Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh) - Pdf 45

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH TÙNG

TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
(Trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)
Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tung hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ TRANG VÂN

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Tùng

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

KCX, KCN

Khu chế xuất, khu công nghiệp

BLHS

Bộ luật hình sự

TNHS

Trách nhiệm hình sự

ĐTPCTP

Đấu tranh phòng chống tội phạm

TAND

Tòa án nhân dân

PLHS

Pháp luật hình sự


Viện kiểm sát nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

HTND

Hội thẩm nhân dân

HĐXX

Hội đồng xét xử


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số TT

Tên bảng

Trang

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................2
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
...........................................................................................................................2
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo

hoạt động là dân từ nơi khác đến chứ không phải trong địa bàn thực hiện.
Thực tiễn cho thấy hiệu quả công tác phòng ngừa và đấu tranh chống
1


tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM còn rất hạn chế. Công tác
phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này còn yếu kém, sự phối hợp giữa
các lực lượng, các ngành chưa đồng bộ, chưa chặt chẽ.
Một vấn đề nữa là ý thức tự bảo vệ tài sản của mình và tham gia bảo vệ
tài sản của người khác trong nhân dân còn yếu. Các cơ quan, xí nghiệp, tổ
chức kinh tế tuy có điều kiện về tài chính nhưng công tác bảo vệ tài sản còn lơ
là mất cảnh giác, ít quan tâm trong việc trang bị các phương tiện khoa học kỹ
thuật để phục vụ cho việc phòng chống tội trộm cắp. Số đối tượng bị phạt tù
sau khi mãn hạn tù để hoà nhập cộng đồng còn chưa được quản lý chặt chẽ,
do đó tỷ lệ tái phạm là rất cao.
Trong thời gian qua, Công an TP. HCM cũng đã đề ra nhiều kế hoạch
theo chuyên đề như phòng ngừa đấu tranh chống trộm xe gắn máy, chống
trộm két sắt trong cơ quan; phòng chống trộm cắp tài sản trong nhà dân,
phòng chống trộm cắp tài sản của người nước ngoài… nhằm đấu tranh ngăn
chặn tội phạm này, nhưng chưa thực sự có kết quả đáng kể.
Mặt khác, Bộ luật hình sự hiện hành còn nhiều bất cập chưa phát huy
hiệu quả trong việc xử phạt có tính chất răn đe tội phạm, làm cho tình hình tội
trộm cắp tài sản ngày càng nhiều hơn.
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tội trộm cắp tài sản không phải là mới
nhưng lại luôn thời sự bởi đây là tội phạm có tính chất phổ biến trong thực tiễn.
Hơn nữa, với mỗi địa bàn, tình hình tội phạm và công tác xử lý của các cơ quan
chức năng cũng có những đòi hỏi, yêu cầu khác nhau. Chính vì thế, Tác giả
chọn đề tài “Tội trộm cắp tài sản theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở
các số liệu địa bàn TP. HCM)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ với mục đích trên
cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác xử lý tội phạm này tại một địa

Luận án Tiến sĩ luật học về “Tội trộm cắp tài sản và đấu tranh phòng
chống tội phạm này ở Việt nam” của Hoàng Văn Hùng (Bộ tư pháp năm
2007) đã nghiên cứu tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt nam, phân

3


tích thực trạng nguyên nhận và điều kiện của tội phạm này, có những giải
pháp để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm (ĐTPCTP)
trộm cắp tài sản.
Liên quan đến tội trộm cắp tài sản, có một số tác giả viết trên tạp chí
chuyên ngành như: Lê Văn Luật “Lắp đặt sử dụng thiết bị viễn thông trái
phép để thu tiền cước điện thoại đã có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản”
(Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND) số 11 năm 2004), Dương Tuyết Miên
“Truy cứu TNHS đối với Lê Tuấn theo khoản 1 Điều 138 BLHS” (Tạp chí
TAND số 2 năm 2005).
Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học, song các công trình
nghiên cứu đó hoặc là về các tội xâm phạm sở hữu nói chung hoặc là tập
trung về mặt đấu tranh phòng chống tội phạm (ĐTPCTP), rất ít các công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu về tội trộm cắp tài sản tại địa bàn TP. HCM theo
pháp luật hình sự (PLHS) năm 1999. Vì vậy, thông qua việc nghiên cứu Luận
văn này chúng tôi đi sâu tìm hiểu toàn diện về tội trộm cắp tài sản, kế thừa
những nội dung đã được tiếp cận từ các công trình nghiên cứu khoa học của
các tác giả trước đây, các tài liệu trên tạp chí chuyên ngành, qua báo chí …
tìm ra những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm, những vấn đề cơ bản
về TNHS của người phạm tội, đồng thời phát hiện những điểm bất hợp lý
trong các quy định đó, đưa ra ý kiến cá nhân nhằm hoàn thiện quy định pháp
luật về tội trộm cắp tài sản.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là tại TP. HCM.
- Về thời gian: Các dữ liệu lịch sử được tiếp cận nghiên cứu từ khi
thành lập nước năm 1945. Các số liệu thực tiễn của đề tài nghiên cứu trong
phạm vi thời gian là từ 2008 đến 2012.

