binh chủng, Bộ đội Biên
phòng, Quân đoàn, Tư lệnh các Binh đoàn 11, 12, 15, 16 và Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện. Giai đoạn 2006-2010 theo kế
hoạch, Bộ Quốc phòng triển khai thực hiện 2.070 km (gồm 56 dự án thành phần)
theo Quyết định số 313/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng chiều dài tuyến: 10.196 km cần làm mới và nâng cấp trên khu vực
12


biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia.
Tính đến hết năm 2013 hệ thống đường TTBG sẽ đạt được 2.016km/ 10.196km,
xây dựng được 20%. Giai đoạn 2011-2015 sẽ XD 1.200 km (mở mới: 876 km;
nâng cấp: 324 km). Công tác quy hoạch tuyến đường TTBG giai đoạn 20112020 đã hoàn tất và dự kiến triển khai trong năm 2016.
b) Đường tác chiến ven biển
Trong tình hình chính trị và tình hình Biển Đông đang diễn ra hết sức phức
tạp như hiện nay thì việc phòng thủ và bảo vệ lãnh hải, các quần đảo, các đảo là
vô cùng quan trọng. Phối hợp các quân binh chủng như Hải quân, Không quân,
Biên phòng thì các quân khu cũng có thế trận bảo vệ bờ biển và các đảo ven bờ.
Trên thế trận đó là hệ thống các trận địa phòng không, phòng thủ khu vực của
các đơn vị chiến đấu, đi kèm theo đó là một số các tuyến đường tác chiến ven
biển. Thực tế tại các tỉnh ven biển Quân khu 5 và Quân khu 9 cho thấy đa phần
hiện nay các tuyến cơ động ven biển tận dụng các tuyến giao thông hiện có phục
vụ cho huấn luyện và cơ động thiết bị. Một số tuyến quân sự đặc thù là các
tuyến nhỏ lẻ và là đường cấp thấp phục vụ cho cơ động các đơn vị quân đội ven
biển.
Đối với các tuyến đường giao thông ven biển thì vừa phục vụ phát triển

14


với hệ thống đê biển và hệ thống đường phòng thủ ven biển nhằm tạo thuận lợi
trong xử lý các tình huống ứng phó với thiên tai và tăng cường củng cố quốc
phòng, an ninh khu vực.
c) Đường tác chiến trên đất liền
Mạng lưới các tuyến đường tác chiến trên đất liền thì rất đa dạng và nhiều
cấp hạng đường khác nhau. Có thể là những tuyến đặc thù quân sự và có thể là
những tuyến giao thông lưỡng dụng. Với những tuyến đặc thù quân sự thì nó
phụ thuộc vào từng khu vực và từng kịch bản tác chiến khác nhau.
Ví dụ như hình 1.7 dưới đây cho thấy việc quy hoạch các tuyến cơ đông
quân sự cho tỉnh Sơn La khu vực Tây Bắc theo kịch bản phòng thủ khu vực tỉnh
với ba hướng đánh của địch.

Hình 1.7. Kịch bản tác chiến phòng thủ khu vực tỉnh Sơn La
Trên cơ sở kịch bản phòng thủ đã có chúng ta sẽ quy hoạch được mạng
lưới các tuyến giao thông quân sự phù hợp với phương án tác chiến và có xét
đến các yếu tố cho xe quân sự và thời gian cơ động, phương an ngụy trang..
Trên mạng lưới đường đã quy hoạch chúng ta sẽ có phương án tận dụng
các tuyến sẵn có, mở mới các tuyến khi xảy ra chiến tranh, nghi trang một số
15


tuyến để đánh lừa địch.

Hình 1.8 Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ tỉnh Sơn La
Ngoài ra với các tuyến đường lưỡng dụng, tận dụng các tuyến giao thông
sẵn có chúng ta có thể thấy trong quy hoạch của Bộ giao thông vận tải. Một số
quy hoạch các tuyến giao thông.

đường biên không quá 1.000 mét. Nó cũng là con đường chạy qua những vùng
thưa vắng dân cư, xe chạy cả ngày có khi không thấy một nóc nhà, không gặp
một bóng người dân. Do đó, dự án còn phải mở thêm hệ thống đường ngang,
khoảng 200km có một con đường nhánh nối quốc lộ hoặc tỉnh lộ với đường
TTBG. Trước mắt, những nhánh này làm đường công vụ, phục vụ vận chuyển
vật liệu thi công; về lâu dài, nó trở thành đường dân sinh, phục vụ đồng bào dân
17


