SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 - Pdf 47

1. Phần mở đầu.
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết
giúp các em tiếp tục học các lớp trên. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng tự
phục vụ mọi họat động trong cuộc sống hàng ngày. Trong các môn học ở tiểu
học, môn Toán đóng vai trò quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản về số,
những phép tính đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, góp phần vào phát
triển tư duy, kích thích óc tò mò ham tìm hiểu và hình thành nhân cách giúp các
em phát triển toàn diện. Thực tế giảng dạy ở tiểu học, tôi thấy, kỹ năng giải bài
toán có lời văn các em làm còn chậm. Trình bày bài làm chưa khoa học, kết quả
học tập chưa cao.
Lớp 1 là lớp học đầu cấp, các em vừa mới được làm quen với giải toán có
lời văn, nên chưa hình thành được kĩ năng tìm hiểu đề toán và cách giải dạng
toán này. Ở lứa tuổi này, vốn kiến thức ngôn ngữ, nói, viết còn hạn chế. Các em
ghi được phép tính nhưng gặp khó khăn khi nêu câu lời giải vì các em chưa quen
với nền nếp học tập, chưa có hứng thú học tập cao dẫn đến chưa xác định được
các dạng toán giải có liên quan đến lời văn. Với mong muốn giúp các em tiếp
thu bài tại lớp, có kỹ năng tính toán và giải toán có lời văn nhanh và chính xác
đạt hiệu quả cao, áp dụng trong cuộc sống, tôi chọn viết SKKN “ Một số biện
pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”.
1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
Tôi thấy đề tài này chưa có ai nghiên cứu. Bởi vậy tôi rất trăn trở “ Làm thế
nào để nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”. Nên tôi đã
mạnh dạn tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng từ đó, đưa ra một
số giải pháp nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em những kiến thức cần thiết
trong giải toán có lời văn: Tạo hứng thú cho học sinh ham học, các kĩ năng, các
phương pháp giải toán có lời văn, … cho học sinh lớp 1 ở lớp tôi nói riêng và
học sinh lớp 1 nói chung.

2. Phần nội dung.
2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.

Một số học sinh làm bài khá tốt, biết cách vận dụng kiến thức đã học vào thực
hành giải toán. Song nhiều học sinh chưa biết cách tóm tắt bài toán, chưa biết
cách phân tích bài toán. Nhiều em đặt lời giải sai, thiếu chính xác. Một số em
chưa lựa chọn phép tính phù hợp, kĩ năng tính toán còn chậm nên kết quả phép
tính sai. Kĩ năng trình bày bài giải ở một số em còn yếu,…Do đó nhiều em chưa
giải quyết được yêu cầu bài toán đưa ra, học sinh giải toán chưa có tính sáng tạo.
Từ thực trạng trên, tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân.
Tôi thấy kĩ năng giải toán của học sinh chưa cao do nhiều nguyên nhân như
sau:
- Về giáo viên: Còn chủ quan, chưa chú trọng các khâu trong hướng dẫn giải
toán cho học sinh. Chưa khắc sâu các dạng toán cho học sinh đồng thời chưa
chú ý rèn cho các em một số kĩ năng cơ bản về giải toán,…
- Về học sinh: Môn Toán lớp 1 là lớp được đổi mới, nâng cao nội dung dạy học
rõ nhất, trong chương trình trước đây, các em chỉ học cộng trừ các số trong phạm
vi 10, hiện nay các em được học cộng trừ trong phạm vi 100, đặc biệt, các em
còn được học dạng giải bài toán có lời văn từ tuần 23. Đây là nội dung tương đối
khó tiếp thu đối với học sinh. Do khả năng chú ý có chủ định ở học sinh lớp 1
còn yếu, sự tập trung chú ý thiếu bền tính vững. Tri giác thường gắn với hình ảnh
trực quan, trí tưởng tượng của các em còn đơn giản, chưa bền vững, dễ thay đổi,
thích làm việc theo ý mình nhưng lại thích bắt chước người khác đặc biệt là giáo
viên. Một số HS còn nhút nhát, tiếp thu bài chậm do chưa nhận biết được các chữ
cái. Một số em chưa quen với nền nếp học tập, hay nói chuyện, làm việc riêng
trong giờ học, ít học bài ở nhà,…
2


2.2. Các giải pháp.
2.2.1 Giúp học sinh lớp 1 ham thích học môn Toán
Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, ngay từ đầu năm tôi thấy, đa số các em
còn nhút nhát, tôi đã thể hiện sự thân thiện đối với các em “ Vừa là cô giáo, vừa

Phn gii toỏn cú li vn dy trong 27 tiết dạy từ tiết 81 đến tiết
108, tôi đặc biệt chú ý vào 1 số tiết chính sau đây:
Tiết :

Bài toán có lời văn

Tiết 82:

Tiết 106: Luyn tp

Giải toán có lời văn.

