Vận dụng Tư tương Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay - Pdf 49

Mục lục
trang
I PHẦN MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………….2
II NỘI DUNG
1)Tư tương Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề
dân tộc
1.1)Cơ sở lý luận
a)Mối quan hệ giữa vấn để giai cấp và dân tộc trong chủ nghĩa MacLênin……………………………………………………………………...3
b)Cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh………………………….3
1.2)Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và dân
tộc
a)Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp……………………………… 4
b)Độc lập,tư do là quyên thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân
tộc…………………………………………………………………………5
c)Giải phóng dân tộc là tiền đề để giải phóng giai cấp……………….7
d)Kết hợp nhuần nhuyên dân tộc và giai cấp…………………………9
2)Tình hình vận dụng mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở Việt Nam
2.1.Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp ở Việt Nam………………..11
2.2.Việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuôc
đổi mới…………………………………………………………………….14
2.3.Những giải pháp……………………………………………………...15
III)KẾT LUẬN
……………………………………………………………………………..17
*)Tài liệu tham khảo
……………………………………………………………………………...17


1
I)PHẦN MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay dân tộc là một vấn đề rộng lớn.C.Mác và Ph.Ăngghen đã

nước, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. ''Công lao to lớn đầu
tiên của Người đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con
đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp
bức trên thế giới''.


2
II)NỘI DUNG
Tư tương Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân
tộc
1.1.Cơ sở lý luận
a) Mối quan hệ giữa vấn để giai cấp và dân tộc trong chủ nghĩa MacLênin
+ Giai cấp: những tập đoàn to lớn, những tập đoàn này khác nhau về địa vị
của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử.(khác về:
đối với tlsx ; vai trò trong tổ chức lao động ; cách hưởng thụ )
+ Đấu tranh giai cấp : là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản
đối lập nhau và không thể điều hoà được. Đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là
CM xã hội.
Đấu tranh giai cấp nảy sinh do sự đối lập về lợi ích căn bản và không điều
hoà được của các giai cấp có địa vị khác nhau trong hệ thống san xuất xã hội
nhất định. Thông qua đấu tranh giai cấp mà mâu thuẫn lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất được giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy xã hội phát triển.
Dân tộc: là khái niệm chỉ hầu như tất cả các hình thức cộng đồng người
trong lịch sử.
Quan hệ giai cấp - dân tộc:
- Vai trò giai cấp đối với dân tộc:
+ Quan hệ giai cấp xét cho cùng quy định sự hình thành dân tộc, xu hướng,
bản chất xá hội , tính chất quan hệ giữa các dân tộc.
+ Áp bức giai cấp là cơ sở , nguyên nhân của áp bức dân tộc.
+ Nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc.

qua. Người khẳng định: ''Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ''; rằng: ''Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản''. Kết luận trên đây của
Nguyễn Ái Quốc là sự khẳng định một hướng đi mới, nguyên tắc chiến lược
mới, mục tiêu và giải pháp hoàn toàn mới, khác về căn bản so với các lãnh
tụ của các phong trào yêu nước trước đó ở Việt Nam; đưa cách mạng giải
phóng dân tộc vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, tức là sự nghiệp cách
mạng ấy phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy hệ tư tưởng của
chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
Chính như vậy,chủ nghĩa Mac-Lenin là một nguồn gốc chủ yếu nhất của tư
tuơng Hồ Chí Minh ,là một bộ phận hữu cơ,cơ sở nền tảng của tư tương Hồ
Chí Minh.Do đó mà chúng ta không thể dặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngoài
hệ tư tương Mac-Lenin.Cũng có thể nói viêc nêu cao tương Hồ Chí Minh là
nêu cao chủ nghia Mac-Lenin.Muốn bảo vệ và quán triệt chủ nghĩa MacLenin thì chúng ta phải bảo vệ và giương cao tư tương Hồ Chí Minh.
1.2)Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và dân
tộc
a)Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
Từ trước đến nay dân tộc là một vấn đề rộng lớn.C.Mác và Ph.Ăngghen đã
không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã
được giải quyết trong cách mạng tư sản;hơn nữa các ông chưa có điệu kiện
nghiên cứu về vấn đề dân tộc thuộc địa.
4


Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa ,cách mạng giải phóng dân tộc trở thành
một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới,V.I.Lênin có cơ sở thực tiễn để
phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận.Tuy cả C.Mác
và Ăngghen và V.I.Lenin đã nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp,tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc

thức cộng đồng thị tộc, bộ tộc, bộ lạc đầu tiên đã hình thành nên các cộng
5


đồng dân tộc, các quốc gia dân tộc. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc
thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhược
tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa;
độc lập, tự do của các dân tộc trở thành vấn đề thời đại.
- Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc là độc lập, tự
do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
Thấm đượm tinh thần yêu nước truyền thống Việt Nam, trong tư tưởng Hồ
Chí Minh cái quý nhất trên đời là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân dân.
Hồ Chí Minh nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do,
Tổ quốc tôi được độc lập...”. Trên đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí
Minh đã tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp, Người hiểu rõ chân lý bất di
bất dịch về quyền cơ bản của các dân tộc: Tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sung sướng và
quyền tự do.
- Năm 1919, vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các
đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt
cho những người Việt Nam yêu nước, Người gửi đến Hội nghị hòa bình
Vécxây một bản yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân
Việt Nam. Bản yêu sách đã không được dư luận chú ý đến. Người rút ra bài
học: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình,
trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”
- Trong Chánh cương vắn tắt cũng như trong Lời kêu gọi sau khi thành lập
Đảng, Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là:
“a. Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến

sản. Bởi vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như Ph. Ăng-Ghen đã nói:
Những tư tưởng dân tộc chân chính... đồng thời cũng là những tư tưởng
quốc tế chân chính. Sự phát triển tự tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự phát
triển của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong sự thúc đẩy lẫn nhau giữa dân
tộc và giai cấp, ý thức giác ngộ về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là tiền
đề quyết định nhất, cũng là động lực chủ yếu để Nguyễn Ái Quốc đến với
chủ nghĩa Mác - Lênin và tiếp thu quan điểm mác-xít về giai cấp. Đó chính
là nhân tố đảm bảo tính khoa học và cách mạng cho sự phát triển tinh thần
dân tộc đúng đắn ở người chiến sĩ cộng sản Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự kết hợp, gắn bó hữu cơ giữa hai quá trình đấu
tranh cách mạng: giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản không phải chỉ là
chứng minh cho sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn là sự phát
triển sáng tạo và có giá trị định hướng rất cơ bản. Qua thực tiễn đấu tranh và
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, luôn bám sát đặc điểm thực tiễn Việt Nam và
tham khảo kinh nghiệm các nước khác, Hồ Chí Minh đã có những giải pháp
đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử, góp phần làm phong phú
thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; đó cũng chính là nguồn
7


gốc sức mạnh của cách mạng nước ta trong suốt bảy thập kỷ qua. Bởi lẽ:
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay muốn thành
công triệt để nhất định phải đi theo quỹ đạo và là một bộ phận khăng khít
của cách mạng vô sản. Cuộc cách mạng đó phải đưa vào lực lượng của nhân
dân, nòng cốt là liên minh công nông, do chính Đảng của giai cấp công nhân
lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ, nếu chỉ đưa vào lực lượng của riêng
giai cấp công nhân, thậm chí cả giai cấp nông dân là hoàn toàn không đủ, mà
theo Người, chỉ có phát động cả dân tộc tham gia mới biến sức mạnh dân tộc
thành lực lượng vô địch.
Hai là, cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc

Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng
bào là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con
người và độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi
người dân của đất nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để
dân tộc Việt Nam được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế
giới và các dân tộc trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình
đẳng, hoà thuận và cùng nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Hồ Chí Minh xem giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu
chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân
dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà
thôi. Bởi có độc lập, có tự do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do
ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của
nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy,
một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp
giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ
nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh
phúc thật sự cho tất cả mọi người.
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện
mong mỏi bao đời nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người nói: “Tôi
chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành.”
Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải quyết
một cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa
phong kiến.
Thế nhưng đi về đâu và xây dựng một xã hội như thế nào để thực hiện được
ước nguyện đó nhân dân các dân tộc Việt Nam cũng như cho cả nhân loại bị
áp bức, bóc lột? Đó là điều trăn trở, ưu tư không chỉ ở Hồ Chí Minh mà ở tất
cả những người có lương tri, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình khác. Sự bắt gặp