5


5. Giả thuyết khoa học
Trước tình hình phát triển kinh tế đi đôi với việc phát sinh tội phạm xảy
ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, việc đấu tranh phòng chống
tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM còn nhiều bất cập. Vì vậy, nếu đề
xuất được các giải pháp mang tính khoa học và khả thi thì sẽ góp phần hoàn
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống Tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn TP. HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật của Triết học Mác
- Lê nin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng chống
tội phạm, các đạo luật và văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến phạm
vi nghiên cứu đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong Luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật,
các công trình nghiên cứu, các tài liệu khác có liên quan đến Tội trộm cắp tài
sản và công tác phòng chống loại Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM.
- Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp các tài liệu, số liệu phản
ảnh hoạt động phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM,
- Phương pháp điều tra điển hình: nghiên cứu sâu một số vụ án điển
hình cho từng loại phương thức, thủ đoạn gây án. Từ đó rút ra những kết luận

phòng chống tội trộm cắp tài sản trong thời gian tới.
- Luận văn là tài liệu tham khảo tốt cho quá trình nghiên cứu, giảng
dạy và học tập cho sinh viên, học viên chuyên ngành luật tại các cơ sở đào
tạo có liên quan.

7


9. Cấu trúc Luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của đề tài cấu trúc gồm 3 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề chung về Tội trộm cắp tài sản
- Chương 2. Quy định về Tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam
hiện hành và thực tiễn xử lý Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. HCM giai
đoạn 2008 - 2012.
- Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng
cao hiệu quả đấu tranh phòng chống Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn TP.
HCM.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
1.1. Khái niệm Tội trộm cắp tài sản
1.1.1. Đặc điểm pháp lý của Tội trộm cắp tài sản
Theo từ điển PLHS định nghĩa trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm
đoạt tài sản đang có người khác quản lý [22, 283].
Xét về phương diện lý luận, tội “Trộm cắp tài sản” là một loại tội phạm
có dấu hiệu hành vi khách quan khá đơn giản: “Trộm cắp tài sản là hành vi

“lén lút” chiếm đoạt tài sản có đầy đủ những dấu hiệu này, thiếu một trong
những dấu hiệu đó sẽ không thể hiện được bản chất của sự "lén lút", bởi nếu
làm một việc quang minh thì không bao giờ phải lén lút.
Nói cách khác, "lén lút" là hành vi của một người cố ý thực hiện một
việc làm bất minh, vụng trộm, giấu diếm không để lộ cho người khác biết,
nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của họ.
Tuy nhiên, nếu tất cả các hành vi "lén lút" của tội "Trộm cắp tài sản"
đều được thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm, thì việc nhận biết chúng
sẽ dễ dàng hơn và việc định tội danh cũng sẽ đơn giản hơn. Nhưng bởi thực
tế, hành vi “lén lút” có nhiều cách thể hiện. Có những hành vi lén lút được
thực hiện một cách giấu diếm, vụng trộm (trường hợp che giấu toàn bộ sự
việc phạm tội); nhưng cũng có những hành vi lén lút lại được thực hiện một
cách công khai, trắng trợn không có ý che đậy hay giấu diếm hành vi của
người phạm tội (trường hợp chỉ che giấu hành vi phạm tội đối với chủ tài
sản). Sự công khai ở đây có hai hình thức:
Công khai sự vi phạm pháp luật của hành vi: là trường hợp người
phạm tội chỉ thực hiện việc “lén lút” với chủ tài sản, còn những người xung
quanh, người phạm tội không cần giấu diếm hay che đậy hành vi vi phạm
pháp luật của mình.

