skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm mon định công - Pdf 49

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Là phương tiện nhận thức và giao
tiếp hữu hiệu nhất của con người, nhờ có ngôn ngữ con người mới có phương tiện để
nhận thức và thể hiện nhận thức của mình, để giao tiếp và hợp tác với nhau. Nói đến
sự phát triển của loài người không thể không nói đến vai trò đặc biệt quan trọng của
ngôn ngữ.
Ngôn ngữ còn là nét văn hóa đặc trưng của một dân tộc, một quốc gia. Thực tế
cho thấy dù cho xã hội có thay đổi, đất nước có giàu mạnh, con người có thể tạo ra
nhiều máy móc, thiết bị thông tin hiện đại đến mấy thì ngôn ngữ vẫn giữ vai trò quyết
định cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Trường mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn vẹn nhân cách, trong
đó vai trò của giáo viên và hoạt động tích cực của từng cá nhân trẻ có ảnh hưởng to
lớn đến sự phát triển của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ của từng trẻ nói riêng.
Nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng nó giúp trẻ lĩnh
hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: “Phát âm, vốn từ, ngôn ngữ mạch lạc”. Phát triển
ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non là nói mạch lạc, hiểu từ và rõ ý, để thực hiện được
điều đó thì người giáo viên mầm non có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp trẻ
phát âm đúng bởi khi học nói trẻ đã cần phải nhớ nói như thế nào. Thông qua ngôn
ngữ, lời nói của người lớn, trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng và hiểu những đặc
điểm, tính chất, cấu tạo, công dụng… của chúng và trẻ học được từ tương ứng (từ và
hình ảnh trực quan đi vào nhận thức của trẻ cùng một lúc). Ngôn ngữ giúp trẻ mở
rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ ngữ giúp cho việc cũng cố những biểu
tượng đã được hình thành. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới
xung quanh, qua đó làm cho tâm hồn trẻ càng thêm bay bổng, trí tưởng tượng càng
phong phú; đồng thời trẻ càng yêu quý cái đẹp và mong được tạo ra cái đẹp. Do đó
nhiệm vụ của người giáo viên là tổ chức xây dựng môi trường ngôn ngữ, tổ chức hoạt
động để trẻ được nghe, bắt chước và được nói một cách chuẩn mực nhất.
Trong thực tế đứng lớp tôi nhận thấy trẻ 4-5 tuổi tuy đã được làm quen qua nhà
trẻ và lớp 3-4 tuổi, nhưng ngôn ngữ của trẻ chưa hoàn thiện, nhiều trẻ vẫn còn nói
ngọng, nói lắp, phát âm chưa chuẩn, vốn từ của trẻ còn nghèo nàn, vì thế trẻ chưa

- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.
- Phương pháp tổng hợp phân tích các tài liệu có liên quan
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lý luận
Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục
mần non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai
trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện
để giáo dục trẻ một cách toàn diện.
Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên
nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ
nhận thức được tính rõ ràng, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua
cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết sử dụng ngôn ngữ của mình để kể chuyện
Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng
hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và
nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có
hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hằng ngày.
Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ
2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Học thuyết này đảm bảo cho phương
pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ vì vậy giáo viên cần lựa chọn đúng các phương pháp
trong việc dạy nói cho trẻ, nhấn mạnh hiệu quả của những phương pháp tích cực: Tích
cực nhận thức và tích cực thực hành ngôn ngữ.
Các nhà giải phẫu khẳng định: Trong 3 năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về
mặt giải phẫu những vùng não chỉ huy ngôn ngữ. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ
đúng lúc mới đạt kết quả tốt. Đặc điểm ngữ âm của trẻ 4- 5 tuổi tăng nhanh, về ngữ
2


pháp lời nói của trẻ rõ ràng mạch lạc hơn, trẻ biết sử dụng câu dài hơn, có khả năng kể
lại chuyện, kể theo tranh và theo trình tự trước sau tuy nhiên trẻ dùng từ còn thiếu sự

2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi gặp
một số khó khăn sau:
Trẻ trong lớp cùng độ tuổi nhưng ngôn ngữ phát triển không đồng đều, một số trẻ
còn nói ngọng, diễn đạt chưa rõ ràng, mạch lạc nên khó khăn trong việc lựa chọn
phương pháp phù hợp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tài liệu tham khảo và hướng dẫn tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ còn chưa phong phú.
3


Đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết dạy còn nghèo nàn, thiếu những hình ảnh đẹp,
sinh động để trẻ quan sát, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm dẫn đến tính
thẫm mỹ chưa cao.
Các bậc phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã trăn trở tìm ra cho mình những giải
pháp hợp lý, có hiệu quả. T rước khi thực hiện đề tài này việc đầu tiên tôi đã khảo

sát về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ tại lớp tôi chủ nhiệm, kết quả được
thể hiện dưới bảng thống kê số liệu sau:
Tổng số trẻ khảo sát: 27 cháu (Trong đó: 20 nam; 17 nữ)
Độ tuổi: Trẻ 4-5 tuổi.
Bảng khảo sát tiêu chí đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đầu năm:
TT Nội dung khảo sát

1
2
3
4



10

37%

16

59%

11

41%

14

52%

13

48%

Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi
16
59%
11
41%
của giáo viên.
Trẻ tự tin giao tiếp với mọi
6
15

“Góc văn học” tôi muốn giới thiệu thêm thật nhiều các tác phẩm văn học trong
chương trình và ngoài chương trình giáo dục để giới thiệu đến trẻ, bởi trong tiết học
thì việc cho trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học cũng có nhưng chưa đáp ứng
đủ nhu cầu ham học hỏi của trẻ ở lứa tuổi này.
Qua “ Góc văn học” tôi tổ chức các hoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ tập
đóng kịch để trẻ được nói những ngôn ngữ của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ
làm giàu vốn từ của bản thân. Để gây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các
hoạt động đó thì việc tạo không gian mang đậm tính văn học là rất cần thiết, ngay từ
đầu năm học tôi đã vận động phụ huynh đóng góp tranh thơ, truyện tranh ngoài
chương trình để kể cho trẻ nghe vào các hoạt động chiều và cho trẻ chơi trong các giờ
hoạt động góc.
Bản thân tôi luôn tìm tòi, sưu tầm sách truyện, các họa báo, tạp chí cũ, tìm tòi
cách làm rối từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, lõi cuộn chỉ, các mảnh vải vụn, bao
tay len… làm rối tay để làm các nhân vật trong truyện phục vụ cho tiết học. Để tạo hứng
thú cho trẻ khi tham gia hoạt động văn học thì việc tạo môi trường với các nhân vật
ngộ nghĩnh cho trẻ được làm quen là rất cần thiết. Tôi đã sử dụng những chiếc môi
nhựa trắng để làm khuôn mặt của cô gái, dùng những sợi
len tết thành những bím tóc ....

Hình ảnh Đồ chơi tự làm
Để thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động kể chuyện và tập đóng kịch ngay từ
đầu năm học tôi dùng 1 mảng tường để trang trí thành 1 sân khấu mi ni chỉ với 1
mảnh vải làm khung sân khấu đằng sau là 1 bảng nhám dính để tôi có thể dễ dàng
trang trí khung cảnh sao cho phù hợp với từng cảnh trong truyện.
5


Hình ảnh : Sân khấu ở góc văn học
Qua việc tạo môi trường cho trẻ làm quen với văn học như vậy tôi thấy trẻ rất hào
hứng tham gia các hoạt động đọc thơ, kể chuyện để từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát

hiệu quả rõ ràng, trẻ hào hứng tham gia được tập kể chuyện và đóng kịch hơn, trẻ biết
chau chuốt lời nói của nhân vật và nhập vai tốt hơn. Sau khi trẻ xem các vở kịch mà
trẻ đóng tôi cho trẻ nhận xét đánh giá giọng kể của các bạn trong lớp.
Biện pháp 3: Chú trọng hình thức giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” khi cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học
Trước đây giáo viên thường dạy cho trẻ những gì mà cô biết, và cứ thế áp đặt
cho trẻ chứ không phát huy nhu cầu hứng thú của trẻ. Phương pháp dạy học lấy trẻ
làm trung tâm là truyền đạt kiến thức cho trẻ bằng cách tạo ra các điều kiện, các cơ
hội cho mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh
nghiệm. Chính vì vậy để thực hiện phương pháp này, tôi đã sử dụng đa dạng các hình
thức để dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Kể lại chuyện theo tranh: Trước khi cho trẻ kể lại chuyện theo tranh tôi cho
trẻ làm quen với câu chuyện qua các hoạt động góc, hoạt động chiều, tôi kể cho trẻ
nghe chuyện bằng những quyển truyện tranh to với những hình ảnh của các nhân vật
rõ ràng, sống động, đẹp mắt, nội dung câu chuyện rõ ràng, ngắn gọn. Ngoài ra, tôi còn
cho trẻ xem băng truyện trước giờ trả trẻ với mục đích giúp trẻ ghi nhớ nội dung
truyện, nhớ nhân vật truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện để về nhà trẻ có
thể kể lại cho ông bà, bố mẹ trẻ nghe.
Ví dụ: Câu chuyện “Chuyện của dê con”
- Hình thức tổ chức: Hoạt động góc
- Chuẩn bị: Bàn nhỏ, truyện tranh to
- Tiến hành: Tôi cho trẻ ngồi ở góc văn học, trước khi tổ chức cho trẻ kể lại câu
chuyện “Chuyện của Dê con” tôi kể cho trẻ nghe và cho trẻ xem băng truyện ở hoạt
động chiều trước khi trả trẻ. Mục đích để trẻ nhớ nội dung và các nhân vật trong
truyện. Trước khi tiến hành cho trẻ kể lại truyện, tôi đàm thoại với trẻ về các nhân vật
và tính cách của các nhân vật trong truyện.
Ví dụ: + Các con thấy chú Dê con trong câu chuyện như thế nào?
+ Dê mẹ bị làm sao?
+ Dê mẹ dặn Dê con điều gì?
+ Khi mẹ dặn, Dê con đã làm gì?

trẻ trở nên dễ dàng hơn, dần dần, tôi yêu cầu trẻ sử dụng rối tay vào từng câu chuyện.
Nhờ việc sử dụng rối tay trong tiết học mà số trẻ có khả năng cảm thụ văn học
đạt cao, đa số trẻ nhớ nội dung truyện, lời thoại của các nhân vật và qua đó, trẻ biết
dùng ngôn ngữ của mình để nhận xét đánh giá tính cách của nhân vật trong truyện
như: Ai là người xấu, ai là người tốt.

Hình ảnh: Trẻ tập kể chuyện bằng rối tay
- Trò chơi đóng kịch: Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ
tinh thần tập thể. Qua hoạt động đóng kịch, trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện làm
sống động lại tâm trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện,
đồng thời thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch, trẻ
dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu
chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh phát triển tư duy, cảm thụ các tác phẩm văn học
8


một cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó thì trước khi cho trẻ đóng kịch, tôi cho trẻ
ôn luyện lại nội dung câu chuyện, đàm thoại về các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ
biết thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân
vật trong truyện. Muốn trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện
để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhớ lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai
theo tổ hoặc nhóm. VD: trong truyện “Chú Dê đen”, tôi cho tổ 1 làm Dê trắng, tổ 2
làm Dê den, tổ 3 làm Chó Sói để trẻ tự thể hiện hành động điệu bộ của nhân vật cho
quen, thành thạo. Sau đó cho trẻ nhắc lại lời thoại của các nhân vật trong truyện mà
trẻ sẽ đóng. Nhiệm vụ của cô giáo lúc này là người dẫn chuyện và trẻ diễn theo nội
dung câu tuyện. Khi diễn xong tôi cho trẻ tự nhận xét vai chơi của mình, từ đó trẻ xác
định được thái độ của nhân vật trong truyện là yêu hay ghét.
Trò chơi đóng kịch thực sự giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học và phát triển
ngôn ngữ một cách sâu sắc và để đạt được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóa
trang cho trẻ rất quan trọng.