Tiết 107: Luyn

tp(tip theo)
Tiết 84

Luyện tập

Tiết 108: Luyn tp

chung
Tiết 105: Giải toán có lời văn(tiếp theo)
2.2.3 S dng dựng dy hc cú hiu qu
a) S dng tranh nh minh ho SGK Toỏn 1:
HS d tip thu bi, nh lõu to khụng khớ lp hc thoi mỏi, tụi ó nghiờn
cu bi, lm v su tm dựng dy hc trong mi tit dy.
Vớ d : Dy bi Phộp tr trong phm vi 7
Bi tp 4: Vit phộp tớnh thớch hp: (SGK Toỏn 1 - trang 69).
Khi hng dn cỏc em quan tranh v minh ho tỡm hiu bi toỏn, tụi quan

ảnh minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi - đáp, thực hành để hình
thành kiến thức mới, HS sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được phóng to trên
bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm.

Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà
An có tất cả mấy con gà?

Hình ảnh 1 : Màn hình xuất hiện nội dung bài toán.

5


Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất
cả mấy con gà?

Hình ảnh 2: Màn hình xuất hiện thêm 5 con gà bên trái và 4 con gà bên phải.

Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả
mấy con gà?
Tóm tắt:

: 5 con gà
Thêm
: 4 con gà
Có tất cả : … con gà?

Hình ảnh 3 : Màn hình xuất hiện thêm phần tóm tắt của bài toán.

Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả
mấy con gà?

thành thạo, nhanh, kết quả chính xác. Mặt khác, đồ dùng và phương tiện dạy học
phụ thuộc vào mục tiêu từng bài dạy, từng hoạt động trong bài dạy, tình hình thực
tế của lớp mà thiết kế bài giảng cho phù hợp có thể sử dụng tranh vẽ để minh
hoạ, có thể trình chiếu trên bài giảng điện tử, kết hợp lời nói cần ngắn gọn dễ
hiểu.
Lưu ý : Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ giáo viên nên chỉ cụ thể bên
trái, bên phải, bên trên hay bên dưới hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ ( người;
con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay đến,…để
các em không nhầm lẫn khi viết phép tính)
2.2.4 Tổ chức tốt việc dạy giải bài toán có lời văn lớp 1:
Trong thực tế giảng dạy môn Toán ở lớp Một, tôi thấy giải bài toán có lời
văn là một dạng mới so với trước đây, dạng toán này các em được học ở tuần 23
trong học kì II. Dạy các em đặt lời giải, trình bày bài toán vất vả hơn dạy HS lựa
chọn các phép tính và làm các phép tính ấy để tìm ra đáp số, bắt buộc lời giải
phải có quan hệ chặt chẽ lo gíc với phép tính thể hiện được điều cần tìm. Đối với
học sinh lớp 1, đa số các em đọc chậm, phải đánh vần nên khi các em đọc bài
toán không nhớ được nghĩa của cụm từ vừa đọc dẫn đến chưa hiểu rõ ý đồ của
bài toán, không nhận biết những cái đã cho (dữ kiện) và cái phải tìm (câu hỏi) các
em hay lầm tưởng lẫn lộn giữa cái đã cho và cái phải tìm nên các em đặt lời giải
7


chưa chính xác, viết phép tính cộng thành trừ, trừ thành cộng dẫn đến kết quả sai
và không biết trình bày bài toán. Vì thế tôi đã nghiên cứu kĩ SGK và và nhận thấy
mặc dù đến tuần 23 học sinh mới được chính thức học cách giải “ bài toán có lời
văn” song SGK đã có ý chuẩn bị từ học kỳ I ngay từ bài “ Phép cộng trong phạm
vi 3” ở tuần 7 đến tuần 16 hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi 10
đều có các bài tập thuộc dạng “ Nhìn tranh viết phép tính vào dãy 5 ô trống”.
Ví dụ: Dạy bài : Luyện tập trang 45
Bài 5 a): SGK (trang 46 Toán 1)

tính vào ô trống, tôi đã hướng dẫn cho các em nêu bài toán bằng lời văn rồi mới
viết phép tính vào ô trống. Dạng bài này yêu cầu cao hơn, không có tranh minh
hoạ mà phải đọc tóm tắt rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống.
Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung ( SGK trang 89)
Bài 5 : Viết phép tính thích hợp:
a)



