Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Pdf 50

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HỒ QUỲNH DOAN

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI LÊ

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: ...................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP ........... 8
1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp khoa học
và công nghệ công lập ........................................................................................... 8
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại đơn vị
khoa học sự nghiệp công lập ............................................................................... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ....................................................................................24

nghiên cứu sáng tạo khoa học.
Bởi thế, tiềm năng hoạt động nghiên cứu khoa học trong những năm qua, mặc
dù đã được giải phóng hơn trước đây rất nhiều, góp phần tạo nên những thành tựu
đáng khích lệ, nhưng vẫn chưa được giải phóng triệt để. Một trong những nguyên
nhân rất đáng kể là do cơ chế quản lý tài chính còn nhiều bất cập. Sau hơn 10 năm
thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐCP, kết quả mang lại không như mong đợi, hiệu quả chưa cao, nhiều đơn vị chưa tự
chủ được nguồn kinh phí bảo đảm tiền lương, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu
của xã hội. Nghị định NĐ 54/2016/NĐ-CP ngày 14/06/2016 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập ra đời thay thế Nghị
định 115/2005/NĐ-CP kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất cập, vướng mắc, tạo
động lực cho các đơn vị khoa học công nghệ công lập phát triển. Tuy nhiên những
quy định về tài chính ít nhiều còn máy móc lại làm hạn chế và gây khó khăn cho
chính công tác quản lý và các nhà khoa học, ảnh hưởng đến điều hành hoạt động
khoa học và không khuyến khích được công tác nghiên cứu khoa học.
Việc tăng cường quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính đối với hoạt
động khoa học và công nghệ sẽ là “chìa khóa” mở nút thắt, tháo gỡ những vướng
mắc trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Qua thực tế công tác tại Ban Kế hoạch - Tài chính, đơn vị có chức năng giúp
Lãnh đạo Viện Hàn lâm phân bổ ngân sách và quản lý tài chính tại toàn Viện Hàn
lâm KHXH Việt Nam, bên cạnh những thành tích đạt được, việc quản lý tài chính

1


với các Viện trực thuộc theo hướng tự chủ tài chính vẫn còn tồn tại một số bất cập,
vướng mắc cần khắc phục để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học.
Vì vậy tôi chọn đề tài "Quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính tại
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

ngày 24/01/2018 của Chính phủ.Những văn bản này cần được phân tích kỹ hơn gắn
với những nội dung của luận văn nên sẽ được đề cập chi tiết hơn trong chương 1 và
chương 2.
Hiện nay, quá trình các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang hoạt động theo
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Phản ánh quá trình
này, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu như sau:
Tác giả Vũ Cao Đàm (1996) trong tham luận: “Định hướng cải cách thiết chế tài
chính cho KH&CN trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường” tháng
8/1996 đã phân tích và nhấn mạnh đến các nội dung của cải cách kinh tế, các vấn đề
đặt ra trước yêu cầu định hướng nội dung cải cách, và các giải pháp thực hiện.
Tác giả Vũ Cao Đàm (2003) trong nghiên cứu “Đổi mới chính sách tài chính
cho hoạt động KH&CN”, đã phân tích và giải quyết các nội dung về chính sách tài
chính, thay đổi chính sách tài chính trong giai đoạn mới.
Tác giả Dương Bá Phượng (2004) trong Đề án:“Đổi mới cơ chế quản lý tài
chính đối với KHXH và nhân văn” chủ yếu nghiên cứu về cơ chế tài chính các hoạt
động khoa học xã hội tại Trung tâm KHXH và NV Quốc gia trên các nội dung: về
tính đặc thù của khoa học xã hội, về thực trạng cơ chế tài chính của hoạt động khoa
học xã hội và những phương hướng cũng như giải pháp cần thực hiện nhằm thực
hiện đổi mới cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học xã hội và nhân văn.
Tác giả Lê Tiến Phúc (2004) trong chuyên đề Nghiên cứu của Học viện tài
chính “Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra, kinh
nghiệm quốc tế và khả năng ứng dụng ở Việt Nam” cho rằng, công tác quản lý tài
chính cho KHCN Việt Nam cần mạnh dạn học tập kinh nghiệm quốc tế. Điều quyết
định là căn cứ vào chất lượng sản phẩm đầu ra. Tuy vậy, đánh giá sản phẩm đầu ra
ở Việt Nam lại gặp không ít khó khăn.
TS. Hoàng Văn Hoan (2016), trong Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Hoàn
thiện cơ chế, chính sách tài chính nhằm huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các

