Giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân huyện đông anh, thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ) - Pdf 50

VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

NGUYN TIN DNG

GIảI QUYếT TRANH CHấP ĐấT ĐAI
Từ THựC TIễN XéT Xử CủA TòA áN NHÂN DÂN
HUYệN ĐÔNG ANH, THàNH PHố Hà NộI

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2018


VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

NGUYN TIN DNG

GIảI QUYếT TRANH CHấP ĐấT ĐAI
Từ THựC TIễN XéT Xử CủA TòA áN NHÂN DÂN
HUYệN ĐÔNG ANH, THàNH PHố Hà NộI
Chuyờn ngnh : Lut kinh t
Mó s

: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC



Lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai

8

1.1.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai

8

1.1.2. Khái niệm về giải quyết tranh chấp đất đai

17

1.2.

Lý luận pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

26

1.2.1. Khái niệm pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai

26

1.2.2. Sự cần thiết điều chỉnh quan hệ giải quyết tranh chấp đất đai bằng

28

pháp luật
1.2.3. Các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai


47

tục giải quyết vụ án tranh chấp đất đai
2.2.

Đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ

52

thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh - thành phố
Hà Nội
2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế - xã hội của
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tác động đến thực tiễn xét xử
các vụ án tranh chấp đất đai

52


2.2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai từ

57

thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh - thành phố
Hà Nội
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH

66

CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH TỪ THỰC
TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN ĐÔNG ANH THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.2.2. Xây dựng nội dung bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ

72

3.3.

Về phương diện hướng dẫn thi hành pháp luật giải quyết tranh chấp

73

đất đai
3.3.1. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

73

3.3.2. Về giải quyết hậu quả của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng

76

đất vô hiệu
3.3.3. Giải quyết tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

77

KẾT LUẬN

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TCĐĐ

: Tranh chấp đất đai

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường (đặc biệt là những
năm gần đây), tình hình tranh chấp đất đai (TCĐĐ) ngày càng gia tăng về số
lượng và phức tạp về nội dung, tính chất. Các dạng TCĐĐ phổ biến trong thực tế
là tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp
quyền sử dụng đất (QSDĐ); tranh chấp do lấn, chiếm đất; tranh chấp QSDĐ và tài
sản gắn liền với đất; TCĐĐ là tài sản chung của vợ chồng trong các vụ án ly hôn...
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về TCĐĐ chỉ ra nguyên nhân, bao
gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan; đồng thời, đề xuất các
giải pháp khắc phục. Pháp luật về giải quyết TCĐĐ ra đời với mong muốn hướng
dẫn các bên tranh chấp có thái độ, cách hành xử văn minh khi giải quyết bất đồng,
mâu thuẫn về đất đai; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết TCĐĐ
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà một trong những cơ quan nhà nước đó là
Tòa án nhân dân (TAND). Thực tiễn áp dụng pháp luật đất đai trong giải quyết các
TCĐĐ của các cơ quan nhà nước nói chung và của TAND nói riêng thời gian qua
đã đạt được những kết quả tích cực như giải quyết ổn thỏa nhiều vụ việc TCĐĐ

những điều kiện quan trọng để huyện Đông Anh cất cánh, phát triển mạnh mẽ trong
một tương lai gần. Giá đất ở địa phương này tăng với tốc độ chóng mặt kéo theo các
tranh chấp, khiếu kiện về đất đai phức tạp, kéo dài.
Mặt khác, phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Đông Anh đã không
ngừng vượt khó để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Cùng với sự chuyển
mình đi lên của đất nước, tốc độ phát triển kinh tế của huyện Đông Anh năm sau
cao hơn năm trước góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Đóng góp
vào thành tựu phát triển chung của huyện Đông Anh không thể không ghi nhận hoạt
động xét xử nói chung và áp dụng pháp luật để giải quyết TCĐĐ nói riêng của
TAND huyện Đông Anh nhằm duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Dẫu vậy, việc áp dụng pháp luật giải quyết TCĐĐ từ hoạt động xét xử của TAND
huyện Đông Anh vẫn để lại những suy nghĩ trăn trở khi số lượng không nhỏ các vụ
việc TCĐĐ được xét xử bị kháng cáo, kháng nghị hoặc hủy bản án. Điều này đặt ra
yêu cầu phải có sự nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc
phục. Mặt khác, việc tìm hiểu áp dụng pháp luật giải quyết TCĐĐ từ hoạt động xét
xử của TAND đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, tìm hiểu
và đánh giá việc áp dụng pháp luật để giải quyết TCĐĐ từ thực tiễn xét xử của
TAND huyện Đông Anh một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện trên phương diện

