Khai thác các giá trị văn hóa thời Nguyễn trong kinh doanh du lịch - Pdf 47

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương I: Các giá trị văn hóa của văn hóa Việt Nam thời kì nhà Nguyễn:
1.
1.1
1.2
1.3
2.

Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, luật pháp thời Nguyễn:
Chính trị
Tình hình kinh tế
Luật pháp.
Các giá trị văn hóa đặc trưng thời Nguyễn:

2.1 Tôn giáo, tín ngưỡng.
2.2 Ẩm thực.
2.3 Lễ hội.
2.4 Các loại hình nghệ thuật truyền thống.
2.5 Kiến trúc
2.6 Khoa học kĩ thuật.
2.7 Trang phục.
Chương II: Khai thác các giá trị văn hóa thời Nguyễn trong kinh doanh du lịch:
1.Lịch sử.
2. Địa lý và địa lý lịch sử.
3.Quần thể di tích cố đô Huế.
4. Bảo vật.
Chương III: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thời Nguyễn
hướng tới du lịch có trách nhiệm.
Chương IV: Kết nối tour du lịch.
KẾT LUẬN.

Niên hiệu
Gia Long
Minh Mạng
Thiệu Trị
Tự Đức

Thời gian
1802 _ 1820
1820 _ 1841
1841 _ 1847
1847 _ 1883

1. Khái quát tình hình chính trị, kinh tế, luật pháp thời Nguyễn
1.1 Chính trị
* Tổ chức bộ máy nhà nước
_ Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
_ Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thànhvà các
Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai
quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là
BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương
quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có
toàn quyền. Đó là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên
ngôi.

3


_ Năm 1831 _ 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả
nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc ,tuần phủ hoạt động
theo sự điều hành của triều đình.

công. Ví dụ như ti Vũ khố chế tạo quản lý nhiều ngành thủ công khác nhau, gồm 57
cục: làm đất, đúc, làm đồ vàng bạc, vẽ tranh, làm ngói, làm đồ pha lê, khắc chữ, đúc
súng, làm trục xe, luyện đồng,... Ti Thuyền chịu trách nhiệm về các loài thuyền công
và thuyền chiến, gồm 235 sở trên toàn quốc. Ngoài ra còn có các ti Doanh kiến, ti Tu
tạo, ti Thương bác hoả dược.
Trong nghề đóng tàu, năm 1820 sĩ quan người Mỹ John White đã nhận xét:"
Người Việt Nam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành công trình
của họ với một kỹ thuật hết sức chính xác." Ngoài các thuyền gỗ, người thợ thủ công
Việt Nam còn đóng cả các loại tàu lớn bọc đồng. Ngoài ra họ đã sáng chế được nhiều
máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới
ruộng,... và cả máy hơi nước.
Nhà Nguyễn cũng tập trung tham gia quản lý khai mỏ. Đến nửa đầu thế kỷ 19,
triều đình đã quản lý 139 mỏ, và năm 1833 có 3.122 nhân công trong các mỏ Nhà
nước. Tuy nhiên, phương thức khai mỏ thời bấy giờ vẫn kém phát triển so với thế
giới.
5


* Thương nghiệp
_ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà
nước.
_ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng
giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
_ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào
cảng Đà Nẵng làm cho đô thị tàn lụi dần.
Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì
vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều
1.3 Luật pháp
Lúc đầu, nhà Nguyễn chưa có một bộ luật rõ ràng, chi tiết. Vua Gia Long chỉ
mới lệnh cho các quan tham khảo bộ luật Hồng Đức để rồi từ đó tạm đặt ra 15 điều

