Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính tại viện hàn lâm khoa học xã hội việt nam - Pdf 50

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ QUỲNH DOAN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KH&CN


1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại đơn vị
khoa học sự nghiệp công lập ............................................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ....................................................................................24

2.1. Tổng quan về Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ............................ 24
2.2. Cơ sở pháp lý cho tự chủ tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam..... 27
2.3. Thực trạng công tác quản lý tài chính và quá trình thực hiện chủ trương
tự chủ tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ........................... 29
2.4. Đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra của hoạt động quản lý tài
chính theo hướng tự chủ tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt
Nam ..................................................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN HÀN
LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ....................................................... 60
3.1 Chiến lược và định hướng quản lý tài chính theo hướng tự chủ của Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam. ................................................................................. 60
3.2 Các giải pháp tăng cường quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính tại
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ......................................................................... 65
3.3. Một số kiến nghị tăng cường công tác quản lý tài chính theo hướng tự
chủ tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ............................... 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................75


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các tổ chức sự nghiệp KHCN công lập được tự chủ trong chi lương,
chi hoạt động bộ máy, được sử dụng các nguồn thu từ hợp đồng và được áp dụng
phương thức khoán chi trong thực hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng NSNN... Tuy

Vì vậy tôi chọn đề tài "Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính tại
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển và hội nhập, việc
quản lý kinh tế nói chung và QLTC trong đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng đã có
tác động tích cực tới các quá trình phát triển kinh tế xã hội theo các phương hướng
đã được hoạch định. Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về đổi mới cơ chế hoạt động, đổi mới cơ chế tài chính của các đơn vị SNCL, Bộ Tài
chính cùng các bộ, ngành đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ từng bước hoàn
thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ đối
với các đơn vị SNCL.
Trong quá trình giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị SNCL, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành,
địa phương đã tập trung khắc phục những hạn chế, bất cập, nỗ lực phấn đấu thực
hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong đổi mới hoạt động khu vực dịch vụ công
và các đơn vị SNCL, góp phần đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh
giản biên chế, cải cách tiền lương, cơ cấu lại NSNN và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Các văn bản pháp quy có liên quan trực tiếp với tính cách là chỗ dựa pháp lý
để phân tích tình hình hoặc đóng vai trò là cơ sở để nghiên cứu thực tế công tác
quản lý tài chính ở Viện Hàn lâm là:
Luật viên chức số: 58/2010/QH12 do Quốc hội Ban hành 15/11/2010. Nghị
định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 “Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập” của Chính phủ. Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 “Quy định cơ
chế tự chủ, của tổ chức khoa học công nghệ công lập” của Chính phủ. Quyết định
số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số
847b/QĐ-KHXH ngày 03/6/2011 của Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

2


thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các

3


nguồn lực tài chính trong ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại Việt
Nam”đã phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, hệ thống chính sách tài chính huy
động, quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính trong ứng phó với tác động của biến
đổi khí hậu tại Việt Nam. Theo tác giả, cần thiết phải hoàn thiện, bổ sung các cơ
chế, chính sách, để công tác ứng phó với Biến đổi khí hậu sử dụng thật hiệu quả
nguồn lực tài chính. Đề tài đưa ra giải pháp vừa sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và
nâng cao hiệu quả các nguồn lực.
Trong bài viết “Đổi mới cơ chế tài chính đối với khoa học công nghệ”, tạp chí
tài chính số 1 năm 2013, tác giả Nguyễn Trường Giang đã phân tích những đặc thù
của hoạt động khoa học công nghệ trong điều kiện hiện nay và đề xuất một số quan
niệm về đổi mới công tác quản lý và sử dụng tài chính.
Trong bài viết “Minh bạch kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ”
đăng trên Website của Liên hiệp các Khoa học và kỹ thuật (VUSTA) 13/8/2015, tác
giả Minh Nhật đã chỉ ra những điểm tích cực và những điểm còn hạn chế của Thông
tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về “Hướng dẫn định mức xây dựng, phân
bố dự toán và quyết toán kinh phí đối vói nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử
dụng ngân sách nhà nước”. Theo tác giả, TTLT 55/2015 sẽ cho phép người đứng
đầu cơ quan chủ trì đề tài quản lý phần “tài chính”, do vậy, nhà khoa học sẽ có
nhiều thời gian hơn để tập trung cho công việc nghiên cứu. Đó là những thay đổi
tích cực với công tác xây dựng dự toán và quyết toán kinh phí, nhưng TTLT 55 còn
bộc lộ một số hạn chế. Trong bài, TS Vũ Hùng Cường, Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam cho biết, kinh phí nhiệm vụ cấp bộ tính bình quân tại Viện Hàn lâm KHXH
Việt Nam cao nhất khoảng 400 triệu đồng/hai năm. Tính ra thì còn thấp hơn cả mức
theo TTLT 44. Như vậy, nếu các cơ quan chủ trì dù muốn trọng dụng các nhà khoa
học, nhưng việc tăng định mức trong xây dựng dự toán chỉ đi vào thực tế khi đi kèm

3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính, phát hiện những vấn đề
và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính cho Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế quản lý tài chính, tự chủ tài
chính tại các tổ chức đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập.

