skkn một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4 - Pdf 34

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN PHÚ
Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN DU
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO
HỌC SINH LỚP 4

Người thực hiện: ĐẶNG THỊ SÓNG
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục:



- Phương pháp dạy học bộ môn:



- Lĩnh vực khác:



Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Phần mềm
 Phim ảnh
 Hiện vật khác

Năm học: 2010 - 2011



LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP BỐN
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập
làm văn. (Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ
chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau
căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: tả đồ vật, tả
cây cối, tả con vật. Tất cả đều là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với các em
vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em là rất
khó khăn, lúng túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào
đó mà thầy cô, bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ, rất ngán ngẩm khi nhắc đến Tập
làm văn. Bản thân các em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay,
cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học.
Thực tế ở trường Tiểu học Nguyễn Du vẫn còn không ít giáo viên và học
sinh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạn
văn nên chất lượng giờ tập làm văn, lập dàn ý và giờ dạy tập làm văn viết đoạn văn
miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em
hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giao khoa
và sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học
sinh cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn. Còn học sinh, đa
phần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật
theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt khác, với đa số học sinh
lớp Bốn, vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc diễn đạt câu văn, ý văn còn
nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn miêu tả, các em chỉ dừng lại ở
việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một cách đơn giản dẫn đến câu văn
hết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu tả một sự vật thì không biết
phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế nào, …
Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu
văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện:
“Rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn”
II- TỒ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

em không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm cái gì, để
làm gì. Bởi lẽ, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà các em chỉ
viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào
những gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp Bốn thì
việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt buộc các em
phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn.
Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học
các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động
giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng
một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi sẽ ghi cố
định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn
miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp trong các tiết tập
làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài văn.
Ví dụ: Khi dạy bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (sách giáo khoa lớp
Bốn, tập hai, trang 112), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ như
trong sách giáo khoa, tôi sẽ chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng câu
hỏi gợi ý, dẫn dắt cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả
con vật:


Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
- Để giới thiệu con vật sẽ tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con
vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,…)
Thân bài:
a) Tả hình dáng.
- Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi,
miệng (mõm, mỏ), tai, …; mình: thân, lưng, bụng, ngực,…; chi: móng vuốt, cựa,
…; đuôi, cánh, ….), ...
b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn, …)


trước đối tượng miêu tả. Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản
chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tư
tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng
miêu tả.
Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực hiện
thật tốt từng bước:
+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì? hoặc con
gì? hay cây gì?)
+ Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và
cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ
thương, hoặc oai phong, hay dữ tợn,..), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng
theo một trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, hoặc đầu, mình rối
đến chi, …) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn tượng.
Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra
những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất.
+ Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và liên
tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật)
Chẳng hạn, để giúp học sinh làm tốt bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có
chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.) của
bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai, trang
130), thì ở tiết học trước đó, tôi yêu cầu các em:
+ Chọn hoặc nhớ lại một con gà trống mà em đã gặp.
+ Quan sát (hoặc nhớ lại) và ghi lại các đặc điểm của từng bộ phận của nó.
Chú ý ghi thật chi tiết những bộ phận nổi bật của con gà đó.
2.3- Biết chọn lựa, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, nói-viết câu
văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả:
Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân
hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn,
ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn.