xã hội không thuận lợi, triều Nguyễn chủ trương dựa vào Nho giáo để tập trung
quyền lực, củng cố vương quyền và ổn định xã hội. Tuy nhiên tình hình phát triển của
Phật giáo, Đạo giáo đã cản trở quá trình tập trung quyền lực của triều Nguyễn. Năm
1804, sau khi lên ngôi vua Gia Long đã phải ra những chỉ định về tôn giáo nhằm hạn
chế sự phát triển của các tôn giáo trong nước và chấn chỉnh kỉ cương xã hội.
Tư tưởng đề cao Nho giáo và Nho học của Minh Mạng có liên quan đến những
vấn đề rất cơ bản, đó là: vị trí của người hiền; những biện pháp chính trong việc cầu
hiền và những nguyên tắc cần phải tuân theo trong việc dùng người. Việc Minh Mạng
kế thừa và phát triển ý đồ của người cha, tức vua Gia Long, ở tinh thần đề cao Nho
giáo, Nho học ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX cũng là điều hiển nhiên. Thứ nhất, ông
tôn Nho giáo lên địa vị thống trị về mặt hệ tư tưởng, nhờ đó mà giai đoạn trị vì của
Minh Mạng là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Thứ hai, khác
với Gia Long, ông vua đầu tiên của triều Nguyễn đã tỏ ra rất thận trọng trong quan hệ
với Thiên Chúa giáo, Minh Mạng đã có thái độ dứt khoát, thậm chí có thể nói là tàn
bạo đối với tôn giáo phương Tây này. Quan điểm nhất quán của ông là “trong một
nước không thể có hai đạo”, tức là “quốc giáo” mà ở triều Nguyễn đã tôn lên địa vị
7


hàng đầu là Nho giáo. Qua đó cho thấy, Minh Mạng không đặt vấn đề chống Phật,
bởi ông dùng từ “trọng kính đức Phật”, mà chỉ tập trung chống Thiên Chúa giáo một
cách tàn bạo để bảo vệ “chính đạo” (đạo Nho).
_ Phật giáo:
Các vua nhà Nguyễn ủng hộ đạo Phật phục hồi. Dưới triều Nguyễn, đạo Phật đã
được phần nào chỉnh đốn,phục hồi sau khi bị chiến tranh tàn phá.
Khác với các chúa Nguyễn xem đạo Phật như là chỗ dựa tinh thẩn cho sự nghiệp lập
quốc an dân, các hậu duệ của họ từ vua Gia Long đến các đời vua kế tiếp lại sùng
Nho giáo, lấy Khổng học làm nền tảng chỉ đạo đường lối cai trị. Tuy vậy, đối với Phật
giáo, họ vẫn có thiện niệm và ủng hộ đáng kể nên đạo Phật đã có điều kiện chỉnh đốn
phục hồi. Các vị vua Nguyễn đều có những hoạt động hỗ trợ đạo Phật như xây dựng

_ Thiên Chúa giáo:
Khác với Phật giáo, Thiên chúa giáo dưới triều Nguyễn đã gặp phải các chính
sách nhằm tiêu diệt của các vị vua nhà Nguyễn:
Triều Gia Long (1802 – 1819)
8


Trong các vua triều Nguyễn ở thời kỳ tự chủ, Gia Long là người rất có thiện chí với
Thiên chúa giáo nhưng ông vẫn chủ trương bảo vệ Nho giáo và nghi lễ thờ cúng tổ
tiên; ông cũng cho rằng địa ngục, thiên đàng của luận thuyết Thiên chúa giáo là sự dị
đoan chỉ làm mê hoặc, quyến rũ những người thiếu hiểu biết.
Nhưng quan điểm của vua Gia Long cho rằng người theo Thiên chúa giáo cũng là
công dân nếu họ không tin tưởng vào thờ cúng tổ tiên và các thần linh thì cũng không
nên cấm đoán họ 2.
Không một lệnh cấm đạo nào được ban hành dưới thời Gia Long, các giáo sĩ đều cho
rằng đây là giai đoạn thuận lợi cho việc truyền giáo ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Gia Long vẫn thấy nguy cơ về mất chủ quyền mỗi khi cơ hội đến với
phương Tây thông qua con đường bảo vệ đạo Thiên chúa nên ông căn dặn người kế
vị (Minh Mạng) không nên đối xử phân biệt giữa các đạo Nho, Phật, Thiên chúa giáo.
Việc khủng bố tôn giáo sẽ là nguyên nhân dẫn đến các biến động xã hội và gây ra thù
oán trong nhân dân; đôi khi làm sụp đổ cả ngôi vua.
Triều Minh Mạng (1820-1840) và Triều Thiệu Trị (1841 – 1847)
Các vua đều ban hành dụ cấm đạo: Buộc tất cả những người theo đạo phải bỏ đạo
trong vòng một năm, xây dựng chùa chiền vào những nơi trước đây xây dựng nhà
thờ. Tất cả thần dân phải tích cực trông nom chùa chiền. Rất nhiều người đã bị xử tội
chết khi truyền bá đạo thiên chúa
Triều Tự Đức (1848 – 1883)
Những áp lực quân sự và ngoại giao của Pháp đã đưa đến những sóng gió dưới triều
đình Tự Đức đã gây ra nhiều biến cố trong giáo hội Thiên chúa giáo ở Việt Nam.
Giai đoạn 1848 – 1862 là thời kỳ khốc liệt trong cuộc chiến Việt – Pháp không cân