tộc thiểu số miền núi.
Sau 5 năm, đường tuần tra biên giới đã có chiều dài gần 2.000 kilômét và
quan trọng hơn là nó đi qua những đoạn khó khăn nhất, kể cả đỉnh dãy Trường
Sơn. Trong số 56 dự án đã triển khai có 32 dự án có tổng chiều dài tuyến 1.542
km theo tiêu chuẩn đường Tuần tra biên giới. Các dự án này dự kiến hoàn thành
vào năm 2013. Khi đó, hệ thống đường tuần tra biên giới sẽ thông được 2 tuyến,
tuyến 1 từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) đến cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) dài
khoảng 215 km; tuyến 2 từ Kon Tum đến Gia Lai dài khoảng 550 km.
Quy hoạch chi tiết xây dựng đường tuần tra biên giới giai đoạn 2011-2020
sẽ mở mới và nâng cấp khoảng 1.700km, tập trung cho tuyến biên giới Tây
Nguyên và Tây Nam Bộ. Địa bàn quy hoạch sẽ gồm 17 tỉnh biên giới đất liền:
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh
Hóa, Quảng Nam, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang.
Đường Trường Sơn Đông:
Đường Trường Sơn Đông xuất phát từ Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam nối với đường Hồ Chí Minh tại Km245 +950 (lý trình
đường Hồ Chí Minh) đi qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia
Lai, Phú Yên, Đắclăk và kết thúc tại thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng, chiều dài
toàn tuyến khoảng 671Km.
Trước các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế và giữ vững quốc phòng



trái phiếu Chính phủ, do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.
Tuyến đường được nâng cấp cải tạo từ đường nông thôn loại A thành
công trình có quy mô chủ yếu: 76km đường chính thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 5
miền núi rộng 5,5m, với 2 đoạn mở rộng thuộc trung tâm xã Mường Nhà và Phu
Luông thiết kế theo chuẩn đường đô thị rộng 25m; tuyến nhánh đi Sốp Cộp (Sơn
La) dài 4,8km thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 6 miền núi rộng 3,5m
+ Dự án đầu tư xây dựng QL279 đoạn nối QL3 với QL2 thuộc địa bàn hai
tỉnh Bắc Kạn và Tuyên Quang sẽ thông tuyến vào cuối năm nay. Tuyến đường
vành đai 2 biên giới (QL279) được nối thông không chỉ thúc đẩy phát triển KTXH cho khu vực miền núi phía Bắc mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
công tác đảm bảo an ninh quốc phòng. Dự án được xây dựng theo quy mô
đường cấp IV miền núi, tốc độ thiết kế 40km/h. Tổng mức đầu tư của dự án
được phê duyệt điều chỉnh ngày 26/4/2013 là 1.529,4 tỷ đồng.

Hình 1.11. Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ Nam Bộ

20


Hình 1.12. Quy hoạch tuyến giao thông khu vực phòng thủ
Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
1.2.3. Một số khó khăn khi xây dựng và mức độ đáp ứng của các tuyến
giao thông quân sự.
Trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đường giao thông quân sự
gặp phải một số các khó khăn nhất định.
1. Khó khăn về đường biên mốc giới: Tuyến biên giới Việt - Lào đang được
tăng dày, tôn tạo cột mốc; tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đang trong quá
trình phân giới cắm mốc, một số khu vực chưa được phân định. Việc xác định
biên giới ngoài thực địa có nhiều khó khăn, một số khu vực địa hình phức tạp,

địa hình đồi núi hiểm trở (rừng núi khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây
Nguyên), chỗ thì địa chất yếu (khu vực Nam Bộ) do đó việc xây dựng các tuyến
đường chịu rất nhiều tác động ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
9. Chất lượng xây dựng các tuyến đường giao thông quân sự vẫn còn nhiều
yếu kém, thực trạng thi công trên các tuyến cho thấy chất lượng xây dựng cần
phải được nâng cao để bảo đảm khai thác các tuyến đường.
Theo [1] cho thấy:
22


Các tuyến dành riêng cho các hoạt động quân sự và tác chiến cả ven biển
lẫn trên đất liền hiện đang tận dụng nhiều đường giao thông hiện hữu.
Bốn khu vực điều tra đề cho thấy kết quả mức độ đáp ứng của các tuyến
đặc thù quân sự ở mức trung bình và kém, mức độ kém tập trung nhiều vào khu
vực Tây Bắc và Tây Nguyên.
Chiều dài các tuyến quân sự đặc thù trên đất liền (không tính đường TTBG
và Trường Sơn Đông) không có tuyến nào quá 50km.
1.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình giao thông
1.3.1. Khái niệm về chất lượng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình
"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa
về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
+ “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (theo Juran - một Giáo sư
người Mỹ) [3].
+ “ Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”
(theo Giáo sư Crosby) [3].
+ " Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
(theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa) [3].
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan
điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được

ngũ công nhân kỹ sư xây dựng.
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có
thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào
khai thác sử dụng.
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư
phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà đầu tư thực
24


hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát thiết kế, thi
công xây dựng…
- Vấn đề môi trường cần chú ý ở đây không chỉ từ góc độ tác động của dự
án tới các yếu tố môi trường mà cả tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động
của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng công trình được mô tả tại
hình 1.13 dưới đây, chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an
toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có
chứa đựng yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: Một công trình quá an toàn, quá chắc
chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất
lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũng
không thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có được chất lượng công
trình xây dựng như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố
cơ bản nhất là năng lực quản lý (của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực
của các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng.
Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gia
luật hóa với nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã
hội, lợi ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do
các chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng (chủ đầu tư và các
nhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát.


25



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status