Các em sẽ biết tự diễn đạt câu văn trọn ý khi các em biết sắp xếp các từ ngữ
thành câu văn đúng ngữ nghĩa, biết sắp xếp các câu văn thành đoạn văn lôgic,
đúng chủ đề. Tuy nhiên, đây là việc làm rất khó, cần được tập luyện thường xuyên
và khá mất thời gian, mà thời gian ở các tiết học Tập làm văn lại có hạn, vì vậy,
bản thân tôi thường thực hiện không chỉ ở các tiết Tập làm văn mà ở cả các tiết
học khác như Luyện từ và câu hay Chính tả. Với những bài tập có yêu cầu liên
quan đến việc phải trình bày, sắp xếp các ý, câu văn lôgic, hoặc ở một số tiết Tập
làm văn, tôi thường chủ động chuẩn bị các từ ngữ, câu văn theo chủ đề nhất định
đủ dùng cho học sinh hoạt động theo dự kiến. Cho các từ ngữ, yêu cầu học sinh
dùng những từ ngữ đó sắp xếp lại thành những câu văn hoàn chỉnh (hoặc dùng
những câu văn sắp xếp thành đoạn văn) theo chủ đề mà giáo viên yêu cầu. Tiếp đó
có thể tổ chức nhận xét, đánh giá, sửa chữa. Cần đánh giá, nhận xét trên sự sáng
tạo của học sinh, tôn trọng ý tưởng của học sinh, không nhất thiết phải đúng theo
mẫu ấn định sẵn. Tuy nhiên cũng cần phải điều chỉnh, sửa chữa nếu chưa phù hợp.
Ngoài ra, ngay cả khi các em trả lời câu hỏi của thầy cô, của bạn bè hoặc khi yêu
cầu các em trình bày một vấn đề nào đó, tôi đặc biệt chú trọng đến cách trình bày,
diễn đạt của các em (nhất là với những học sinh yếu). Khi thấy học trò trình bày
vấn đề lủng củng, không rõ ràng hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp, tôi sẽ nhận
xét khéo và gợi ý, tập cho các em và cả các bạn khác cùng cân nhắc, diễn đạt lại
vấn đề sao cho trôi chảy, rõ ràng, đủ ý, và dễ hiểu.
*Tập kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày:
Đối với học sinh lớp Bốn thì đây là việc làm rất khó khăn, ít em tự thực hiện
được. Việc tập cho các em biết tự kiểm tra, rà soát lại bài viết về cả nội dung và
cách diễn đạt, cách trình bày là rất cần thiết, nó không chỉ giúp các em nâng cao


khả năng làm văn, nâng cao chất lượng câu văn, đoạn văn, bài văn của các em mà
còn giúp cho các em rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt vấn đề.
Trong mỗi giờ Tập làm văn, nhất là văn viết, tôi hết sức chú trọng việc tập
cho học sinh biết tự cân nhắc, trau chuốt câu văn, ý văn cho phù hợp. Khi các em

làm văn cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.
Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; việc viết
một đoạn văn, hay bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn. Các em đã biết miêu tả
một số đặc điểm của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ
pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm; bước


đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý văn của các em
không còn nặng tính liệt kê hay kể lể nữa.
Nhờ vậy mà chất lượng phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng Việt đã
nâng lên rõ rệt. Xin trích dẫn vài số liệu thống kê kết quả khảo sát khả năng làm
văn và kết quả kiểm tra định kì phân môn Tập làm văn của 33 học sinh ở lớp tôi
chủ nhiệm như sau:
Năm học 2010-2011:
Kết quả khảo sát về khả năng làm văn:
Thời điểm khảo sát/Số học sinh đạt
Khả năng
Đầu
Cuối học Cuối học
năm học
kì I
kì II
- Biết lập dàn bài, viết bài văn đủ 3 phần.
2
25
30
- Biết viết câu văn rõ ý, đúng ngữ pháp,
4
10
15

4

sóc, bảo vệ con vật đó.

DÀN BÀI CHUNG CỦA BÀI VĂN
MIÊU TẢ CON VẬT
Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
(Đó là con gì? Em thấy nó ở đâu? Lí do gì
khiến em chọn nó? …)
Thân bài:
a) Tả hình dáng.
- Nhận xét chung về con vật (đẹp, xấu, hiền,
dữ, …)
- Tả các bộ phận của con vật:
+ Đầu, tai, mắt, mũi, miệng (mõm, mỏ),

+ Thân hình, lưng, bụng, ngực, lông, …
+ Chân, cánh, đuôi, …
+ Bộ phận nổi bật nhất, đẹp nhất.


b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt
động chính của con vật.
- Tả thói quen sinh hoạt (ăn, ngủ, đùa giỡn,
…)
- Tả những hoạt động chính (bắt chuột, giữ
nhà, mừng chủ, kiếm mồi,…)
Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
- Nêu tình cảm dành cho con vật, cách chăm
sóc, bảo vệ con vật đó.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status