Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật việt nam luận văn ths luật - Pdf 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------

ĐẶNG HUY CƯỜNG

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG (TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
----------

ĐẶNG HUY CƯỜNG

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG (TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU
THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH)

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số
: 60 38 01 04


1.1.1. Khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp trong giai đoạn điều tra ..................................................... 8
1.1.2. Khái niệm tội phạm về tham nhũng ............................................. 22
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng ........ 26
1.1.4. Vai trò của thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng...................................... 30
1.2. CÁC YẾU TỐ ĐẢM BẢO THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM
SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN
THAM NHŨNG ...................................................................................................32
1.2.1. Bảo đảm pháp lý .......................................................................... 32
1.2.2. Sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và sự thống nhất trong
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân ...... 34
1.2.3. Bảo đảm về tổ chức ...................................................................... 35
1.2.4. Các bảo đảm khác........................................................................ 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................... 38


Chương 2. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ
PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG
VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH TỪ
NĂM 2009 ĐẾN 2013 .............................................................................. 39
2.1. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỰC
HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG ..................39
2.1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công
tố trong giai đoạn điều tra ..................................................................... 40
2.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra ................................................................ 51

SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN
THAM NHŨNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở TỈNH QUẢNG
NINH .....................................................................................................................81
3.2.1. Nhóm giải pháp chung về thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng ........ 81
3.2.2. Nhóm giải pháp về áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công
tố ở giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân
ở tỉnh Quảng Ninh ................................................................................. 94
KẾT LUẬN ............................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BLHS

:

Bộ luật hình sự

BLTTHS

:

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT

:


Trách nhiệm hình sự

TTHS

:

Tố tụng hình sự

THQCT

:

Thực hành quyền công tố

VKSND

:

Viện kiểm sát nhân dân

VKS

:

Viện kiểm sát


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số vụ và người phạm tội tham nhũng bị khởi tố trên địa bàn tỉnh

tội phạm tham nhũng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đấu tranh chống loại tội
phạm này rất khó khăn vì người phạm tội là những người có chức vụ quyền

1


hạn, có trình độ cao và có nhiều mối quan hệ kể cả với cán bộ làm trong các
cơ quan tư pháp, có khả năng che giấu tội phạm…, từ đó gây không ít khó
khăn cho công tác điều tra, truy tố. Do đó, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng là rất cần thiết, góp phần
nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay.
Cùng với những thành tựu của đất nước sau hơn 25 năm đổi mới, tỉnh
Quảng Ninh đã có sự phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực: kinh tế tăng trưởng
mạnh, chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, trật tự, an toàn xã
hội được giữ vững, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả tích cực, những mặt trái của nền kinh tế thị trường đã
tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội của tỉnh Quảng Ninh, đó
là tình hình tội phạm và các loại tệ nạn xã hội gia tăng, đặc biệt là các loại tội
phạm tham nhũng.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án tham nhũng nói riêng
là một hoạt động quan trọng của quá trình đấu tranh phòng và chống tội
phạm của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp ở tỉnh Quảng Ninh. Trong những
năm qua, hoạt động này đã thu được những kết quả to lớn, nên về cơ bản,
ngành Kiểm sát Quảng Ninh thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ
án tham nhũng ở tỉnh Quảng Ninh không phải không có những hạn chế bất

đoạn điều tra”, do Tiến sĩ Lê Hữu Thể chủ biên, Nxb Tư pháp năm 2008.
- “Quyền công tố ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ khoa học Luật học năm
2002 của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa, Viện Nhà nước và pháp luật.

