SKKN Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 9 qua 2 tiết dạy:Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng duyên hải Nam Trung Bộ ( tiết 19,tiết 27 – Địa lí 9) - Pdf 47

ĐỀ TÀI:RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
CHO HỌC SINH LỚP 9 QUA HAI TIẾT DẠY(TIẾT 19:VÙNG TRUNG
DU,MIỀN NÚI BẮC BỘ;TIẾT 27:VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ)
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Dạy học theo phương pháp đổi mới là một trong những yêu cầu quan
trọng của ngành Giáo dục. Đó là phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng
tính thực hành, tư duy của học sinh được làm việc nhiều hơn, sáng tạo hơn để
chiếm lĩnh tri thức, vận dụng vào thực tiễn.
Đối với môn Địa lí, việc dạy học theo phương pháp đổi mới đã và đang
diễn ra sôi nổi, tích cực. Đó là việc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, tìm
kiếm thông tin, kiến thức Địa lí từ các kênh chữ, kênh hình ở sách giáo khoa.
Bên cạnh đó, môn Địa lí còn có phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học vô cùng
đa dạng, phong phú: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, thông tin trên truyền
thông....Trong đó, đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với học sinh THCS,
THPT trong học tập và thi cử là tập Atlat Địa lí Việt Nam được sử dụng rộng rãi
nhất trong đời mỗi học sinh.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trước hết, tên gọi Atlat là một từ mượn, bắt nguồn từ thần thoại Hi Lạp.
Chuyện kể rằng, thần Atlat có sức khỏe vô địch, có thể nâng cả Trái Đất và bầu
trời lên. Từ đó người ta lấy tên Atlat làm tên gọi cho tập hợp các bản đồ (Tiếng
anh Allas có nghĩa là tập bản đồ). Hiện nay, một tập Atlat Địa lí không chỉ là tập
bản đồ mà còn là tập hợp các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu
thống kê....được sắp xếp một cách khoa học phục vụ cho mục đích dạy học, có
hình thức trình bày đẹp, chất lượng in tốt, dễ đọc, dễ nhớ. Trên thế giới có: Atlat
Địa lí thế giới, Atlat địa lí các Châu lục, Atlat địa lí từng nước....Việt Nam có
Atlat Địa lí Việt Nam, tập Atlat các tỉnh, Atlat hành chính.....Trong đó, đối với
học sinh THCS, THPT sử dụng nhiều nhất, có tác dụng nhất là Atlat Địa lí Việt
Nam. Atlat Địa lí Việt Nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội dung
liên quan hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự của
chương trình và nội dung sách giáo khoa với ba phần chính: Địa lí kinh tế, Địa lí
1

tế trọng điểm của nước ta?

2


Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh dân số nước ta tăng
nhanh?
*Kết quả thu được như sau:
Lớp
9A
9B

Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
34
0
1
17
12
4
34
0
5
20
4
5

Địa lí mà tôi và học sinh lớp 9 đã thực hiện ở tiết 19:Vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ;Tiết 27: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhằm rèn luyện kỹ năng sử
dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh.
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
1. Về kiến thức
-Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí:một số thế mạnh và khó khăn của điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Nắm được đặc điểm dân cư,xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Hiểu sâu hơn sự khác biệt giũa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Nắm được đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa vùng
Duyên hải Nam Trung bộ
- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội
của vùng Duyên hải Nam Trng Bộ.
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, kênh hình ở sách giáo
khoa, bảng số liệu.
-Phân tích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư,xã hội của hai vùng kinh
tế nêu trên.
3. Về thái độ
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu, khám phá các
vùng miền của Tổ quốc, tình yêu biển đảo, chủ quyền biển đảo Việt Nam
4. Về năng lực
- Hình thành năng lực quan sát, trình bày, thảo luận, lắng nghe, nhận xét
cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,vùng
Duyên hải Nam Trung bộ
2. Học sinh: Mỗi em một cuốn Atlat Địa lí Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4

Học sinh: suy nghĩ thảo luận
Giáo viên: Gọi 3 cặp đôi học sinh lên bảng trả lời:
Hai học sinh xác định tên các tỉnh của vùng trên lược đồ tự nhiên vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ (15 tỉnh).
Hai học sinh xác định các ,các nước mà vùng tiếp giáp
5


Hai học sinh nêu ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ của vùng Trung du,miền
núi Bắc Bộ.
Cả lớp nhận xét, bổ sung:
Giáo viên: Chiếu bảng tổng kết kiến thức và kết luận
Bảng:
a) Giới hạn lãnh thổ: bao gồm: đất liền (15 tỉnh), là vùng lãnh thổ nằm ở
phía bắc Tổ quốc, chiếm 30,7% diện tích, 14,4% dân số cả nước (2002). Đường
bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh).
b) Tiếp giáp: - Phía Bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây, Vân Nam)
- Phía Tây giáp Lào (Thượng Lào)
- Phía Nam giáp Đồng bằng Sông Hồng,Bắc Trung Bộ
- Đông Nam giáp biển Đông (Vịnh Bắc Bộ)
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với các vùng trong nước, nước ngoài, là vùng giàu
tiềm năng.
- Có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng.
Giáo viên: Chuyển ý sang mục 2:
Hoạt động 2.