2


lý luận và thực tiễn tham chiếu với các đạo Luật đất đai năm 2013, BLTTDS năm
2015, BLDS năm 2015, Luật tổ chức TAND năm 2014… thì dường như vẫn còn ít
công trình khoa học nghiên cứu. Vì vậy, đề tài này vẫn còn nhiều dư địa để nghiên
cứu, tìm hiểu.
Với những lý do cơ bản trên đây, học viên lựa chọn đề tài "Giải quyết tranh
chấp đất đai từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Đông Anh, thành
phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ luật học.

tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ Chí Minh, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Trần Đức Thịnh (2017), Thực
tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân thành
phố Hòa Bình - tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Đại học Mở Hà
Nội... Các công trình trên đây đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về TCĐĐ,
giải quyết TCĐĐ, áp dụng pháp luật giải quyết TCĐĐ như phân tích khái niệm, đặc
điểm, hậu quả của TCĐĐ, các dạng TCĐĐ phổ biến, nguyên nhân của TCĐĐ; khái
niệm, đặc điểm, các nguyên tắc và yêu cầu giải quyết TCĐĐ; khái niệm, đặc điểm,
nguyên tắc, yêu cầu và các điều kiện đảm bảo áp dụng pháp luật giải quyết TCĐĐ;
đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp luật giải quyết TCĐĐ trong phạm vi cả nước hoặc ở một địa phương cụ thể.
Tuy nhiên, tìm hiểu pháp luật về giải quyết TCĐĐ từ thực tiễn xét xử của
TAND huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn
diện thì dường như vẫn còn ít được nghiên cứu. Chính vì vậy, rất cần có một công
trình nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này một cách hệ thống toàn diện cả về lý luận
và thực tiễn. Trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học có liên quan đến đề tài đã công bố, luận văn đi sâu tìm hiểu về giải quyết
TCĐĐ từ thực tiễn xét xử của TAND tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận văn là đưa ra các giải pháp hoàn
thiện pháp luật về giải quyết TCĐĐ và nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử
TCĐĐ của TAND huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau đây:
Một là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết TCĐĐ
tham chiếu với hoạt động xét xử của TAND thông qua việc giải quyết những vấn đề
cụ thể sau:
- Phân tích khái niệm và đặc điểm của TCĐĐ; các dạng TCĐĐ; nguyên

lối xét xử các vụ án TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.
- Các quan điểm lý luận, trường phái lý thuyết về TCĐĐ, giải quyết TCĐĐ
và áp dụng pháp luật về giải quyết TCĐĐ từ hoạt động xét xử của TAND.
- Các văn bản về nghiệp vụ xét xử các vụ việc TCĐĐ của TAND thành phố
Hà Nội.
- Thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết TCĐĐ tại TAND huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội…

5


4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sĩ luật học, tác giả giới
hạn phạm vi nghiên cứu đề tài vào một số nội dung cụ thể sau đây:
- Về địa bàn, phạm vi: Thực tiễn áp dụng pháp luật của TAND từ hoạt động
xét xử các vụ TCĐĐ tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Từ năm 1993 (thời điểm Luật đất đai năm 1993 được ban
hành) đến nay.
- Về nội dung nghiên cứu: Giải quyết TCĐĐ từ thực tiễn xét xử của TAND
huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng. Tuy
nhiên, luận văn này chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu chế định giải quyết TCĐĐ của
TAND cấp sơ thẩm. Bởi lẽ, theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014,
TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử sở thẩm các vụ án dân sự nói chung và các
vụ án TCĐĐ nói riêng. Đề tài của luận văn nghiên cứu vấn đề giải quyết TCĐĐ
tham chiếu từ thực tiễn xét xử của TAND huyện Đông Anh, nên việc giới hạn phạm
vi nghiên cứu của chế định giải quyết TCĐĐ của TAND cấp sơ thẩm là phù hợp.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã
sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status