Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam hiện hành - Pdf 48

PHẠM THỊ QUỲNH NGỌC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
LUẬT KINH TẾ

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

PHẠM THỊ QUỲNH NGỌC

2014 - 2016

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM HIỆN HÀNH

PHẠM THỊ QUỲNH NGỌC

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

hiệu, toàn thể quý thầy cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học,
Khoa luật Viện đại học Mở đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm
luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày.....tháng .... năm 2016
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ......................................................... 1
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ................................................................... 2
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 3
4. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................. 3
5. Những đóng góp mới của Luận văn .................................................................. 4
6. Bố cục của Luận văn.......................................................................................... 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA ....................................................................................................................... 5
1.1. Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa ......................................... 5
1.2. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa..................................................... 11

Ý nghĩa

1

BLDS

Bộ luật Dân sự

2

DN

Doanh nghiệp

3

HĐMBHH

Hợp đồng mua bán hàng hóa

4

LTM

Luật Thương mại

5

MBHH


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Mua bán hàng hóa (MBHH) đã từng là hình thức chủ yếu của hoạt động
thương mại. Hiện nay, mặc dù có nhiều hình thức hoạt động thương mại mới xuất
hiện nhưng mua bán hàng hóa vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương
mại. Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) là một phương thức giao dịch phổ
biến trong đời sống kinh tế - xã hội kể từ khi con người biết trao đổi sản phẩm

1


phục vụ cho nhu cầu và sự tồn tại của mình. Cho đến nay, chúng ta không thể phủ
nhận vai trò quan trọng của phương thức giao dịch này.
Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các khái niệm đổi mới
và “mở cửa”, nền kinh tế Việt Nam đã được chuyển mình và bước đầu tự khẳng
định trên trường quốc tế bằng những chỉ số về tốc độ phát triển, về sự ổn định của
môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, khi nhắc đến những cơ hội thì không thể bỏ
qua những thách thức. Những thách thức này luôn hiện hữu đối với mọi chủ thể
của nền kinh tế. Nó đòi hỏi chúng ta phải đạt tới một tầm cao mới. Pháp luật về
hợp đồng nói chung và HĐMBHH nói riêng là một lĩnh vực quan trọng cần được
hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Không thế nói tới một nền kinh
tế phát triển khi mà ở đó sự lưu thông hàng hóa ở một trình độ thấp. Hậu quả của
nó đối với kinh tế quốc gia, hoặc là chậm phát triển kinh tế hàng hóa, hoặc là gánh
chịu hậu quả của các giao dịch mua bán thiếu sự bảo đảm chặt chẽ của pháp luật
về hợp đồng. Có thể hình dung, hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa như sự vận
chuyển máu nuôi cơ thể và HĐMBHH giữ vai trò như một sự đảm bảo tính ổn
định của dòng lưu chuyển ấy. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu pháp luật điều
chỉnh HĐMBHH là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết hiện nay, nhằm tạo điều kiện
xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp luật này, tạo ra môi trường pháp lý ổn
định, bảo đảm được quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh.
Xuất phát từ lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Hợp đồng mua bán hàng hóa

học pháp lý thời gian qua. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
như: “Một số vấn đề pháp lý về HĐMBHH trong thương mại” của Nguyễn Ngoc
Minh (2007); “Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng thương mại trong điều
kiện sửa đổi, bổ sung BLDS” của Dư Hoài Phương (2014); “Quyền tự do hợp
đồng trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” của TS. Phạm Hoài Giang (2007);
“Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của TS. Lê Minh
Hùng (2010); “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật Hoa Kỳ” của Th.S Nguyễn Thị Mai Hương (2010);… các công trình trên

3


đây là nguồn tài liệu vô cùng quý báu giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan
trọng phục vụ cho việc nghiên cứu Luận văn.
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên đây chưa thực sự đi sâu vào vấn đề
pháp luật hiện hành quy định như thế nào về HĐMBHH. Từ việc quy định đó có
những ưu điểm và hạn chế gì
5. Những đóng góp mới của Luận văn
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong Luận văn có một số điểm mới sau:
- Tiếp tục làm rõ được một số vấn đề lý luận về HĐMBHH như: bản chất,
khái niệm, đặc điểm, vai trò của HĐMBHH, xu hướng điều chỉnh của pháp luật
Việt Nam…
- Nêu được các quy định của pháp luật hiện hành về HĐMBHH, như: đối
tượng của hợp đồng, chủ thể ký kết hợp đồng, nội dung của HĐMBHH, thực hiện
hợp đồng… đồng thời nêu những nhận xét về các quy định đó. Từ đó đưa ra một
số ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về HĐMBHH.
- Đặc biệt, Luận văn có đưa ra được điểm mới đó là: sự điều chỉnh của pháp
luật Việt Nam về HĐMBHH với thương nhân nước ngoài trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.
6. Bố cục của Luận văn

toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hóa theo thỏa thuận”.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, các bên tham gia vào hoạt động
mua bán hàng hóa đều hướng tới mục đích sinh lời, vì vậy HĐMBHH là một loại
hợp đồng thương mại. Căn cứ vào khái niệm mua bán hàng hóa kết hợp với các
quy định của BLDS 2005 về hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản, có thể
đưa ra khái niệm HĐMBHH như sau: HĐMBHH là sự thỏa thuận giữa các bên,