bình đẳng và phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em.
Đồng bào miền xuôi phải ra sức giúp đỡ đồng bào miền ngược cùng tiến bộ
về mọi mặt.”
Hậu quả của chế độ thực dân phong kiến và các thế lực thù địch chống phá
cách mạng để lại ở Việt Nam là rất nặng nề; để khắc phục hậu quả đó nhằm
thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và xây dựng cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho đồng bào miền xuôi cũng như miền ngược, Hồ Chí Minh
luôn coi trọng tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc
anh em ở trong nước. Bởi, chỉ có trên cơ sở đoàn kết mới tạo nên sức mạnh
to lớn cho cách mạng Việt Nam để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cách
mạng đã đề ra.
Sau khi chủ trì Hội nghị Trung ương lần thức Tám (5 – 1941), nhận thấy cơ
hội cứu nước đang đến gần, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào cả nước,
10


trong thư Người viết: “…Hỡi các bậc phú hào yêu nước, thương nòi! Hỡi
các bạn công nông, binh, thanh niên, phụ nữ, công chức, tiểu thương! Trong
lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn
kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi
nước sôi lửa bỏng.”
Hồ Chí Minh chẳng những là người quan tâm đến đoàn kết dân tộc, mà
chính Người là hiện thân của sự đoàn kết đó, là người trực tiếp tổ chức khối
đại đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện gây chia
rẽ, hiềm khích, kỳ thị dân tộc để thực hiện tình đoàn kết trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam. Bài học kinh nghiêm về đoàn kết trong cách mạng
Việt Nam được Người tổng kết thành 14 chữ vàng như sau:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Để thực hiện quyền bình đẳng và xây dựng tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

đề này.
Ta thấy mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp luận chứng
trong chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đúng với một số
nước khác nào đó, còn ở Việt Nam vốn là nước thuộc địa, nửa phong kiến,
vấn đề dân tộc bao giờ cũng chi phối, khi nào Đảng nhấn mạnh vấn đề giai
cấp thì đều dẫn đến sai lầm. Từ đó, họ đề xuất ý kiến theo hướng nhấn mạnh
một chiều vấn đề dân tộc, tách vấn đề dân tộc khỏi vấn đề giai cấp, hạ thấp ý
nghĩa quan trọng, bức thiết của vấn đề giai cấp, không lấy quan điểm giai
cấp làm quan điểm cơ sở lập trường để xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc.
Theo họ, nước ta hiện nay chỉ nên đề ra và giải quyết những vấn đề dân tộc,
còn vấn đề giai cấp không nên đặt ra. Mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh'' được họ đồng tình, thưng giải thích theo
hướng phi giai cấp, nghĩa là không nhất thiết phải theo định hướng XHCN.
Thực chất là họ bác bỏ đường lối giải quyết vấn đề dân tộc theo lập trường
của giai cấp công nhân. Quan điểm nêu trên đi ngược với con đường mà Hồ
Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, và rõ ràng là không phù hợp
với thực tiễn của lịch sử cách mạng Việt Nam. Thực tiễn đó đã chỉ ra rằng,
trong bất cứ giai đoạn nào, sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đều phải
kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc; trong chủ nghĩa
yêu nước Việt Nam luôn luốn gắn bó hữu cơ với lý tưởng của giai cấp công
nhân Việt Nam. Nền độc lập thật sự của dân tộc; tự do, sự giàu mạnh, văn
minh và hạnh phúc của nhân dân chỉ có thể đạt được một cách bền vững
trong sự nghiệp cách mạng theo mục tiêu, lý tưởng của giai cấp công nhân.
Bởi vậy, ngay từ khi khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã
xác định rõ: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là quan
niệm đúng đắn hơn về CNXH và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình
thức; bước đi và biện pháp phù hợp. Nói cách khác, giữ vững định hướng
XHCN là nguyên tắc cơ bản của quá trình đổi mới.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến
nay, Đảng ta đã ngày càng cụ thể hoá và hoàn thiện đường lối đổi mới toàn