thực còn được cách điệu hóa thành những trò chơi dân gian ngày xuân, tiêu biểu nhất
là trò đấu vật. Sới vật ở bất cứ đâu cũng đều có hình tròn và thường được đặt trước
sân đình hình vuông. Đó không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà đều có ý nghĩa sâu
xa của nó, bởi vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc Việt là 2 hình toàn vẹn.
Hình tròn tượng trưng cho trời, cho tính dương, hình vuông tượng trưng cho đất, cho
tính âm, vuông và tròn - âm và đương dặt cạnh nhau nghĩa là một sự kết hợp hài hòa,
trọn vẹn và mang lại những điều tốt đẹp. Bởi vậy người Việt xưa không coi đấu vật là
trò chơi đơn thuần mà thông qua trò chơi này người ta mong cho dương vượng để có
mưa thuận gió hòa, cây cối, mùa màng tốt tươi. Các trò chơi, màn biểu diễn mang giá
trị nghệ thuật trong hội làng đã phản ánh được nội dung một hình thức tín ngưỡng
dân gian. Những trò diễn đó nhằm biểu đạt lòng tin của người xưa vào thế giới hư ảo,
bên ngoài nhưng thể hiện giá trị thực tiễn của lòng tin đó là con người rất mực chân
thành đối với điều mình ngưỡng mộ và phải có lòng tin đó thì con người và cộng
10


đồng đó mới tiến hành một cuộc sống bình thường được. Con người thời xưa tự hình
thành các tín ngưỡng dân gian và lấy những niềm tin đó làm giàu có thêm đời sống
tinh thần của cộng đồng.
Tín ngưỡng phồn thực còn được thể hiện cả trong hội họa mà đặc trưng là dòng
tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh. Rất nhiều bức tranh mang sắc thái phồn thực, thể hiện
ước mong một cuộc sống viên mãn như tranh đàn gà, đàn lợn, đàn cá.
* Tín ngưỡng thờ thành hoàng làng
Theo sách “Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ”, ở kinh đô Huế vào thời Nguyễn,
việc tế tự các thần được thực hiện ở đàn, đền, miếu… Riêng miếu thờ có nhiều loại
như miếu thờ Công thần mở nước, miếu thờ Công thần đời Trung Hưng, miếu thờ
Công thần Trung tiết, miếu thờ Công thần các trực, tỉnh; miếu Tiên y, miếu thờ Thần
mưa, miếu thờ Thần gió, miếu thờ Nam Hải Long Vương, miếu thờ Thần cửa bể Tư
Hiền, miếu thờ Hà Bá, miếu thờ Thần lửa, miếu thờ Thần súng, miếu Hội đồng, miếu
thờ Thành hoàng…Ở kinh đô Huế miếu thờ Thành hoàng lập năm 1809 : “Gia Long