5


- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính của
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay (trên cơ sở đánh giá một số đơn vị đã thực
hiện cơ chế tài chính theo NĐ 54/2016/NĐ-CP và theo QĐ 115/2008/QĐ-TTg).
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường quản lý tài chính theo
hướng tự chủ tài chính, nhằm phát huy khả năng chủ động, sáng tạo trong hoạt động
nghiên cứu khoa học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng công tác quản lý tài chính tại Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, luận văn thu thập và xử lý phân tích số liệu trong giai đoạn
2015-2017 và đưa ra những giải pháp đề xuất thực hiện đến năm 2020.
Về không gian, luận văn lựa chọn lĩnh vực quản lý tài chính theo hướng tự chủ
tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Công tác quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam thực hiện theo
cơ chế tài chính theo quy định của Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/06/2016
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp khoa
học và công nghệ công lập
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại đơn vị sự nghiệp khoa học
và công nghệ công lập
 Khái niệm:
Giáo trình Quản lý Tài chính công của Nhà xuất bản Tài chính (2009) viết:
“Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công
cộng và các dịch vụ duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc
dân. Hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục đích lợi nhuận mà chủ yếu
mang tính chất phục vụ. Các đơn vị này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế văn hóa - xã hội” [10, tr. 25].
Trong các văn bản pháp quy, định nghĩa về Đơn vị sự nghiệp công lập được
ghi rõ trong “Luật Viên chức” số 58/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII ban hành
ngày 15/ 11/2010 và trong Nghị định số 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc
“Thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lap”. Theo đó, điều 9 của
“Luật viên chức” ghi rõ: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy
định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý
nhà nước”.
Trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, khoa học và một số lĩnh vực khác mà
khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội, hệ
thống các đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước xây dựng và chăm lo phát triển
để cung cấp những dịch vụ công chủ yếu nhằm bảo đảm phục vụ nhân dân, thực
hiện chức năng phát triển kinh tế - xã hội.
Tại các vùng miền đặc thù như miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa,
vùng các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hệ
thống các đơn vị sự nghiệp công lập cũng được Nhà nước xây dựng và chăm lo phát

8

độc lập. Một số đơn vị theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 54/2016/NĐ-CP

9


ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ, của tổ chức khoa học công nghệ công lập,
đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị
sự nghiệp công lập.
 Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập:
Đơn vị sự nghiệp công lập, theo các văn bản trên gồm hai loại: đơn vị sự
nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính,
tổ chức bộ máy, nhân sự và đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ
hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự.
Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là nhà nước (trực tiếp
hay gián tiếp). Do vậy, cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý, chế độ, chính sách đối
với viên chức trong các đơn vị này không giống với các đơn vị sự nghiệp ngoài
công lập. Nhà nước hoàn toàn có chức năng và trách nhiệm quy định một số nghĩa
vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được tổ chức và hoạt động chủ
yếu theo mô hình doanh nghiệp. Nghĩa là, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao
động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên các quan hệ được quy định tại Bộ luật lao
động. Trên thực tế, cơ chế pháp lý đối với việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với
các loại đối tượng này trong các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập là
khác nhau. Mà trước hết là khác nhau về quyền tự chủ, mức độ tự chủ đối với đơn
vị. Theo các văn bản pháp luật hiện hành, quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập được quy định tự chủ về những mặt sau:
- Tự chủ về xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong kế
hoạch theo chức năng được phân công.
- Tự chủ về công tác tổ chức cán bộ theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được cơ

đó là các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục (41.801 đơn vị, chiếm 72,08%;
1.527.049 người, chiếm 62,54%) và các đơn vị sự nghiệp y tế (6.160 đơn vị, chiếm
10,62%; 402.553 người, chiếm 16,49%).Tính đến hết 2016, có 2.057 đơn vị tự chủ
tài chính, bằng 3,54%, 12.968 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, chiếm
22,36%. 42.146 đơn vị do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, chiếm tỷ lệ
72,67%[Thế Nguyễn (2017)1].