3


- “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp”, của tác giả Hà Mạnh Trí, trên
tạp chí Nhà nước và pháp luật số 01/2003.
- “Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát theo yêu cầu
cải cách tư pháp”, của tác giả Nguyễn Duy Giảng, trên tạp chí Kiểm sát số 14
và 16 năm 2008.
- “Một số vấn đề về chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố, gắn
công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp”, của tác giả
Trần Công Phàn, trên tạp chí Kiểm sát tháng 01 năm 2012.
- “Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra
các vụ án buôn bán người của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh”,
Luận văn Thạc sỹ Luật học của tác giả Vũ Trọng Lĩnh, Học viện Chính trị –
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Hai là, nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến tội phạm về Tham
nhũng gồm:
- “Tình hình, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng chống các
tội tham nhũng”, Luận án tiến sỹ khoa học Luật học năm 2004 của tác giả
Trần Công Phàn, Viện Nhà nước và pháp luật.
- “Đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta”, Đề tài của Ban Nội chính
Trung ương, năm 1998.
- “Tham nhũng và biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc”, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2009.

3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích nghiên cứu đề tài:
Trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ
án tham nhũng, Luận văn đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các
vụ án tham nhũng của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

5


- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng, như khái
niệm, đặc điểm, vai trò của thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng, những yếu tố ảnh hưởng
và các điều kiện đảm bảo trong hoạt động đó của Viện kiểm sát nhân dân.
+ Phân tích quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ
án tham nhũng và đánh giá thực trạng công tác này của Viện kiểm sát nhân
dân ở tỉnh Quảng Ninh từ 2009 đến năm 2013; phân tích làm rõ những kết
quả đã đạt được; những khó khăn, vướng mắc cũng như những hạn chế, bất
cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.
+ Đề xuất các quan điểm, giải pháp khả thi để bảo đảm thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ
án tham nhũng của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Quảng Ninh đúng pháp
luật, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn

văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham nhũng
Chương 2: Quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra
các vụ án tham nhũng và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
từ năm 2009 đến năm 2013
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đảm bảo thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra các vụ án tham
nhũng của Viện kiểm sát nhân dân ở tỉnh Quảng Ninh

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ
KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA THỰC HÀNH QUYỀN
CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU
TRA CÁC VỤ ÁN THAM NHŨNG

1.1.1. Khái niệm quyền công tố, thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra
1.1.1.1. Khái niệm quyền công tố
Trong lịch sử xã hội loài người, quyền công tố xuất hiện gắn với sự ra
đời của Nhà nước và Pháp luật. Trong bất kỳ xã hội nào, khi đã xuất hiện Nhà
nước, bên cạnh lực lượng thống trị xã hội luôn luôn tồn tại một hoặc nhiều lực
lượng bị thống trị có thái độ, hành động thù địch chống lại lực lượng thống
trị, biểu hiện ở những hành vi vi phạm pháp luật đến mức nguy hiểm đe dọa

diễn ra ở giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Quan điểm thứ ba cho rằng, QCT là quyền đại diện cho Nhà nước đưa
các vụ việc vi phạm pháp luật nói chung ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích
Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật. Đây là quan điểm chính thống của ngành
kiểm sát giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1985, được đưa vào chương trình
giảng dạy của Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội. [28,tr.84-87].
Quan điểm thứ tư cho rằng, QCT là quyền của Nhà nước giao cho các
cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội [37, tr10]. Theo quan điểm này, không chỉ Viện kiểm sát mà
các cơ quan khác tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Toà án đều được
thực hiện QCT.

9


Quan điểm thứ năm cho rằng, Công tố là sự cáo buộc của Nhà nước
với các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hành chính, dân sự,
kinh tế và luật hình sự [37, tr.11]. Theo quan điểm này, QCT không chỉ được
thực hiện trong tố tụng hình sự mà còn được thực hiện trong tố tụng dân sự,
kinh tế, lao động và hành chính.
Quan điểm thứ sáu cho rằng: QCT là quyền nhân danh Nhà nước thực
hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này
thuộc về Nhà nước, được Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở Việt
Nam là Viện kiểm sát nhân dân) để phát hiện tội phạm và truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người phạm tội [12, tr 40].
Trên đây là một số quan điểm khác nhau tồn tại khá phổ biến hiện nay
về khái niệm QCT. Mỗi quan điểm đều có những hạt nhân hợp lý riêng. Tuy
vậy, theo ý kiến chúng tôi, các quan điểm từ thứ nhất đến thứ năm còn những
bất cập nhất định nhìn từ khía cạnh quy định của pháp luật, khoa học cũng
như thực tiễn, thể hiện: Hoặc là coi QCT chỉ là hình thức thực hiện chức năng