6 dặm rưỡi, nguyên xưa là ngôi đình cúng tế các vị âm thần. Năm Gia Long thứ 6
(Đinh Mão, 1807) phụng chỉ dựng nhà ngói làm miếu Thành hoàng trong trấn, xuân
thu 2 kỳ tế lễ, trấn quan đến hành lễ”
Miếu thờ Thành hoàng đã lập ở kinh đô Huế vào năm 1809, đến năm 1841 ở các tỉnh
có miếu thờ Thành hoàng. Riêng ở Gia Định lập miếu thờ Thành hoàng vào năm
1807, sớm hơn 2 năm so với miếu Thành hoàng ở kinh đô Huế. Nội dung về sắc thần
Thành hoàng ở kinh đô Huế và càc tỉnh chưa được công bố rộng rãi. Việc phong sắc
thần cho các đình làng có từ thời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và nhiều nhất là
thời Tự Đức. Về thần hiệu, trước thời Nguyễn đã có nhân thần và thiên thần. Năm
1804, Gia Long cho xếp các thần này vào 3 hạng: hạng trên, hạng giữa, hạng dưới.
Đặc biệt là vào năm 1850, Tự Đức cho gia tăng mỹ tự ghi vào sắc phong cho 6 loại
thần (Thiên thần, Thổ thần, Sơn thần, Thủy thần, Dương thần, âm thần), liệt vào 3
hạng (thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng). Qua đó cho thấy đình làng thờ nhiều vị
thần có sắc phong chưa kể một số thần không có sắc phong. Thần Thành hoàng thờ ở
đình thường được ghi là “Thành hoàng bổn cảnh” chỉ là thần hạ đẳng trong loại Thổ
thần được gia tặng mỹ tự “Đôn ngưng” vào thời Tự Đức và mỹ tự “Dực bảo Trung
hưng” ở các thời sau. Đình làng là nơi thờ Thần chứ không phải chỉ dành riêng thờ
thần Thành hoàng. Có nhiều đình thờ những loại thần khác như thờ Thuỷ thần, hoặc
Dương thần, hoặc Am thần…và đều có nhiệm vụ giúp đỡ bảo vệ cho dân.
2.2 Ẩm thực:
Nói đến ẩm thực thời nhà Nguyễn, người ta thường nghĩ ngay đến xứ Huế, là
nơi có truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng chính là nơi văn hóa
ẩm thực tạo được một nét riêng biệt, có sự kết hợp nhuần nhị giữa cái dân giã, mộc
mạc mang hồn quê dân tộc vừa đậm nét cầu kì của lối sống cung đình xưa. Tất cả hòa
quyện, phát triển đến mức độ tinh tế đạt đến tầm nghệ thuật trong từng món ăn.
Chuyện ăn uống của các vua chúa trong Cung đình Huế xưa nổi tiếng là cầu kỳ, từ
việc chọn nguyên liệu đặc sản của từng vùng, miền để tiến cung cho đến việc chế
biến công phu, đẹp mắt và thuận y lý.
12


trồng ở các địa phương như: dừa ở Vĩnh Long, Định Tường, xoài Phú Yên, bòng
bong Quảng Nam, cam đường Thanh Hóa, Hải Dương, vải Hà Nội, mắm rươi Ninh
Bình, Nam Định, lê Cao Bằng, Tuyên Quang. Tỉnh phải nộp nhiều thứ nhất là Quảng
Bình thì cũng chỉ là dưa hấu, bột hoàng tinh, tương đậu, rượu dâu, thịt cửu khổng khô
(ruột một thứ sò lớn ở biển). Đây đều là những đặc sản địa phương, có thể thu hoạch
một cách dễ dàng, không phải mất công khó nhọc lên rừng xuống biển tìm kiếm như
xưa kia người Việt phải làm để cung tiến cho triều đình Trung Hoa.
13