Chào đón ánh bình minh
Thành con ngoan trò giỏi
9


Những khuôn mặt xinh xinh.
Hỏi cháu học trường nào
Thông minh và nhanh nhẹn
Trường mầm non Định Công.
Hoặc bài thơ: Lớp em
Mỗi ngày đến lớp
Bé yêu chăm chỉ
Gặp cô giáo hiền
Đoàn kết cùng nhau
Đẹp như cô tiên
Rửa mặt chải đầu
Em yêu em quý
Vệ sinh sạch sẽ
Muốn cô đồng ý
Giúp bé khoẻ mạnh
Xin phép dơ tay
Da dẻ hồng hào
Ngồi học thẳng ngay
Gặp ai cũng chào
Được cô yêu quý
Bé yêu ngoan quá
Để trẻ hạnh phúc, vui vẻ khi được nhắc đến tên mình trong các bài thơ tôi tự sáng
tác, tôi đã gắn cho mỗi trẻ một đặc điểm riêng trong bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ “Học mà chơi”
Ánh Linh đang tô chữ O

Em không được tặng chào.
Qua bài thơ không những giáo dục trẻ sự lễ phép mà còn giáo dục trẻ phải biết
thể hiện sự quan tâm, yêu thương đến những thành viên trong gia đình, trẻ đọc thuộc
thơ và rất thích những bài thơ tôi sáng tác.
Với các chủ đề khác trong mọi hoạt động tôi thường sáng tác những bài thơ phù
hợp để cho trẻ đọc ở mọi lúc mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi đọc các
bài thơ do côc sáng tác trẻ rất thích thú, dễ thuộc thơ, rất hay đọc thơ của cô ở mọi lúc
mọi nơi, từ đó phần nào giúp trẻ yêu thích thơ ca, đặc biệt góp phần phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ.
10


Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các bài ca dao, đồng
dao
Ca dao đồng dao đã đi vào lòng người từ thủa còn thơ, ca dao đồng dao như
một bức tranh với nhiều màu sắc thể hiện sự phong phú, đa dạng của cuộc sống, từ
đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần, tình cảm của con người, nó có giá trị về mặt
trí tuệ, tình cảm và ngôn ngữ, ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành, phát triển nhân
cách trẻ.
Các bài đồng dao có 2, 3, 4, 6 chữ... có vần, với lối ngắt nhịp 1-1, 2-2,... thường
có lối kết cấu vòng tròn, trùng điệp. Ngôn ngữ trong đồng dao, ca dao là ngôn ngữ
hát, kể, giàu tính nhạc, giàu hình ảnh, có sức tạo hình. Nó rất phù hợp với việc rèn cho
trẻ phát âm, tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa từ, nắm ngữ pháp, lối nói trôi chảy, uyển
chuyển.
Để phát huy tính tích cực của ngôn ngữ qua các bài đồng dao, ca dao đối với sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ thì việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đọc thuộc đồng dao,
ca dao là rất quan trọng. Hiện nay, hoạt động dạy trẻ đọc đồng dao, ca dao vào hoạt
động có chủ đích chưa được giáo viên áp dụng thường xuyên, với lợi ích của ca dao
đồng dao đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, vì vậy trong năm học này tôi đã
mạnh dạn đưa ca dao, đồng dao vào các hoạt động có chủ đích và được tiến hành như

thuộc lời, thích thú đọc diễn cảm, thích chơi các trò chơi ứng với lời ca dao đồng dao.
- Tổ chức đọc đồng dao, ca dao cho trẻ ở hoạt động ngoài trời
Sau mỗi giờ học ở trong trường mầm non là hoạt động ngọài trờ. Hoạt động
ngoài trời thường kéo dài từ 30- 35 phút chính vì vậy tôi đã tận dụng hoạt động ngoài
trời để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc cho trẻ đọc đồng dao, ca dao. Bên
cạnh việc dạy trẻ đọc đồng dao ca dao tôi lồng ghép các bài đồng dao vào các trò chơi
dân gian để tạo hứng thú cho trẻ khi đọc nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách
tốt nhất.
Ví dụ: Bài “Dung dăng dung dẻ”
Dung dăng / dung dẻ
Cho cháu / về quê
Cho gà/ bới bếp
Dắt trẻ / đi chơi
Cho dê/đi học
Xì xà/xì xụp.
Đến ngõ / nhà trời
Cho cóc/ ở nhà
Ngồi thụp/ xuống đây.
Lạy cậu / lạy mợ
- Tôi dạy trẻ đọc theo nhịp 2-2
- Cách chơi: Trẻ nắm tay nhau, vừa đi vừa đọc và tay vung theo nhịp của bài
đồng dao. Đến câu “Ngồi thụp xuống đây” trẻ nắm tay nhau ngồi thụp xuống sau đó
đứng dậy lại đi tiếp.
- Tổ chức đọc đồng dao, ca dao cho trẻ trong giờ đón, trả trẻ
Khi dạy trẻ đọc thuộc đồng dao, ca dao tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần để
trẻ ghi nhớ, học thuộc sau đó tôi yêu cầu trẻ đọc nhanh dần lên, tổ chức thi đua đọc
nhanh giữa các tổ với nhau. Đó là cách làm cho trẻ rèn luyện bộ máy phát âm, trau dồi
ngôn ngữ, sự nhạy bén, linh hoạt của tư duy. VD: Bài “Lúa ngô là cô đậu nành”,
“Chim ri là dì sáo sậu”, “Con kiến mà leo cành đa”... là những câu hát đồng dao mà
trẻ rất thích đọc vì nó đem lại tiếng cười vui vẻ, tạo không khí thi đua, tự nhiên, cởi