hoặc người thân thích của họ sử dụng để khởi kiện, khởi tố chống lại người đã
thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân. Sự ra đời của chế định tư tố xuất phát từ quan niệm của người xưa
cho rằng việc bảo vệ các quyền và lợi ích của cá nhân bị người khác xâm hại
là quyền riêng tư của mỗi người, Nhà nước không cần thiết và không có trách
nhiệm phải can thiệp vào những việc đó. Trong điều kiện như vậy QCT chỉ
được sử dụng trong một phạm vi hạn hẹp nhằm bảo vệ các lợi ích có tính chất
công. Tuy nhiên thực tế cho thấy, để tiến hành một vụ án hình sự phải mất rất
nhiều thời gian, công sức, tiền của cho quá trình thu thập, cung cấp chứng cứ
cho Tòa án, điều này không phải ai cũng có điều kiện thực hiện. Mặt khác,
việc pháp luật cho phép người bị hại có quyền hòa giải với người phạm tội
dẫn đến có nhiều vụ án nghiêm trọng không bị xét xử và trừng phạt, không
đảm bảo sự công bằng trong xã hội. Chính từ thực tế này, cùng với sự phát

11


triển của xã hội, dần dần Nhà nước thấy cần can thiệp vào quá trình giải quyết
các vụ án tư tố, sử dụng QCT để bảo vệ trật tự và công bằng xã hội. Do vậy
quyền tư tố ngày càng thu hẹp, hầu hết ở các quốc gia quyền tư tố chỉ còn tồn
tại ở một số tội và thông thường dừng lại ở việc người bị hại yêu cầu khởi tố
vụ án, cung cấp chứng cứ, yêu cầu bồi thường thiệt hại, thực hiện việc buộc
tội bị cáo trước tòa và ngay cả trong các trường hợp này sự buộc tội của họ
cũng chỉ là phụ bên cạnh sự buộc tội của cơ quan công tố.
Từ những phân tích ở trên chúng tôi cho rằng, QCT là quyền của cơ
quan nhà nước được Nhà nước ủy quyền (ở Việt Nam Nhà nước ủy quyền cho
Viện kiểm sát), nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước tòa án và đồng
thời bảo vệ sự buộc tội đó.
Về đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố: Do còn tồn tại

trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử” [37, tr.27].
- Phạm vi thực hành quyền công tố:
Để xác định phạm vi THQCT, cần xem xét đến phạm vi của QCT, bởi
QCT là cơ sở, nền tảng để THQCT. Như đã đề cập ở phần trên, QCT phát
sinh ngay khi có tội phạm xảy ra, do đó về mặt nguyên tắc, cứ có tội phạm
xảy ra là đòi hỏi QCT phải được phát động. Song, để có cơ sở phát động QCT
phải có một giai đoạn chuẩn bị để thu thập tài liệu, chứng cứ về tội phạm xảy
ra như: tiếp nhận, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, tiến hành một số hoạt
động điều tra ban đầu trước khi khởi tố vụ án như: khám nghiệm hiện trường,
lấy lời khai của những người có liên quan hoặc những người biết về vụ việc…
Và khi các tài liệu thu thập được xác định có dấu hiệu của vụ án hình sự thì
Viện kiểm sát bắt đầu THQCT bằng việc tự mình khởi tố hoặc yêu cầu Cơ
quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án. Trường hợp việc khởi tố vụ án do
Cơ quan điều tra hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra thì phải được sự đồng ý của Viện kiểm sát. Trên thực tế, có
không ít tội phạm xảy ra nhưng không được phát hiện để khởi tố (Khoa học