10


Công khai thực hiện hành vi, nhưng bản chất chiếm đoạt của hành vi đã
được che đậy: là trường hợp người phạm tội công khai thực hiện hành vi trộm
cắp tài sản, nhưng bản chất tội phạm của hành vi đã được che đậy, nguỵ trang
bằng những thủ đoạn khác nhau.
b) Đặc điểm về chủ sở hữu tài sản bị chiếm đoạt
Chủ sở hữu tài sản mà tội phạm hướng tới để thực hiện hành vi “lén lút”
chiếm đoạt cần làm rõ bao gồm: chủ sở hữu tài sản và người quản lý tài sản.

giao, hay nói cách khác là chưa được sự đồng ý của chủ tài sản.
- Người quản lý tài sản gián tiếp
+ Là người do tính chất công việc nên có trách nhiệm bảo vệ, trông coi,
canh giữ tài sản nhưng không trực tiếp nắm giữ tài sản.
+ Là trường hợp người được giao nhiệm vụ quản lý những tài sản
thuộc quyền sở hữu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước được để ở những nơi
công cộng để phục vụ sinh hoạt đời sống, những công trình phúc lợi…
* Xét về góc độ pháp lý: Có thể chia thành 2 trường hợp: người quản
lý tài sản hợp pháp và người quản lý tài sản bất hợp pháp.
- Người quản lý tài sản hợp pháp
+ Là trường hợp người được chủ sở hữu giao cho quản lý tài sản một
cách hợp pháp; hoặc tuy không phải do chủ sở hữu giao cho nhưng việc sử
dụng, quản lý tài sản được coi là hợp pháp; người được người quản lý hợp
pháp tài sản, giao tài sản cho để trông giữ; hoặc người phát hiện và thu giữ
các tài sản vô chủ, tài sản bị bỏ quên, chôn giấu, chìm đắm… phù hợp với các
điều kiện pháp luật quy định; hay các trường hợp quản lý tài sản theo quyết
định, mệnh lệnh của cơ quan Nhà nước.
- Người quản lý tài sản không hợp pháp
+ Xét về góc độ quyền sở hữu, thì đây là trường hợp chiếm hữu bất hợp
pháp trong quyền chiếm hữu tài sản, trong đó có cả chiếm hữu tài sản bất hợp
pháp ngay tình và không ngay tình. Một số trường hợp sau đây được coi là
người quản lý tài sản không hợp pháp:
12


Người có được tài sản do phạm tội mà có;
Người cố ý mua tài sản do người khác phạm tội mà có;
Người có được tài sản do hành vi gian dối, do vi phạm pháp luật nhưng
chưa đến mức là tội phạm hình sự…
* Về góc độ sự kiện: Ta có thể chia thành 2 trường hợp: Người quản lý

- Không có mặt tại nơi để tài sản;
- Thủ đoạn và phương pháp tinh vi của người phạm tội làm cho chủ tài
sản không biết được việc mình bị mất tài sản;
- Do lâm vào tình trạng không có khả năng để biết, như: bị tai nạn
ngất, bị chết.
d) Đặc điểm về tài sản là đối tượng chiếm đoạt trong Tội trộm cắp tài sản
Theo Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Tài sản bao gồm
vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”. Từ khái
niệm về tài sản này, ta có thể thấy một điều: không phải bất cứ tài sản nào
cũng là đối tượng tác động của tội "Trộm cắp tài sản", có những tài sản mà tội
phạm không thể lấy trộm được, và có những tài sản không được coi là đối
tượng tác động của tội phạm. Cụ thể như sau:
i) Tài sản không phải là đối tượng của Tội trộm cắp tài sản
- Thứ nhất, đó là "quyền tài sản". "Quyền tài sản" là một dạng tài sản
vô hình, không nhìn thấy được, nó gắn liền với quyền nhân thân và cố định
với một chủ thể cụ thể được pháp luật công nhận. Do đó, nó không thể bị dịch
chuyển trái phép, bị chiếm đoạt bởi người khác được, vì về mặt pháp lý,
“quyền tài sản” phải được pháp luật thừa nhận thì mới có giá trị.
- Thứ hai, một số tài sản thuộc loại “bất động sản” có tính chất vật lý cố
định, ví dụ như: đất đai, nhà cửa, ao hồ. Những loại tài sản này không thể là đối
tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” vì không dịch chuyển được chúng.
- Thứ ba, những tài sản sau tuy là động sản, nhưng cũng không thuộc
đối tượng tác động của tội “Trộm cắp tài sản” như:

14


+ Tài sản vô chủ;
+ Tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc;
+ Tài sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản,
tức là khi người chủ sở hữu, quản lý hợp pháp tài sản mất quyền kiểm soát tài
sản của mình.
1.1.2. Định nghĩa Tội trộm cắp tài sản
Như trên đã nêu, Tội trộm cắp tài sản trước tiên phải có đầy đủ những
dấu hiệu đặc điểm cơ bản của Tội phạm nói chung. Do vậy, để xây dựng được
khái niệm Tội trộm cắp tài sản cần xuất phát từ khái niệm tội phạm nói chung
và những đặc điểm riêng của tội trộm cắp đã được phân tích trên, cũng như
đúc rúc từ những nghiên cứu trước đó.
Theo Tiến sĩ khoa học – Giáo sư Lê Cảm cho rằng để đưa ra được khái
niệm tội trộm cắp tài sản, cần khẳng định tội trộm cắp tài sản phải thỏa mãn
đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm, tức là thể hiện ba bình diện với năm đặc
điểm của nó là: bình diện khác quan - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội; bình diện pháp lý – tội phạm là hanh vi trái PLHS; bình diện chủ quan –
tội phạm là hành vi do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực
hiện một các có lỗi [9, 105].
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Hoàng Văn Hùng đưa ra định nghĩa
“Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút lấy tài sản của người khác với mục
đích chiếm đoạt, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thực lỗi cố ý, xâm phạm các quyền
sở hữu được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật” [27, 23].
Đơn giản hơn Tội trộm cắp tài sản được định nghĩa một cách ngắn gọn
“là hành vi lén lút bí mật chiếm đoạt tài sản” [40, 196].