Một số món ngự thiện đã được đưa vào ca Huế qua điệu Nam Ai, liệt kê gồm:
nem công, thấu thỏ, xôi vò, nham bò, trứng gà lộn, khum lệt, xào lươn, bó sò trâu,
chiên cua gạch, hầm câu, cao lầu, kho tàu, thịt quay, dưa gia, kiệu thịt phay, gầm ghì,
măng cày, hon hôn, nướng sẻ, um cò, tao sò, mực trộn, gân chân vịt, giò nai, cháo hải
sâm, kim châm, da bì, bành mì tây....
Đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực cung đình Huế phải kể đến những yến tiệc
được tổ chức vào những dịp hưng quốc, đại khách, lễ đăng quang, lễ sinh nhật nhà
vua (hoặc hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàn tử, công chúa…), thiết đãi tân khoa, tiếp
thần sứ nước ngoài…Theo sách Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ do Nội các nhà
Nguyễn biên soạn, cỗ bàn được chia làm nhiều loại: cỗ hạng lớn gồm 161 phẩm vị,
cỗ ngọc soạn có 30 dĩa, cỗ quý có 50 phẩm vị, cỗ điểm tâm có 12 phẩm vị. Ngoài ra
còn có các cỗ chay để cúng chùa hạng nhất có 25 món, hạng hai có 20 món.... Mỗi
loại cỗ, yến đều được quy định thứ bậc và định giá. Khác với vua chúa phương Tây
và Trung Hoa thường lấy săn bắn làm thú giải trí vương giả, và sự xuất hiện của thịt
thú rừng trên bàn tiệc của các lãnh chúa vương công là chuyện thường xuyên, thì vua
chúa Việt Nam ít ăn thịt thú rừng. Thịt dã thú chỉ thấy trong cỗ cúng với số lượng rất
hạn chế: hươu, lợn rừng, công, tê tê, vịt nước, đuôi cá sấu... Hàng năm, trước ngày
giỗ 12 hôm, các đội lính săn gồm 300 người và 100 con chó săn được bủa đi săn thú
rừng, tối thiểu mỗi kỳ phải săn được từ 10-20 con, cũng là một số lượng không
lớn.Các vua triều Nguyễn chuộng “đặc sản”. Theo lời người già trong hoàng tộc kể

hóa cổ truyền.
Theo văn tế làng Chuồn , ba họ tộc đầu tiên có công khai canh làng,
được tôn làm Thành hoàng là họ Hồ, Nguyễn, Ðoàn. Ngài Hồ Quảng
Lãnh, được dân làng trọng vọng gọi là Hồ Quý Công, sắc phong Nhật
báo Trung Hưng Linh Phò Ðoan Quốc Công tôn thần. Một truyền thuyết
khác liên hệ đến Thành hoàng làng: trong một buổi sấm sét, có hai vị
thiên thần, giáp trụ sáng loáng, mang gươm giáo từ trời bay xuống, cùng
nhau đấu chiến trên nò, sáo, dân làng thấy vậy hoảng sợ nhưng chưa
dám ra. Một lúc sau, cả hai đều biến mất. Dân làng lập miếu thờ và tin
rằng họ đã được hai vị thần bảo trợ.
Lễ Thu Tế của làng được tổ chức trong 3 ngày: 15, 16 và 17/7 âm lịch.
Ngày 17/7 là ngày chính tế. Ngày 15/7 làm lễ trần thiết và cúng rằm,
sáng sớm 16/7 làm lễ rước cung nghinh các bài vị Thành Hoàng về Tổ
Ðình, sau đó là lễ an vị kế hành túc yết. Ngày 17/7, đúng 2 giờ sáng làm
lễ Chánh Tế; 5 giờ sáng làm lễ tiến cung nghinh, cúng bia bạc. Hàng
năm các nghi lễ ấy vẫn được dân làng tiến hành một cách trang trọng và
nghiêm túc.
Hội vật Làng Sình

15



ai
đi
đó
đi
đây
Ngày
mười

thần trong làng về đình. Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ Huệ
Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả.