1

Thế Nguyễn (2017). Hội nghị Trung ương 6, Khoá XII: Đổi mới toàn diện các đơn vị sự
nghiệp công lập. />
11


Trên thực tế, hệ thống cung ứng sự nghiệp công phủ kín hầu hết các địa bàn,
lĩnh vực họat động mà các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý. Mạng lưới các
cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao ngày nay hoạt động rộng khắp tận khu vực
nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn, biên giới, hải đảo. Đi kèm với các
thiết chế tổ chức Nhà nước là các đơn vị sự nghiệp công lập.
Hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập giữ vai trò nòng cốt trong cung ứng dịch
vụ sự nghiệp công và thực hiện chính sách an sinh xã hội, tạo cơ hội tiếp cận dễ
dàng, thuận lợi, bình đẳng cho mọi người dân trong việc thụ hưởng các dịch vụ thiết
yếu với chất lượng ngày càng cao và chi phí hợp lý hơn.
Trong những năm qua, xuất phát từ nhu cầu tăng cường hiệu quả hoạt động
của các đơn vị công lập, nên những quy định liên quan đến đơn vị sự nghiệp công
lập thay đổi tương đối nhiều. Nhà nước đã đề ra các chính sách nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động và dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm thực hiện tốt chính
sách xã hội và đảm bảo công bằng giữa các đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ
trong toàn bộ nền kinh tế.
Nhà nước đã đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập

tế,thể hiện ra giữa các chủ thể trong tương quan với các đối tượng kinh tế, nhằm
giúp các chủ thể quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ trong toàn bộ đời sống kinh tế.
Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tài chính được hiểu là một
phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ kinh tế phức tạp giữa các chủ thể dưới hình
thức tiền tệ. Tài chính là đối tượng đặc biệt quan trọng của quản lý kinh tế nhằm sử
dụng tiền tệ phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà quản lý và các chủ thể có
liên quan, đặc biệt là nhà nước.
Còn khái niệm Quản lý tài chính theo quan điểm của các nhà khoa học
Trường đại học Kinh tế Quốc dân được xem xét theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp là quản

2

Xem: Bùi Công Quang (2017). Pháp luật về tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp
công lập ở Việt Nam. />3
ĐHKTQD. Bộ môn KTCT học (1996). Giáo trình kinh tế học tập I. Nxb. Giáo dục. Hà
Nội.
4
Phạm Văn Dũng. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (dùng cho khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh).tr. 229.voer.edu.vn/pdf/513675e9/1

13


lý thu chi ngân sách. Theo nghĩa này thì nội dung chủ yếu của quản lý tài chính là
làm thế nào để đảm bảo hoạt động thu chi ngân sách được tiến hành thông suốt và
có hiệu quả; (ii) theo nghĩa rộng là sử dụng tài chính làm công cụ quản lý kinh tế vĩ
mô của Nhà nước. Nhà nước thông qua hoạt động tài chính để điều tiết hoạt động
của nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu đã định. Xét theo nghĩa này, nội dung của
quản lý tài chính chủ yếu là việc lựa chọn và xác định chính xác các chính sách tài
chính hữu hiệu và lấy đó làm căn cứ để quy định nội dung cụ thể của thu chi ngân
sách. [ĐHKTQD. Giáo trình (1996)].

*Tự chủ trong xác định mức thu
Đơn vị được tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường đối với loại
dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước (NSNN). Đối
với loại dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị được quyết định
mức thu theo lộ trình tính giá do Nhà nước công bố.
Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các đơn vị có điều kiện vươn lên nhanh hơn,
Nghị định mới quy định, căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị sự nghiệp công
được thực hiện trước lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công.
*Tự chủ trong chi đầu tư và chi thường xuyên
Các đơn vị sự nghiệp được chủ động sử dụng các nguồn tài chính được giao tự
chủ, bao gồm nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công (kể cả nguồn ngân
sách nhà nước đấu thầu, đặt hàng), nguồn thu phí theo quy định được để lại chi và
nguồn thu hợp pháp khác, để chi thường xuyên.
Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức
chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Tuy nhiên, đối với một số định mức, tiêu chuẩn quy định mang tính chất
chung cho khối cơ quan nhà nước, thì các đơn vị sự nghiệp công cũng phải tuân thủ,
như tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; nhà làm việc; trang bị điện thoại; chế độ
công tác phí nước ngoài; tiếp khách nước ngoài, hội thảo quốc tế.
Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù
hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ.
*Về chi tiền lương và thu nhập tăng thêm