: 5 quả

b)



: 7 viên bi

Thêm

: 3 quả

Bớt

: 3 viên bi

Có tất cả

: … quả

Còn

Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con.
Hỏi ………………………………………………….?
* Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)
Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến.
Hỏi ………………………………………………….?
- Dạy dạng toán này, tôi giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và
cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời
văn là phải đủ các dữ kiện; cái đã cho và cái cần tìm.
Để đạt được yêu cầu này tôi nêu yêu cầu bài toán, cho một số học sinh nhắc
lại yêu cầu bài toán. Sau đó hướng dẫn các em quan sát hình vẽ minh hoạ (SGK)
Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài
toán, kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp.
+ Có mấy bạn mấy bạn ở bên trái ? (HS trả lời, nhận xét).
+ Có mấy bạn ở bên phải đang đi tới ? (HS trả lời, nhận xét).
- Cho vài em nhắc lại.
- Cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
- Cho các em đọc lại bài toán. (đọc cá nhân, đồng thanh).
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu
cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài
toán.

10


Sau khi hoàn thành 4 bài toán, tôi cho các em đọc lại và xác định bài 1, 2
thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm.
Đây cũng là bước giúp HS hiểu bài toán có lời văn và giải tốt bài toán có lời văn.
Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn ( Sách toán 1 trang 117)
Bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất cả mấy
con gà?

trình độ tiếp thu bài của học sinh để lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp không bắt
buộc nhất thiết HS phải theo một kiểu. Sau khi học sinh đã nêu được câu lời giải
thì tiếp tục hướng dẫn các em viết phép tính như sau:
- Tôi nêu tiếp: “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm phép tính gì?
(tính cộng); Mấy cộng với mấy? (5 + 4) 5 cộng 4 bằng mấy? (5+4 = 9);
Hoặc “Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5+4= 9); Hoặc “
Nhà An có tất cả mấy con gà? (5+4= 9). Đến đây, tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp
“9 này là 9 con gà) nên ta viết “con gà” vào dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 ( con gà).
Để bài toán đầy đủ các bước, tôi hướng dẫn các em viết đáp số.
- Đây là tiết đầu tiên các em thực các em làm toán có lời văn nên các em
không biết trình bày bài toán vào sợ sai vì vậy, tôi đã hướng dẫn tỉ mỉ từng bước
của bài toán sau đó mới hướng dẫn cách trình bày vào vở. Tôi vừa hướng dẫn
vừa trình bày bài toán mẫu (không viết kết quả) trên bảng khoảng 1 tuần để các
em viết vào vở ô li cho quen dần, sau này các em mới có kĩ năng trình bày bài
toán có lời văn.
Bài giải
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = …… ( con gà)
Đáp số : ….. con gà
Với cách hướng dẫn như trên, tôi thấy các em tiếp thu bài rất nhanh và nhớ lâu
qua việc cho các em nhắc lại bài toán nhiều lần sau khi đã điền đủ các dữ kiện
hoặc viết câu hỏi, giúp các em hiểu được bài toán có lời văn là phải có đủ cái đã
cho và cái phải đi tìm (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Khi tôi gợi ý để các em xác
định và viết được câu hỏi bài toán thì các em sẽ dễ dàng đặt lời giải bài toán một
cách chính xác. Do đó đối với những bài toán đã có đầy đủ dữ kiện và yêu cầu,
tôi luôn khuyến khích các em đọc kĩ bài toán sau đó đặt câu hỏi gợi ý để các em
tìm và dùng bút chì gạch chân cái đã cho và cái phải tìm, tóm tắt bài toán và xác
định đúng đơn vị đi kèm rồi suy nghĩ tìm cách đặt lời giải và giải. Tôi luôn
12


35 + 50 = 85 ( cây)

- Lớp 1 A và lớp 2 A trồng :

35 + 50 = 85 ( cây)

- Tất cả trồng là :

35 + 50 = 85 ( cây)

- Số cây hai lớp trồng :

35 + 50 = 85 ( cây)

- Số cây tất cả trồng là:

35 + 50 = 85 ( cây)
13


- Số cây Lớp 1 A và lớp 2 A trồng:

35 + 50 = 85 ( cây)