16


Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp
nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ
màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu
vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát,
lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng
đăng...
Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ
Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban
Thánh Mẫu, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc
của nhị vị thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những
chiếc
bằng
chở
các
tự
khí,
tàn
tán
cờ
quạt.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội này đã
được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa
dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ,
không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của

Nam Phổ, trên 2 nẻo đường, 1 về Dương Nổ, 1 về Ngọc Anh- cách
trung tâm thành Huế, đi theo hướng về Vĩ Dạ khoảng 3km. Chợ cách bờ
sông Hương khỏang 300m. Bên kia sông là chợ Dinh hiện nay.
Hàng mua bán ở chợ Gia Lạc rất phong phú, thay đổi theo năm: từ
những đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, thay đổi theo năm: từ những đồ
gia dụng đến đồ chơi trẻ em, thức ăn uống. Ðó là hình thức “chợ trời”
ngày
nay.
Chợ còn là điểm tập trung vui chơi trong 3 ngày Tết: các cuộc chơi bài
chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài thái đều được tổ chức.
Người đi chợ ăn mặc thật chải chuốc, chỉnh tề. Các bà, các chị với y
phục cổ truyền, áo mớ năm, mớ ba...ngoài việc mua bán, còn có ăn
uống, vui chơi. Cả người bán lẫn người mua ăn nói, ứng xử lịch sự, vui
vẻ, không có cảnh ồn ào cãi cọ thiếu văn hóa. Cuộc vui chơi diễn ra
trong 3 ngày Tết. Qua ngày mồng Bốn, tất cả chợ trời trở lại sinh hoạt
bình thường. Ðây là nơi biểu hiện nền văn hóa Huế tương đối tập trung
và rõ nét, từ phong cách ăn mặc đến ngôn ngữ.
Lễ hội Cầu Ngư ở Thái Dương Hạ
Hội của nhân dân làng Thai Dương hạ, huyện Phú Quang, tổ chức vào
ngày 12 tháng giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị Thành Hoàng
của làng là Trương Quý Công (Trương Thiều), người gốc Thanh Hóa,
có công dạy cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.
Thường cứ 3 năm một lần làng lại tổ chức đại lễ rất linh đình, có tổ
chức các trò mô tả những sinh hoạt nghề đánh cá, trong đó trò "bủa
lưới" mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét lễ nghi dân gian của

dân
ven
biển.
Lễ hội Cầu Ngư Thai Dương Hạ là một lễ hội lớn ở Thừa Thiên Huế và



Nhạc lễ (cung đình) là một loại thể của Âm nhạc cung đình, bao gồm toàn bộ loại
nhạc nghi thức và tế lễ của triều đình. Trong quá khứ, theo một số tư liệu rất ít ỏi còn
lại, có lúc, đã được các sử gia phong kiến gọi chung là Nhã nhạc