15


Các đơn vị sự nghiệp chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và các


Riêng các khoản kinh phí thuộc NSNN, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng NSNN, các khoản thu phí theo pháp lệnh phí, lệ phí, thì đơn vị sự nghiệp
công vẫn phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh.
*Tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được chủ động sử dụng các nguồn
tài chính giao tự chủ để chi thường xuyên, trong đó một số nội dung chi được quy
định như sau:
- Chi tiền lương cho công chức, viên chức, người lao động theo ngạch, bậc,
hạng chức danh nghề nghiệp, chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định.
Khi Nhà nước điều chỉnh tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm
từ các nguồn theo quy định, trường hợp còn thiếu được ngân sách nhà nước cấp bổ
sung;
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và
khả năng tài chính, tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quyết định mức
chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi đo cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Tổ chức khoa học và công nghệ sử dụng nguồn tài chính để chi thực hiện
nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định hiện hành;
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải thực hiện đúng các quy định
của Nhà nước về mức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định
mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng
và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài
và hội thảo quốc tế ở Việt Nam.
*Tự chủ về thực hiện nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch
Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ và dịch vụ sự nghiệp công không sử
dụng ngân sách nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự xây dựng kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi việc thực
hiện;

cử viên chức, người lao động ra nước ngoài công tác theo phân cấp.

18


*Tự chủ về quản lý, sử dụng tài sản
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được cơ quan có thẩm quyền xác
định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh
nghiệp;
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quản lý, sử dụng tiền thu được từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên kết, cho thuê tài sản nhà
nước như sau:
- Tiền thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên doanh, liên
kết tổ chức khoa học và công nghệ công lập phải hạch toán đầy đủ theo quy định
hiện hành về kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính áp dụng
đối với doanh nghiệp;
- Tiền thu được từ cho thuê tài sản nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ
công lập phải hạch toán riêng, sau khi trừ chi phí hợp lý, nộp thuế và thực hiện
nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, đơn vị được sử dụng phần còn lại để phát
triển hoạt động sự nghiệp.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được lựa chọn hình thức giao đất,
cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1.2.2. Các văn bản chính sách và các công cụ quản lý tài chính về tự chủ tài
chính tại các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập
*Hệ thống các quy định của Nhà nước
Là các văn bản pháp luật bao gồm quy định, quyết định, luật, chuẩn mực tài
chính hiện hành của Nhà nước.
*Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm
Đây là một công cụ hết sức quan trọng và thiết thực. dựa vào số lượng người,
nhiệm vụ được giao hàng năm, nhiệm vụ đột suất trong năm để xây dựng kế hoạch

- Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp
trên là viện hàn lâm sẽ thẩm định phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính của
các đơn .
phân loại mức độ tự chủ dựa trên khả năng tự đảm bảo về cả chi thường
xuyên và chi đầu tư. đơn vị sự nghiệp công lập được chia làm 4 loại và có mức độ
tự chủ khác nhau theo nguyên tắc đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư
càng nhiều thì được tự chủ càng cao.
- Việc giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị được ổn định trong thời
gian 3 năm. các đơn vị báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ

20


trong 3 năm. Căn cứ vào kết quả thực hiện của thời kỳ trước, nhiệm vụ của năm kế
hoạch và thời kỳ tiếp theo, các đơn vị xây dựng phương án tự chủ của thời kỳ ổn
định tiếp theo, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét cùng với thời gian lập dự toán
ngân sách của năm kế hoạch.
Dựa vào cơ chế tự chủ và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập đã được phê
duyệt, đơn vị xây dựng chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cho phù hợp cơ
chế tự chủ và tăng cường công tác quản lý tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực, thúc đẩy tăng nguồn thu từ hoạt động phát hành tạp chí, nguồn thu hợp tác với
đơn vị ngoài, tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ.
Các Đơn vị cần xây dựng đề án việc làm làm cơ sở cho việc định biên, khoán
chi đến từng đơn vị, Trên cơ sở đó Viện Hàn lâm cấp kinh phí và giao tài sản cho
các đơn vị và để đơn vị chủ động thực hiện công tác quản lý tài chính, khai thác
nguồn thu, quản lý tài sản hiệu quả
Các đơn vị cần sắp xếp lại bộ máy, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ tiền
lương, tiết kiệm các khoản chi, đổi mới cơ cấu chi tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn tài chính.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status