5


theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên
mua và nhận thanh toán; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán cho
bên bán.
Như vậy, để hình thành HĐMBHH, phải có sự thống nhất ý chí giữa các
bên và sự thống nhất ý chí đó sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ. Sự
thống nhất ý chí này phải được hình thành trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, không
chịu bất kỳ sự tác động nào từ bên ngoài.
HĐMBHH và hợp đồng mua bán tài sản là hai khái niệm có nhiều điểm
tương đồng. Tuy nhiên, khái niệm hợp đồng mua bán tài sản có phạm vi rộng hơn.
Quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại là một quan hệ dân sư theo nghĩa
rộng. Vì vậy, HĐMBHH trước hết chịu sự điều chỉnh của BLDS. Xét về bản chất,
hàng hóa cũng là một loại tài sản. Hàng hóa là đối tượng của HĐMBHH bao gồm:
tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật
gắn liền với đất đai (khoản 2, Điều 3, LTM 2005). Còn đối tượng của hợp đồng
mua bán tài sản lại bao gồm tất cả các tài sản được phép giao dịch bao gồm: Vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (Điều 163 và Điều 429 BLDS 2005). Như
vậy, đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản có tính chất bao trùm so với đối
tượng của HĐMBHH trong thương mại. Chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản
rộng hơn chủ thể của HĐMBHH trong thương mại. HĐMBHH trong thương mại

HĐMBHH giữa một bên là thương nhân và một bên không phải là thương nhân.
Như vậy, chủ thể của HĐMBHH gồm các chủ thể là thương nhân và các chủ thể
không phải là thương nhân.
Để có thể tham gia giao kết HĐMBHH, các chủ thể không phải là thương
nhân chỉ cần đảm bảo điều kiện có năng lực hành vi dân sự. Các chủ thể này sẽ
chịu sự điều chỉnh của LTM nếu họ chọn áp dụng LTM (xem khoản 3, Điều 1,
LTM 2005).
Đối với các chủ thể là thương nhân, họ cần đảm bảo điều kiện có năng lực
hành vi thương mại. Điều kiện này cho phép các thương nhân bằng chính hành vi
của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ thương mại. Năng lực hành vi

7


thương mại cơ bản gồm các nội dung giống với năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra,
để có năng lực hành vi thương mại, chủ thể còn phải thỏa mãn các quy định đặc
thù như yêu cầu về chứng chỉ hành nghề, yêu cầu về giấy phép kinh doanh các mặt
hàng bị hạn chế lưu thông, yêu cầu đăng ký kinh doanh, yêu cầu bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp… Khoản 1, Điều 6, LTM 2005 quy định: “Thương nhân bao
gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Như vậy, thương
nhân là những chủ thể có năng lực hành vi thương mại, có đăng ký kinh doanh,
thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì
lợi ích của chính bản thân. Hành vi thương mại của thương nhân phải được thực
hiện một cách thương xuyên, liên tục và nhằm mục tiêu tạo ra nguồn thu nhập
chính đáng cho thương nhân (không phân biệt là có thu được lợi nhuận trên thực tế
hay không).
- Thứ hai, đối tượng của HĐMBHH
Đối tượng của HĐMBHH là hàng hóa. Hiểu theo nghĩa thông thường, hàng
hóa là sản phẩm của lao động, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mã nhu cầu của

mua bán hàng hóa bất hợp pháp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đối với
các hàng hóa bị hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì việc mua bán
hàng hóa chỉ được thực hiện khi hàng hóa và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Thứ ba, hình thức của HĐMBHH
HĐMBHH trong thương mại đa dạng về hình thức. Pháp luật của hầu hết
các nước đều quy định HĐMBHH có thể được ký kết dưới nhiều hình thức, như:
văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên tham gia
hợp đồng.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 quy định hình thức của hợp đồng
kinh tế phải bằng văn bản, tài liệu giao dịch, công văn, điện báo, đơn chào hàng,
đơn đặt hàng là phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa. Tuy nhiên, nó lại trở thành
rào cản đối với quyền tự do định đoạt của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường.
Với xu hướng mở rộng quyền tự do định đoạt của các chủ thể khi tham gia giao kết