Theo những tài liệu tham khảo hiện có, thời kỳ vàng son của âm nhạc cung đình Đại
Việt - Việt Nam - Đại Nam là thịnh thời triều Nguyễn trước khi kinh đô Phú Xuân
(Huế) thất thủ vào năm 1885. Hai tài liệu chủ yếu là Lịch triều hiến chương loại chí
của Phan Huy Chú (đầu thế kỉ XIX) và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của Quốc
sử quán (giữa thế kỉ XIX) cho biết: Từ sau khi Gia Liều nhạc, Thường triều nhạc,
Yến nhạc, Cung trung chi nhạc đã ảnh hưởng qua lại nhiều với nhạc dcổ điển đất
nước và con người thính phòng (ca Huế, đờn Huế) và nhạc tuống cổ điển, cung đình
đmmai (thanh nhạc và nhạc múa của hát bội Huế). Đáng chú ý là nhiều nhà hát rạp
hát lớn nhỏ của vua, đại thần và dân thường được xây dựng làm nơi biểu diễn nhạc
cung đình, nhạc cổ điển, hát bội hay nhạc dân gian: Duyệt thị đường trong hoàng
thành, Minh Khiêm đường trong lăng Tự Đức, Cửu tư đài trong cung Ninh Thọ, rạp
hát ông Hoàng Mười, nhà hát Mai Viên tại tư dinh thượng thư Đào Tấn, đã không loại
trừ sự tấp nập của những rạp hát ông Sáu Ớt (Nguyễn Nhơn Từ), rạp hát gia đình họ
Đoàn (ở An Cựu), rạp hát bà Tuần (tồn tại đến 1975), v.v...
1802 - 1819: Thời Gia Long, Việt tương đội, một tổ chức âm nhạc cung đình lớn
được thành lập với 200 nghệ nhân. Vua lại cho dựng đài Thông minh, một sân khấu
ca múa nhạc và hát bội trong cung Ninh Thọ.
1820 - 1840: Minh Mạng cho xây dựng Nhà hát lớn Duyệt thị đường (1824), đổi Việt
tương đội thành Thanh bình thự, lập thêm một Đội nữ nhạc với 50 ca nữ, vũ nữ, lại
cho xây dựng Nhà thờ các tổ sư nghệ thuật âm nhạc và hát bội Huế: Thanh bình từ
đường (1825). Trước nhà thờ dựng một tấm bia, một sân khấu hát bội và ca vũ nhạc.
Văn bia cho biết vào đời Minh Mạng, nghệ thuật âm nhạc và sân khấu đã phát triển
tốt đẹp:
" Vũ đài xuân rạng hàng ngũ chỉnh tề, sân khấu mây lồng âm thanh dìu dặt (...)

trình quân sự khác
Kinh thành Huế nằm ở bờ Bắc sông Hương với tổng diện tích hơn 500 ha và 3
vòng thành bảo vệ. Kinh thành do vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng năm 1805 và
được Minh Mạng tiếp tục hoàn thành năm 1832 theo kiến trúc của phương Tây kết
hợp kiến trúc thành quáchphương Đông. Trải qua gần 200 năm khu kinh thành hiện
nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 công trình xây dựng lớn nhỏ. Kiến trúc
21


cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống thời Lý, Trần, Lê đồng
thời tiếp thu tinh hoa của Mỹ thuật Trung Hoanhưng đã được Việt Nam hóa. Huế
cũng đã được hiện đại hóa bởi những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời vua
Gia Long. Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới
sự chỉ đạo của nhà vua đã bố trí trục chính của công trình theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam. Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành
tương ứng với ngũ phương.
Thành Gia Định là một công trình là một cồn trình phòng thủ quân sự, được Nguyễn
Phúc Ánh ra lệnh xây dựng tại làng Tân Khai, huyệnBình Dương, đất Gia Định, sau
này là Sài Gòn, kể từ ngày 4 tháng 2 năm 1790 theo kiến trúc hỗn hợp Đông-Tây, dựa
trên một bản thiết kế của một người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là Ông
Tín). Thành được xây có 8 cạnh nên gọi là "Bát Quái". Thành còn có tên khác là
"Thành Quy". Thành có 8 cửa, phía nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía bắc
là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí,
phía tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt. Thời Minh Mạng đổi tên các cửa: phía
nam là cửa Gia Định và cửa Phiên An, phía bắc là cửa Củng Thần và cửa Vọng
Thuyết, phía đông là cửa Phục Viễn và cửa Hoài Lai, phía tây là cửa Tĩnh Biên và
cửa Tuyên Hóa. Ngày 18 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy
thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại
thành. Dấu tích duy nhất ngày nay còn lại là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công
thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.