lại hết thì chơi lại từ đầu
Qua đó tôi thấy được hiệu quả rõ ràng, trẻ hào hứng tham gia trò chơi đọc đồng dao,
ca dao và nhớ bài lâu hơn.
Biện pháp 6: Phát triển ngôn ngữ thông qua việc dạy trẻ đọc kể diễn cảm
Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu ở các
lứa tuổi, nó đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thơ diễn
cảm cho trẻ em ở lứa tuổi mầm non. Đó là một trong những phương pháp rèn luyện
phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ. Khi đọc thuộc lòng thơ trẻ sẽ làm cho ngôn ngữ của
mình thêm sinh động, uyển chuyển, biểu cảm giúp trẻ thể hiện tình cảm, suy nghĩ của
tác giả. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ thông qua
việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi luôn tìm tòi những phương pháp biện pháp tốt nhất
để trẻ phát âm và diễn đạt được mạch lạc.
Với lứa tuổi này tôi chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹ nhàng,
vui vẻ, hóm hỉnh... nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng việt
và trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm. Để trẻ cảm thụ tốt ngôn
ngữ của câu thơ, điều quan trọng nhất là phải đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, âm
điệu và sắc thái của bài thơ. Tôi tập đọc diễn cảm và thuộc bài thơ trước khi đọc cho
trẻ nghe.
Để trẻ cảm thụ tốt bài thơ, nên trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, giải thích
nghĩa của một số từ, ý của các câu thơ, vẻ đẹp của các câu thơ mô tả, kết hợp với
13


tranh minh họa hoặc làm các động tác minh họa. Tôi đọc cho trẻ nghe nhiều lần, đọc
thơ theo cá nhân, theo nhóm, luyện tập cách đọc diễn cảm.
Để thu hút trẻ đọc thơ hơn thì việc chuẩn bị đồ dùng trực quan trong dạy học để
gây hứng thú cho trẻ cũng rất quan trọng, trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi
sử dụng các bức tranh thơ, sa bàn, con rối, vật thật.
Để thu hút lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp,
hấp dẫn như qua tổ chức hội thi “Bé yêu thơ”, câu đố, tham quan và đặc biệt là chọn

huynh nên đọc sách báo cho trẻ nghe để giúp hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ,
tạo ra nhiều tình huống, thường xuyên nói chuyện với trẻ để kích thích trẻ giao tiếp.
Qua đó phụ huynh thấy ngôn ngữ của trẻ được phát triển như thế nào và có biện pháp
kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.
14