9


hợp đồng, LTM 1997 cũng như LTM 2005 quy định HĐMBHH có thể được giao
kết dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể (khoản 2 Điều 49 LTM
1997; khoản 1 Điều 24 LTM 2005). Đối với các hợp đồng được thực hiện thông
qua chứng từ điện tử, nếu thông tin chứa trong chứng từ điện tử đó có thể truy cập
được để sử dụng khi cần thiết thì pháp luật cũng công nhận giá trị pháp lý như văn
bản của các hợp đồng này (Điều 8 Nghi định số 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về
thương mại điện tử). Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật vẫn
đòi hỏi hợp đồng phải được lập thành văn bản như đối với HĐMBHH quốc tế hay
hợp đồng mua bán nhà ở (khoản 3 Điều 49 LTM 1997; khoản 2 Điều 24 LTM
2005).
- Thứ tư, nội dung của HĐMBHH
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là toàn bộ các quyền và nghĩa vụ

- Với HĐMBHH chọn áp dụng LTM: chủ thể của hợp đồng này không bắt
buộc phải là thương nhân, còn HĐMBHH trong thương mại luôn có một bên chủ
thể là thương nhân. Do mang bản chất thương mại nên HĐMBHH trong thương
mại luôn chịu sự điều chỉnh của LTM. HĐMBHH chọn áp dụng LTM chỉ chịu sự
điều chỉnh của LTM trong trường hợp các bên tham gia lựa chọn LTM để điều
chỉnh hợp đồng.
1.2. Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa
• HĐMBHH giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại
Mua bán hàng hóa chính là nhân tố cơ bản tạo ra nền kinh tế thị trường.
Ngữ nghĩa của từ “thị trường” với ý nghĩa là nơi diễn ra các hoạt động mua bán,
nó đã bao hàm tính tổ chức rất cao, ở đó những tập quán, tiền lệ thương mại được
hình thành và tồn tại với sự chấp nhận của các thương nhân. Từ rất sớm trong lịch
sử loài người đã xuất hiện những thương nhân. Trải qua nhiều thế hệ, họ sống bằng
việc mua bán hàng hóa từ vùng này sang vùng khác, từ quốc gia này sang quốc gia
khác để kiếm lợi nhuận. Thực tiễn của hoạt động buôn bán đã đặt ra cho họ những
luật lệ, nguyên tắc và tập quán thương mại. HĐMBHH qua nhiều thời kỳ đã tồn tại
phổ biến dưới nhiều hính thức khác nhau. Bằng lời nói hay bằng văn bản nó cũng
chưa đựng những quy tắc chặt chẽ và buộc các bên ký kết phải tôn trọng nếu

11


không muốn bị tẩy chay và đặt ra ngoài vòng của “thị trường” đó. Bất cứ tổ chức
hay cá nhân nào tham gia thị trường, bằng một lời nói, một hành vi đơn giản hay
bằng giấy tờ văn bản mà làm xuất hiện một sự lưu thông hàng hóa thì HĐMBHH
được xem là đã phát sinh. Giá trị của nó thực tế đã tồn tại và bảo đảm cho sự theo
đuổi hiệu quả của các bên trong suốt quá trình thực hiện HĐMBHH. Không có
HĐMBHH – hình thức của giao dịch, thì không có hoạt động thương mại trong
mua bán hàng hóa.
HĐMBHH với tính ổn định của các tập quán thương mại và tính linh hoạt

- Thứ hai, Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Là HĐMBHH có thêm
yếu tố quốc tế - là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Tại Điều 27 LTM
2005 quy định: "Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu".
- Thứ ba, Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết thông qua Sở giao
dịch hàng hóa: Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương
mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của
một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của
Sở giao dịch hàng hóa, với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và
thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai (Điều 63 LTM
2005). Theo quy định tại Điều 64 LTM 2005, HĐMBHH qua Sở giao dịch hàng hóa
bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
1.4. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng
mua bán hàng hóa ở Việt Nam
Nhìn từ góc độ lịch sử, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của
pháp luật về HĐMBHH của Việt Nam thành bốn giai đoạn chính:
• Giai đoạn 1954 – 1960
Đây là giai đoạn cách mạng Việt Nam phải thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ, đó là tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng
miền Nam. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ này bao gồm nhiều thành phần kinh