2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Giáo viên: Chiếu lược đồ tự nhiên của vùng lên bảng, học sinh làm việc
nhóm


- Phát triển nhiệt điện, Cẩm Phả,

+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm Uông Bí.
có mùa đông lạnh nhất cả nước

- Trồng rừng, cây công nghiệp,
dược liệu, rau quả ôn đới, nhiệt
đới
- Du lịch sinh thái: Sapa, Hồ Ba
Bể
- Kinh tế biển: nuôi trồng đánh
bắt thủy sản, du lịch biển (Vịnh

Tây Bắc

+ Địa hình: Núi cao hiểm trở

Hạ Long)
- Thủy điện: Thủy điện Hòa

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm có mùa Bình, Sơn La...
đông ít lạnh hơn

- Trồng rừng, cây công nghiệp
lâu năm
- Chăn nuôi gia súc lớn: Cao

Thuận lợi


3. Đặc điểm dân cư, xã hội

Học sinh: Làm việc cặp đôi / theo bàn
Học sinh: Quan sát Allát Địa lí Việt Nam (trang 16) và nghiên cứu mục 3
sgk, hoàn thành các câu hỏi sau:
? Kể tên một số dân tộc sinh sống ở đây?
? Phân tích bảng (B17-2), hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư - xã hội 2
tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc?
? Từ đó nêu đặc điểm dân cư - xã hội của vùng?
? Những đặc điểm đó thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã
hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
Giáo viên: Gọi học sinh trả lời
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Giáo viên: Kết luận
* Đặc điểm:
8


- Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Mông,
Dao... ở Tây Bắc và Tày, Nùng... ở Đông Bắc. Người kinh cư trú ở hầu hết các
địa phương.
- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đông Bắc và Tây Bắc
- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc
đổi mới.
* Thuận lợi.
- Đồng bào dân tộc có nhiều kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc,
trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới).
- Đa dạng về văn hóa
* Khó khăn
- Trình độ văn hóa, kỹ thuật của người lao động còn hạn chế

du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
2. Giới thiệu bài: Học sinh xem trang 17 –Atlat Địa lí Việt Nam xác định
ranh giới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong tổng thể 7 vùng kinh tế của cả
nước.
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: 1.Vị trí địa lí, giới hạn của lãnh thổ
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thảo luận cặp đôi, quan sát, trao đổi để tìm
ra kiến thức:
Học sinh: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28) và kênh hình, kênh
chữ ở sách giáo khoa Địa lí 9.
? Trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
Học sinh: Suy nghĩ, thảo luận, thống nhất ý kiến với bạn
Giáo viên: Theo dõi, quan sát lớp học
Giáo viên: Có thể đem một số câu hỏi gợi mở (nếu cần) để giúp các nhóm
hoàn chỉnh kiến thức
Giáo viên: Gọi 2 cặp đôi lên bảng trình bày kiến thức, kỹ năng phần 1:
- Một cặp đôi xác định đúng vị trí các tỉnh, thành phố và hai quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa trên Atlat Địa lí Việt Nam
- Một cặp đôi trả lời kiến thức:
* Đặc điểm:
10


a, Lãnh thổ: Gồm 02 phần: Đất liền và biển đảo
- Gồm 08 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 44.254km
- Dân số: 8,4 triệu người (năm 2002)
 Hẹp chiều ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận

? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên một số bãi biển đẹp, địa điểm du
lịch nổi tiếng của vùng? Xác định các vịnh Cam Ranh, Dung Quất, Vân Phong?
Đánh giá tiềm năng kinh tế biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
- Hai câu hỏi mở rộng dành cho học sinh khá, giỏi của các nhóm:
? Quan sát các gam màu phần địa hình ở hình 25.1 (Trang 91 – SGK Địa
lí) và ở Atlat Việt Nam, giải thích vì sao màu xanh đồng bằng ở vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ không rõ nét như ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông
Cửu Long?
? Hãy giải thích vì sao khí hậu vùng duyên hải Nam Trung Bộ lại khô hạn
nhất nước ta?
- Nhóm trưởng: Giao nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm suy nghĩ,
thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm
- Lớp trưởng: Theo dõi, trợ giúp (nếu cần)
Sau khi các nhóm đã hoàn thành các yêu cầu nhiệm vụ được giao, thống
nhất ý kiến. Mỗi nhóm cử 02 thành viên đại diện cho nhóm mình trình bày kiến
thức và kỹ năng của nhóm mình.
- Lớp trưởng: Gọi các nhóm lần lượt trình bày:
* Nhóm 1:
Một học sinh xác định các dạng địa hình (núi đồi, đồng bằng, bờ biển)
các đèo (Hải Vân, An Khê, Cù Mông, Đèo Cả, Phượng Hoàng, Ngoạn Mục) trên
Atlat Địa lí Việt Nam
Một học sinh trả lời kiến thức:
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khá đa dạng về địa hình: Núi, gò đồi ở
phía Tây, đồng bằng nhỏ, hẹp ở phía Đông, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
- Thế mạnh kinh tế: Tài nguyên đất phong phú
+ Vùng đất phía Tây: Phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp
lâu năm, trồng rừng, trồng cây ăn quả.
+ Vùng đồng bằng phía Đông: Thích hợp cho trồng cây lương thực (Lúa,
ngô, khoai, sắn), cây công nghiệp hằng năm (Bông vải, mía đường).