16


Từ các phân tích trên, Tác giả định nghĩa về Tội trộm cắp tài sản như
sau: “Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản xâm
phạm quyền sỡ hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức, Nhà nước do người có

bí mật lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết là
mình đã bị lấy tài sản. Chỉ sau khi bị mất rồi mới biết. Vì vậy, trong cùng
nhóm các tội có hành vi chiếm đoạt như Cướp giật, Lừa đảo chiếm đoạt,
Công nhiên chiếm đoạt, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt thì đặc điểm “lén lút
bí mật” chính là thủ đoạn chiếm đoạt để phân biệt với những tội kia. Tính chất
lén lút thể hiện ở chỗ người phạm tội giấu diếm hành vi của mình, cũng có
nghĩa là đối lập hoàn toàn với công khai, trắng trợn trong giấu hiệu của tội
Cướp giật, khác so với sự ngang nhiên trước mặt người có tài sản trong tội
Công nhiên chiếm đoạt. Lén lút là giấu hiệu của nhiều tội nhưng lén lút chiếm
đoạt tài sản thì chỉ là của Tội trộm cắp.
Tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản", tội "Cướp giật tài sản" và tội
"Trộm cắp tài sản" quy định tại các điều 136, 137, 138 BLHS, đối với các tội
phạm này, hành vi khách quan ban đầu khác nhau, người có hành vi cướp giật
tài sản và công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai, không có ý định
che dấu hành vi đó. Đối với tội cướp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của chủ sở
hữu tài sản, người phạm tội nhanh chóng tiếp cận chủ sở hữu tài sản để chiếm
đoạt và lẩn tránh. Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì công khai, lợi
dụng hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt tài sản.
Cần chú ý là trong các trường hợp trên, nếu người phạm tội đang trong
giai đoạn chiếm đoạt tài sản như vừa cầm được tài sản trong tay người bị hại
thì người bị hại giành giật lại, hoặc đang trong lúc giằng co tài sản mà người
phạm tội đánh, đấm, đâm, chém… người bị hại để chiếm đoạt bằng được tài
sản đó thì lúc này người phạm tội đã dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm
đoạt tài sản và do đó chuyển hoá thành tội "Cướp tài sản". Tuy nhiên trong
trường hợp hành vi phạm tội trên đã hoàn thành, nhưng do bị phát hiện đuổi

18


bắt mà đánh, chém… người bị hại hoặc người đuổi bắt thì đây chỉ là hành

là phạm tội trộm cắp. Tội tham ô nguy hiểm hơn tội trộm cắp vì người có
chức vụ quyền hạn dễ dàng lợi dụng những thuận lợi mà chức vụ quyền
hạn tạo cho để tham ô và cũng dễ dàng lợi dụng những thuận lợi này để che
giấu tội phạm.
Tham ô tài sản trong mọi trường hợp đều là một tội nghiêm trọng, Đối
với tội này không được áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù. Còn tội trộm
cắp tài sản nếu không có tình tiết tăng nặng thì là một tội ít nghiêm trọng.
Đối với Tội tham ô tài sản thì dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm
(CTTP) như sau:
- Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội tham ô tài sản là quan hệ sở hữu tài sản của Nhà
nước, của cơ quan, tổ chức được Nhà nước cấp kinh phí để bảo đảm hoạt
động; hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức nêu trên; tình cảm và lòng tin
đối với Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội...
Đối tượng tác động của tội phạm này là tài sản của Nhà nước, của cơ
quan, tổ chức.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Đó là hành vi
chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà mình đang trực tiếp
hoặc gián tiếp quản lý bằng cách sử dụng chức vụ quyền hạn của mình.
- Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội tham ô tài sản có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi
trở lên (khoản 1 Điều 278) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên (các khoản 2, 3 và 4
Điều 278) có năng lực TNHS và là người có chức vụ, quyền hạn (trực tiếp
hoặc gián tiếp) trong việc quản lý tài sản.
- Mặt chủ quan của tội phạm:

20


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status