đấu cho lý tửơng tất cả vì độc lập tự do của dân tộc vì hạnh phúc của nhân
dân. Học tập, trau dồi lý luận là trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên. Chủ
tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của lý luận đối
với thực tiễn. Theo Người , lý luận "là sự tổng kết những kinh nghiệm của
loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong
quá trình lịch sử". Vì vậy, "lý luận như kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng
cho chúng ta trong công việc thực tế". Do đó Đảng phải có trách nhiệm tổ
chức để cán bộ, đảng viên có điều kiện học tập nâng cao trình độ lý luận.
Học tập, vận dụng lý luận phải quán triệt quan điểm thực tiễn để ngăn
13


ngừa bệnh giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Nếu lý luận xa
rời thực tiễn thì sớm muộn cũng dẫn đến giáo điều, sách vở hay theo cách
nói của Hồ Chí Minh là lý luận suông. Học tập, vận dụng lý luận phải gắn
liền với đấu tranh với những quan điểm sai trái, nhằm bảo vệ và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
có sức mạnh to lớn đối với sự nghiệp cách mạng cuả Đảng và nhân dân ta,
do đó phải nêu cao cảnh giác, đấu tranh không khoan nhượng với mọi quan
điểm sai trái. Học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là noi gương cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, đặt lợi ích của đân tộc, của Đảng, của
nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh
là nói đến lý luận cách mạng hành động, lý luận gắn chặt với thực tiễn, nói
đi đôi với làm
Kế thừa và phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, trong công cuộc đổi
mới đất nước (từ 1986), Đảng ta đã nhìn nhận sự cần thiết và khả năng hội
nhập kinh tế quốc tế( HNKTQT) của Việt Nam. Công tác ngoại giao thời kỳ
đổi mới được triển khai giữa lúc trên thế giới xu thế toàn cầu hoá và cùng
với nó là xu thế HNKTQT diễn ra ngày càng sâu rộng; khoa học, công nghệ
đang không ngừng phát triển, lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ.

nhập có định hướng theo lộ trình hợp lý nhằm phục vụ thiết thực cho CNHHĐH đất nước. Nét mới ở đây là Đảng ta đã rút ra những bài học từ thực
tiễn HNKTQT để chủ trương vừa nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ vừa giữ
vững và củng cố môi trường hoà bình, hoà hiếu tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi nhất để phát triển kinh tế đất nước.Với những chủ trương đúng đắn, phù
hợp xu thế quốc tế, hơn 20 năm qua kể từ năm 1986 chúng ta đã đạt được
những thành tựu to lớn về kinh tế- xã hội. Đặc biệt, quá trình HNKTQT đã
đưa lại những thành quả to lớn từ chỗ bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận
về kinh tế, Việt Nam đã xác lập được vị thế và nâng cao uy tín của mình tại
các diễn đàn quốc tế như Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, Hiệp
hội các quốc gia Đông nam A( ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu AThái bình dương( APEC), Diễn đàn A - Âu (ASEM) ...từng bước đưa Việt
Nam HNKTQT khu vực và thế giới. Mặt khác, đã thiết lập quan hệ ngoại
giao chính thức với 169 nước ( đến 2005); có quan hệ buôn bán với 224/255
thị trường của các nước và vùng lãnh thổ. Khai thông quan hệ với các tổ
chức tài chính lớn như WB, ADB, IMF gia nhập Hiệp hội thương mại thế
giới (WTO). HNKTQT đã mở đường cho sự phát triển toàn diện, tăng sức
cạnh tranh, góp phần tích cực tăng trưởng kinh tế của đất nước.
2.3.Những giải pháp
Để đưa công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ngày càng phát triển theo chiều sâu, đòi hỏi chúng ta phải quán triệt những
quan điểm mà Hồ Chí Minh đã nêu ra. Đó là phải dựa vào sức mạnh toàn
dân, phát huy được tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xa hội, lòng tự tôn dân
tộc, ý chí thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu của mỗi người dân.Coi đại đoàn kết
toàn dân là động lực để phát triển kinh tế- xã hội. Tăng trưởng kinh tế phải
gắn liền với thực hiện công bằng xã hội. Thực hiện công nghiệp hoá- hiện
15


đại hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Phát triển
kinh tế nhiều thành phần phải đi đôi với củng cố kinh tế nhà nước đủ sức
phát huy vai trò chủ đạo để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh

lập, tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế song phương cũng như đa
phương.
III)KẾT LUẬN
16


Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam; đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MacLenin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, và trong thực tế Tư tưởng Hồ
Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản
Việt Nam và của dân tộc Việt Nam
*)Tài liệu tham khảo
Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Triết học Mác Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 2009.
Duiker, William, Ho Chi Minh: A Life, Hyperion, 2000,
Văn kiện đại hội Đảng các kỳ

17





Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status