Để tuyên truyền tới phụ huynh một cách đầy đủ, tôi sử dụng 1 mảng tường ở
ngoài cửa lớp để xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh về chương trình dạy trẻ
theo chủ đề và thay tin hàng tuần để phụ huynh biết, cùng thống nhất cách dạy trẻ và
phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm ở nhà.
Ví dụ: Tôi cung cấp một số bài đồng dao để các bậc phụ huynh cùng học với trẻ
để trẻ được đọc từ chính xác không bị nói ngọng.
Tôi trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện bài thơ trẻ được học ở trường,
yêu cầu phụ huynh về nhà cùng đọc với trẻ và cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích
thích trẻ kể lại câu chuyện. Như vậy ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú
và đa dạng.
Ngoài ra, trong năm học tôi đã tuyên truyền trong các lần họp phụ huynh, tôi đã
tuyên truyền đánh giá về nề nếp, thói quen của trẻ và khả năng nhận thức của trẻ. Trao
đổi với phụ huynh về kế hoạch thao giảng giáo viên giỏi, chỉ tiêu phấn đấu của lớp để
phụ huynh nắm bắt được, tôi mời các phụ huynh đến tham dự 1 hoạt động giáo dục
phát triển ngôn ngữ do tôi tổ chức cho trẻ để phụ huynh được trực tiếp xem các cháu
học. Qua tiết dạy đó phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của trẻ ở trường, với
những cháu còn nói ngọng như cháu Duy Mạnh, cháu Hoàng, cháu Tuấn Anh....Tôi
phối hợp cùng với gia đình giúp cháu phát âm chuẩn hơn bên cạnh những cháu phát
âm còn ngọng thì tôi cũng nêu ra những cháu mạnh dạn năng động trong các hoạt
động kể chuyện, đọc thơ.... như: Cháu Ánh Linh, cháu Cảnh Trường, cháu Hằng,
Ngọc Ánh, Giang để phát huy tính tích cực của các cháu.
Với hình thức phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đặc
biệt là trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên và phụ huynh luôn có được

phong phú trong giáo tiếp
3
Trẻ thể hiện ngôn ngữ, giọng
24
89%
3
1,1%
điệu trong kể chuyện sáng tạo và
15


kể chuyện theo trí nhớ
4

Trẻ biết đọc kể diễn cảm

24

89%

3

1,1%

Trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của
26
96%
1
4%
giáo viên.

cho trẻ.
* Đối với phụ huynh: Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động làm quen
tác phẩm văn học đối với trẻ. Từ đó các bậc phụ huynh yên tâm gửi con đến trường,
đến lớp. Ủng hộ, đầu tư thêm cơ sở, vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ
tốt cho hoạt động ngoài trời. Chủ động phối hợp với giáo viên để thống nhất cách
chăm sóc và giáo dục trẻ. Kể chuyện cho trẻ nghe, cung cấp được nhiều vốn từ cho
trẻ. Từ đó làm cho ngôn ngữ của trẻ phát triển.
5

C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được tôi đã rút ra một số kết luận sau:
16


- Bản thân luôn gương mẫu trong việc nói chuẩn tiếng phổ thông, làm tốt công
tác phối hợp với phụ huynh trong việc tạo môi trường học tập, vui chơi lành mạnh cho
trẻ và đặc biệt động viên cha mẹ trẻ thường xuyên nói chuyện thân thiện với trẻ. Bản
thân cần nâng cao trình độ, ngôn ngữ của mình, coi phát triển ngôn ngữ là một
phương pháp giáo dục chủ đạo và phải tích cực sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng, đồ
chơi đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ và khoa học, thu hút được trẻ vào tiết học.
- Việc rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là cả một quá trình cùng với sự sáng
tạo không ngừng và đặc biệt là phải kiên trì nhẫn nại áp dụng đa dạng các hình thức tổ
chức hoạt động, thường xuyên lồng ghép các nội dung giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở
mọi lúc, mọi nơi, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày “giờ nào việc ấy”
- Cô giáo cần luôn đổi hình thức tổ chức vui vẻ, sinh động, sáng tạo trong làm đồ
dùng đồ chơi tìm kiếm nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ
tham gia hoạt động
- Luôn lấy trẻ làm trung tâm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp trẻ
phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non.

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
không sao chép cuả người khác
NGƯỜI VIẾT SKKN

Phạm Thị Huyên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


1. Lã Thị Bắc Lý
“ Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non”
Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
2. Đinh Hồng Thái
“ Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”
Nhà xuất bản Đại học sư phạm
3. Nguyễn Ánh Tuyết chủ biên – Nguyễn Như Mai – Đinh Kim Thoa
“Tâm lý học trẻ em”
NXB giáo dục 1983
4. Bùi Kim Tuyến ( Chủ biên) Nguyễn Thị Cẩm Bích – Lưu Thị Lan
Vũ Thị Hồng Tâm – Đặng Thu Quỳnh
“ Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non”
( Theo chương trình giáo dục mầm non mới)
NXB giáo dục Việt Nam
5. PGS.TS.Hà Nguyễn Kim Giang
“ Phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

19


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status