- Số cây trồng tất cả là :

35 + 50 = 85 ( cây)

Qua cách gợi ý các em biết đặt lời giải và giải bài toán như trên là được. Vì
đây là bước đầu giúp các em hình thành kỹ năng giải toán có lời văn, các em đã

+ Dạng bài toán làm phép trừ: cho đi, bớt đi, đã ăn, đã dùng, dùng hết, ăn hết,
biếu, tặng, cắt đi, ngắn hơn, ít hơn, thấp hơn,…
Tuy nhiên, một số bài toán nâng cao đối với học sinh lớp 1 thì không phải lúc nào
có từ “ nhiều hơn” là phép tính cộng: Ví dụ: An năm nay 7 tuổi. An nhiều hơn
Hằng 1 tuổi. Hỏi năm nay Hằng bao nhiêu tuổi.
Với bài toán này, tôi gợi ý cho các em thấy mối quan hệ giữa số tuổi của An và
Hằng. An nhiều hơn Hằng 1 tuổi, Bài toán hỏi số tuổi của Hằng nên phép tính
đúng là phép trừ: 7 – 1 = 6 ( tuổi)
Tóm lại: Tuỳ từng dạng bài mà tôi nghiên cứu để lựa chọn cách dạy phù hợp
với đối tượng học sinh của lớp mình, củng cố cho các em những kiến thức đã học
có hệ thống. Từ đó các em nắm vững các kiến thức, biết áp dụng làm các bài tập
thực hành thành thạo, góp phần nâng cao hiệu quả tiết dạy.

3. Phần kết luận.
3.1 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Qua tìm hiểu và áp dụng các giải pháp trên vào việc hình thành và bồi dưỡng
năng lực giải toán cho học sinh kết quả điều tra kĩ năng giải toán có lời văn của
lớp 12 vào tuần 32 như sau:
Lớp

Tổng
số

12

30

Giỏi
SL
%

chuyển biến. Kết quả đạt được cao hơn nhiều so với khảo sát lần 1. Cụ thể số
học sinh đạt khá- giỏi tăng cao, không có HS đạt loại yếu. Đa số học sinh đã có
kĩ năng làm bài theo quy trình: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt, phân tích tìm hướng

giải, trình bày bài giải,… Nên nhìn chung các em đều xác định được các dữ kiện
trong bài toán đã biết phân tích để tìm hướng giải cho từng bài toán cụ thể.
15


Phải nói rằng, các kĩ năng cần thiết cho giải toán như: Kĩ năng tìm hiểu đề.
Tóm tắt, phân tích, tìm hướng giải, kĩ năng trình bày bài giải các em đã nắm
chắc. Nhiều em đã biết tóm tắt những bài toán phức tạp, từ đó các em hình dung
và giải được những bài toán nâng cao. Đặc biệt kĩ năng quan trọng, rất cần thiết
đó là phân tích tìm hướng giải cho bài toán đã được các em thực hiện khá
thành thạo. Các em đã biết đặt lời giải hay, phù hợp với hướng giải và phép tính.
Bên cạnh đó nhiều em đã nắm chắc các dạng toán, các phương pháp giải toán
và đã biết vận dụng tốt. Học sinh đã nhanh chóng tìm lời giải và phép tính thích
hợp với bài toán. Các em đã biết giải theo nhiều cách khác nhau và đặc biệt có
nhiều bài toán được giải theo cách thông minh, sáng tạo. Học sinh Khá - Giỏi có
thể giải được các bài toán nâng cao. Nhìn chung học sinh đã hứng thú say mê học
môn toán nói chung và các bài toán có lời văn nói riêng.
Từ kết quả đạt được ở trên, tôi thấy dạy giải toán có lời văn ở lớp lớp 1
không quá khó. Giáo viên và học sinh sẽ thành công nếu kiên trì, cố gắng và vận
dụng các giải pháp phù hợp. Đặc biệt hình thành cho học sinh ý thức ham mê học
tập ngay từ đầu năm học. Giáo viên gần gũi trò chuyện giúp các em không cảm
thấy mệt mỏi khi được học. Sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học như tranh,
ảnh, vật thật, hình ảnh minh hoạ được trình chiếu trên bài giảng điện tử đa dạng
nhiều màu sắc giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu. Trong dạy học nói chung cũng
như trong việc dạy giải toán có lời văn nói riêng giáo viên cần linh động tổ chức
các hình thức và phương pháp dạy học chú ý phát huy tính tích cực, chủ động,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status