13


pháp lý gọi là tội phạm ẩn). Yêu cầu phát hiện kịp thời và khởi tố điều tra mọi
hành vi phạm tội đương nhiên là vấn đề có tính nguyên tắc. Bởi vì, Nhà nước
có trách nhiệm nhân danh xã hội truy cứu TNHS đối với mọi người phạm tội.
QCT luôn “treo trên đầu” đối với tất cả những ai đã thực hiện hành vi phạm
tội nhưng chưa bị phát hiện để khởi tố điều tra. Điều này có nghĩa là, phạm vi
QCT bao giờ cũng rộng hơn phạm vi THQCT. Về mặt nguyên tắc, phạm vi
QCT bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra (vì lúc đó đã xuất hiện mối quan hệ
giữa Nhà nước với người phạm tội) và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp
luật, không bị kháng nghị (quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đã đạt được
thông qua bản án có hiệu lực pháp luật). Trên thực tế, không phải trường hợp

tra cũng có quyền thực hiện. Chính vì vậy, hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm
cho rằng, các cơ quan trên cũng THQCT.
Ở đây đã có sự nhầm lẫn giữa quyền năng tố tụng với quyền của cơ
quan công tố. Chỉ có cơ quan sử dụng tất cả các quyền năng pháp lý cần thiết
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội mới là cơ quan
THQCT. Ở nước ta chỉ có Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất THQCT, Cơ
quan điều tra chỉ là người hỗ trợ Viện kiểm sát đưa vụ án ra toà, Toà án chỉ
xét xử những tội phạm và những người phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố
[12, tr.46].
Với những phân tích trên có thể quan niệm, nội dung THQCT là việc
Viện kiểm sát sử dụng các quyền năng tố tụng độc lập do pháp luật quy định
nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, không để lọt
người, lọt tội, không làm oan người vô tội, được thực hiện ngay từ khi khởi tố
vụ án và trong suốt quá trình tố tụng.
Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên về khái niệm, phạm vi và nội
dung của THQCT, có thể đi đến kết luận về khái niệm, phạm vi và nội dung
của THQCT ở giai đoạn điều tra của VKSND như sau: THQCT trong giai
đoạn điều tra là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý

15


thuộc nội dung QCT để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội,
được thực hiện từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định
truy tố bị can ra trước Toà án để xét xử hoặc khi vụ án được đình chỉ theo
quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
1.1.1.3. Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra
KSHĐTP ở giai đoạn điều tra là một bộ phận cấu thành hoạt động
KSHĐTP trong TTHS của VKSND. Bởi vậy, để đi đến khái niệm thống nhất về
KSHĐTP trong giai đoạn điều tra, làm rõ đối tượng, nội dung và phạm vi của

pháp luật trên các lĩnh vực hoạt động hành chính, kinh tế, xã hội và hoạt động
tư pháp. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung (năm 2001) với việc thu hẹp
phạm vi chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật, bỏ hoạt động kiểm sát chung
của VKS. Phạm vi còn lại của chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật được
thể hiện trong thuật ngữ mới là “kiểm sát các hoạt động tư pháp”.
Kiểm sát hoạt động tư pháp vừa là một hoạt động tư pháp (Viện kiểm
sát nhân dân là cơ quan tư pháp), vừa là hoạt động kiểm tra, giám sát từ bên
ngoài đối với hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp như cơ quan điều
tra, Tòa án, Cơ quan thi hành án, của những người tiến hành tố tụng và những
người tham gia tố tụng. Nhằm bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm
minh, thống nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng như quyền
và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội được bảo đảm một cách tốt nhất,
không bị vi phạm.
Trong tố tụng hình sự: Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân
theo pháp luật… bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất. Trong các giai đoạn của tố tụng hình sự, Viện kiểm sát có trách
nhiệm áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi
phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Khi thực hiện nhiệm vụ
của mình, kiểm sát viên chỉ tuân theo pháp luật, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và sự lãnh đạo thống nhất của Viện

17


Trích đoạn Bảo đảm pháp lý
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status