ngoài bọc lụa màu huyền, trong lót lụa màu đỏ. Đặt lên trên thân mũ là một ván gỗ
mỏng hình chữ nhật, cạnh trước và cạnh sau đeo 24 dây tua bằng vàng, xâu 300 hột
san hô, trân châu, pha lê và 400 hạt vàng. Đỉnh mũ đính hai chữ vạn thọ bằng vàng.
Xung quanh thân mũ có 12 hình rồng vàng, 6 hình ngọn lửa cũng bằng vàng. Lại dát
hình hoa sen và đám mây bằng 256 hột vàng.
Khi đội mũ, dùng một khăn chít ở trán để đội cho chặt (võng cân). Khăn dệt bằng tơ
vàng.
– Áo long cổn bằng sa tanh màu thanh thiên, cổ tròn bằng đoạn bát ty màu quan lục,
trong lót lụa trắng. Thân áo thêu nhiều họa tiết: mặt trời, mặt trăng, sao, núi, rồng
v.v… Vạt áo thêu rồng, mây, hình sóng nước… Tay áo cũng có họa tiết hình hai con
rồng quay đầu xuống. Bên trong mặc áo đơn màu bạch tuyết, cửa tay thêu hình rồng
mây.
– Xiêm bằng sa màu vàng bóng, dưới viền gấm, thêu các họa tiết: ngọn lửa, hạt gạo,
hình phất, hình phủ… lại còn đính các thứ ngọc bội, khánh ngọc, ngọc huỳnh, hạt vân
mẫu, san hô, hổ phách… Khi đi lại, các thứ đó va chạm vào nhau, phát ra âm thanh
rủng
rẻng.
– Đai làm bằng da bọc đoạn màu vàng, giữa đính một miếng ngọc hình vuông, xung
quanh gắn sáu viên ngọc trắng hình quả trám, bịt vàng, 392 hạt châu ngọc, bên trong

sáu
khuy
để
đính
vào
áo.
– Hia, ngoài bọc đoạn màu đen, trong lót đoạn màu đỏ. Xung quanh thêu hình rồng,
mây, đính ngọc, kim cương và những miếng kính cùng nhiều thứ khác.
23


ngoài áo dài nhân dân gọi là lính khố vàng, vì vải màu trắng cháo lòng. Mặc quần ta,
24


dưới chân bó xà cạp. Chân đi dép da trâu hoặc đi đất. Đầu đội mũ hay khăn theo
phẩm trật. Lính hầu thì đội nón sơn nhỏ có chóp nhọn.
Ngoài ra còn có lính khố xanh, khố đỏ. Gọi là lính khố xanh vì loại lính này thắt lưng
xanh. Gọi là lính khố đỏ vì loại lính này thắt lưng đỏ. Thắt lưng bằng vải, thắt phía
trong áo và buông xuống trước bụng một đoạn ngắn khoảng 20cm.
Nói chung lính đều mặc áo cánh ngắn, cổ đứng, cao, cài cúc giữa, tay áo hẹp, ở gần
cửa tay áo có đính phù hiệu chữ V bằng màu đỏ hay vàng hoặc kim tuyến để chỉ cấp
bậc là cai, đội hay quản v.v… Quần như quần nhân dân nhưng phía dưới bó xà cạp.
áo quần màu vàng cỏ úa. Đầu đội nón dấu nhỏ hay nón đĩa đan bằng tre quang dầu.
Nón đĩa rộng như cái mẹt con, đường kính khoảng 25cm, phía sau có đính vải để che
gáy và hai bên tai tránh nắng. Chân đi dép da trâu mỏng, có quai chéo chữ V và một
quai quàng.
Giai đoạn sau, lính người Việt tham gia quân đội Pháp được trang phục theo kiểu
cách quân đội viễn chinh Pháp quy định.
Ở thời nhà Nguyễn, càng về sau trang phục của giai cấp phong kiến, đặc biệt là ở
tầng lớp trên, càng biểu hiện một sự lố lăng, pha tạp, nhằng nhịt đến rối mắt.
* Trang phục nhân dân:
Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của người
dân. Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra
ruộng đồng “dầm mưa dãi nắng” với người nông dân, và cùng với chiếc áo tứ thân,
cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý
bà thời xưa.
Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam từ lâu nhưng mãi tới đời
nhà Lý cái yếm mới “định hình” về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng
biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải tiến. Tuy nhiên, “cuộc cách mạng”
của cái yếm chỉ xảy ra vào đầu thế kỷ này khi cái quần kiểu Tây và cái váy đầm xoè


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status