13


tế, đó là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể,
kinh tế tư bản tư doanh.
Để phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, Chính phủ đã sớm quan tâm xây dựng
một văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong kinh doanh. Ngày
10/4/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời số 735-TTh về hợp
đồng kinh doanh, lần đầu tiên khái niệm hợp đồng kinh doanh được ghi nhận trong

là bản Điều lệ chính thức đầu tiên của nước ta về chế độ hợp đồng kinh tế. Tuy
nhiên, cũng tương tự như bản Điều lệ tạm thời trước đây, bản Điều lệ này cũng
mang nặng tính áp đặt, đi ngược lại với bản chất tự do thỏa thuận của hợp đồng.
Như vậy, pháp luật điều chỉnh hợp đồng kinh tế trong thời kỳ này hoàn toàn
mang tính phi hợp đồng. Hợp đồng kinh tế nói chung, HĐMBHH nói riêng đã đi
ngược lại bản chất vốn có của nó, trở thành công cụ kinh tế để thực hiện quan hệ
phân phối, lưu thông hàng hóa
• Giai đoạn 1989 – 2005
Cùng với công cuộc đổi mới về mọi mặt trong đời sống xã hội của đất nước,
pháp luật thời kỳ này đã đưa quan hệ HĐMBHH trở lại đúng với bản chất của nó,
phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn này, HĐMBHH
chịu sự điều chỉnh của ba văn bản pháp luật chính đó là Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế 1989, BLDS năm 1995, LTM 1997.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/9/1989 quy định hợp đồng
kinh tế phải được giao kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Pháp
lệnh còn nhấn mạnh, ký kết hơp đồng kinh tế là quyền của các đơn vị kinh tế.
Không một đơn vị kinh tế nào được phép áp đặt ý chí của mình cho các đơn vị
kinh tế khác khi ký kết hợp đồng. Ngoài ra, Pháp lệnh còn mở rộng phạm vi chủ
thể của hợp đồng kinh tế đến mọi thành phần kinh tế.
BLDS 1995 ra đời một lần nữa khẳng định lại bản chất của quan hệ hợp
đồng. BLDS 1995 quy định hợp đồng phải được giao kết trên cơ sở tự do, tự
nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng. Bên cạnh đó,
BLDS 1995 đã quy định các vấn đề cơ bản của hợp đồng như: Nội dung chủ yếu

15


của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, các nguyên tắc thực hiện hợp đồng, các loại
hợp đồng cơ bản…
LTM 1997 được thông qua ngày 10/5/1997 đã góp phần cụ thể hóa các quy

pháp luật và thông lệ quốc tế. Ngoài ra, các quy định về hợp đồng được tiếp cận
theo hướng mở rộng tối đa quyền tự định đoạt của các chủ thể, phù hợp với đòi hỏi
của nền kinh tế thị trường.
Thông qua lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về HĐMBHH của
Việt Nam và thực tiễn quan hệ kinh tế, thương mại trong và ngoài nước, ta thấy:
- Thứ nhất, HĐMBHH là một tồn tại tất yếu
HĐMBHH là sự thể hiện ra bên ngoài nhu cầu cải thiện cuộc sống, nhu cầu
phát triển của con người. HĐMBHH đã đưa mọi người đến thống nhất với nhau
trong sự mua bán hàng hóa, theo những đòi hỏi của bản năng và điều kiện sống. Ở
đó, các bên đều đáp ứng được cho nhau các nghĩa vụ và đạt được quyền lợi của
mình. Giống như quy luật cung – cầu trong kinh tế học, dòng chảy của chuỗi các
HĐMBHH là bất tận. Từ nhu cầu của mình, con người cần hàng hóa và sự phát
triển của hàng hóa lại kích thích nhu cầu của con người.
- Thứ hai, HĐMBHH và hội nhập kinh tế
Bằng ngôn ngữ, HĐMBHH là phương tiện để các giao dịch mua bán hàng
hóa được thực hiện. Các giao dịch này diễn ra giữa hai hay nhiều người, trong
phạm vi một quốc gia hoặc vượt ra ngoài biên giới quốc gia… Hàng nghìn năm
trước đây, HĐMBHH đã theo những dòng chảy thương mại từ các châu lục Á, Âu,
Phi gặp nhau và làm nên sự phồn thịnh của một số quốc gia, sự giàu có của nhiều
thương nhân ở Trung Quốc, Ba Tư, La Mã và Carthage. Ngày nay, hội nhập kinh
tế diễn ra mạnh mẽ hơn rất nhiều, người ta gọi nó dưới cái tên “xu hướng toàn cầu
hóa”. HĐMBHH ngày càng phát triển và không chỉ là HĐMBHH giữa các thương
nhân, chủ thể HĐMBHH ngày nay còn được hiểu rộng ra là những quốc gia, khi
mà đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa chiến lược như dầu lửa, lương thực.
Chính phủ nhiều nước thường đi tiền trạm cho những cuộc thương lượng các
HĐMBHH loại này. Sau khi đạt được một thỏa thuận khung về điều kiện mua,
bán, tiêu chuẩn chất lượng… việc mua, bán được Chính phủ phân bố cho các

17


18



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status