cả lớp trả lời hai câu hỏi mở rộng:

13


Câu 1: Nguyên nhân chính khiến cho màu xanh đồng bằng vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ không đồng nhất là do các khối núi của dãy Trường Sơn Nam
(các đèo) đâm ra biển làm chia cắt chuỗi đồng bằng ven biển
Câu 2: Do địa hình dáng cong hướng ra biển Đông, dãy núi Trường Sơn
Nam có nhiều nhánh núi ăn sát ra biển chia cắt dồng bằng và làm cản trở ảnh
hưởng của gió Tây Nam.
Bờ biển khúc khủy khuất gió nên ít nhiều chịu ảnh hương của cơ chế gió
mùa. Mưa rất ít nước ngầm thấp, nhiệt độ cao… Vì vậy, đây là vùng khô hạn
nhất nước ta.
Giáo viên: Nhận xét chung: hoạt động và kết quả các nhóm.
Giáo viên:? Qua phần tìm hiểu trên, các em hãy nhận xét về những thuận
lợi và khó khăn về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ trong phát triển kinh tế - xã
hội? Nêu biện pháp khắc phục, trong đó biện pháp nào mang tính bền vững và
quan trọng nhất?
Giáo viên: Gọi ba học sinh trả lời ba ý của câu hỏi:
Học sinh: + Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là cơ sở
phát triển kinh tế đa ngành, đặc biệt là phát triển kinh tế biển.
Học sinh: + Khó khăn: Thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán),hiện tượng sa mạc
hóa.
Diện tích rừng giảm mạnh
Học sinh: + Biện pháp:
- Trồng và bảo vệ rừng (bền vững và quan trọng nhất)
- Chủ động phòng chống thiên tai
- Xây dựng hệ thống thủy lợi
Giáo viên: Mở rộng thêm:

Học sinh 3: * Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong khai thác kinh tế biển,
chống giặc ngoại xâm.
+ Đa dạng về văn hóa
* Khó khăn: Đời sống một bộ phận nhân dân còn nghèo (đặc biệt các dân
tộc ít người ở phía tây của vùng)
* Biện pháp: Đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,
xóa đói giảm nghèo.
Giáo viên: yêu cầu học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức đã học bằng sơ đồ
tư duy.
15


Giáo viên: Gọi hai học sinh củng cố bài học:
Giáo viên: Ra câu hỏi yêu cầu học sinh làm.
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên và sắp xếp theo thứ tự từ
Bắc vào Nam các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên một số đảo, quần đảo xa bờ
của nước ta và cho biết các đảo, quần đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào?
Câu 3: Chứng minh kinh tế biển là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
* Kết quả thu được như sau:
Lớp
Tổng số
9A
34
9B
34
IV. Kết quả


như trước đây nữa. Đồng thời chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ
rệt. Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam thực sự đã là cuốn tài liệu Địa lí quan trọng
trong đời mỗi học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Đề rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh nói chung
và học sinh lớp 9 nói riêng là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên đòi hỏi sự
bền bỉ, kiên trì của thầy và lòng đam mê, tích cực hợp tác của trò. Trách nhiệm
16


thuộc về cả thầy và trò. Giáo viên là người hướng dẫn song giáo viên phải có kế
hoạch cụ thể, phương pháp dạy ngay từ khi học sinh bắt đầu được học phần địa
lý tự nhiên Việt Nam. Giáo viên phải hướng dẫn các em tìm hiểu và chuẩn bị
cho mình cuốn Atlat Địa lí Việt Nam để tập làm quen và có ý thức sử dụng nó
trong học tập và thi cử. Giáo viên biết động viên, khích lệ các em tích cực học
tập. Từ đó, nâng cao chất lượng môn học.
II. Kiến nghị.
1. Đối với học sinh
- Muốn có kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam thì trước hết học sinh
phải chuẩn bị cho mình một cuốn Atlat Địa lí Việt Nam ngay từ học địa lý kỳ II
(lớp 8). Nên dùng cuốn Atlat có số phát hành, xuất bản mới nhất vì số liệu địa lí
thay đổi theo từng năm.
- Phải thực hiện tốt các bước, các thao tác, kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn
- Phải có ý thức tự học, tự tìm hiểu thêm qua tài liệu, qua học nhóm, học bạn
2. Đối với giáo viên dạy Địa lí.
- Trong các giờ học lí thuyết, thực hành hay kiểm tra đánh giá đều phải có
câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng Atlat Địa lí nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam
nói riêng để khai thác kiến thức, kỹ năng Địa lí.
- Tùy theo từng đối tượng học sinh mà có phương pháp hướng dẫn cụ thể


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status