3


Nam, số 14/2013cho rằng, việc đổi mới cơ chế quản lý cho hoạt động KHCN là vô

4


cùng cấp bách. Những phương án đề xuất không phải là không có căn cứ thực tế,
nhưng rất ít được tiếp thu và được áp dụng vào các đơn vị sự nghiệp công lập về
hoạt động khoa học.
Tác giả Tô Thị Kim Thanh “Tổ chức công tác kế toán thu chi với việc tăng
cường tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc Bộ Y tế khu vực Hà Nội”Luận văn đã nêu các đặc điểm các đơn vị sự nghiệp có thu và cơ chế tài chính áp
dụng. Luận văn đã đánh giá những ưu điểm và những tồn tại từ đó đưa ra những
giải pháp để tăng cường tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc .Luận văn
chưa nêu những đơn vị đặc thù nên chưa nêu hết những vấn đề cấp bách hiện nay.
Các nghiên cứu, công trình, các đề tài nghiên cứu nói trên đã ít nhiều đề cập
đến chính sách tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, phân tích được
những ưu điểm và hạn chế của cơ chế tài chính trong trong hoạt động khoa học nói
chung. Tuy nhiên thực trạng công tác quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học
xã hội và những đặc thù ít được chú ý. Một số công trình đã nêu ra những phương
hướng và giải pháp nhằm thực hiện cơ chế đổi mới tài chính nhưng chỉ đối với khoa
học nói chung, còn trong họat động khoa học xã hội thì gần như chưa được chú ý
thỏa đáng.
Qua việc tham khảo các nghiên cứu nói trên, luận văn đã thừa kế được một số
phân tích lý luận, những gợi ý để tìm hạn chế, xác định nguyên nhân hạn chế cũng
như làm tiền đề để luận văn nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính, phát hiện những vấn đề
và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính cho Viện Hàn lâm

- Phương pháp thống kê, mô tả.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp.
6 . Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo, góp phần tổng kết lý luận
hoạt động quản lý tài chính và tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp khoa học
và công nghệ công lập.

6


Việc đánh giá thực trạng quản lý tài chính và tự chủ tại chính hiện nay tại Viện
Hàn lâm KHXH Việt Nam có ý nghĩa góp phần giải quyết các vấn đề đang đặt ra
nhằm cải tiến các hoạt động quản lý tài chính của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương với:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp khoa học và
công nghệcông lập. Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Viện Hàn lâm
KHXH Việt Nam.Chương 3: Giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý tài chính
theo hướng tự chủ tài chính tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP
1.1. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp khoa
học và công nghệ công lập

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức chính trị - xã hội, do Nhà nước
thành lập theo quy định của pháp luật, trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
có chức năng cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước ở các lĩnh vực
chuyên biệt như giáo dục, khoa học, y tế, văn hóa... Những cơ quan này có tư cách
pháp nhân, thực hiện sự phân quyền tự chủ theo quy định của pháp luật. Hệ thống
đơn vị sự nghiệp công lập đóng vai trò quan trong trong đời sống kinh tế - xã hội.
 Đặc điểm các đơn vị sự nghiệp công lập:
Đơn vị sự nghiệp công lập được nhận diện thông qua các yếu tố sau đây: (i)
Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định; (ii) Là bộ phận cấu thành
trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội; (iii) Có tư cách pháp nhân; (iv) Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà
nước; (v) Viên chức là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Đặc trưng cơ bản của đơn vị sự nghiệp để phân biệt với cơ quan hành chính
nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và các cơ quan, tổ chức khác là vị trí
pháp lý, tính chất hoạt động và đội ngũ viên chức.
Các đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội thành lập theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và là bộ phận cấu thành
trong cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước nhưng không mang quyền lực nhà nước,
không có chức năng quản lý nhà nước như xây dựng thể chế, thanh tra, xử lý vi
phạm hành chính… Các đơn vị sự nghiệp công lập bình đẳng với các tổ chức, cá
nhân trong quan hệ cung cấp dịch vụ công.
Hiện nay, trong xu thế đổi mới tăng cường hiệu quả các tổ chức công lập, Nhà
nước còn chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học
và công nghệ công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán
độc lập. Một số đơn vị theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 54/2016/NĐ-CP

9

được cơ quan cấp trên phê duyệt.
Việc xác định đơn vị sự nghiệp công lập thuộc loại nào căn cứ vào các yếu tố

10


thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị (thường được ghi trong Điều lệ tổ chức và
hoạt động do cơ quan cấp trên phê duyệt):
- Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đặc điểm, tính chất của từng ngành, lĩnh vực hoạt động sự nghiệp.
- Điều kiện thực tế.
- Yêu cầu quản lý đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp cũng như trình độ,
năng lực quản lý tại các đơn vị này.
Về phương diện tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, được phân
loại gồm 4 loại: (i) Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. (ii) Đơn vị tự
bảo đảm chi thường xuyên. (iii) Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. và
(iv) Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
*Vai trò của các đơn vị sự nghiệp công lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập với đội ngũ trí thức, các nhà khoa học
đông đảo luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Tuy không có trách nhiệm và chức năng quản lý hành chính nhà nước, nhưng
các đơn vị sự nghiệp công lập là là tổ chức không thể thiếu giúp cho các cơ quan
quyền lực Nhà nước thực hiện chức năng của mình trong việc quản lý xã hội.
Theo số liệu thống kê, số lượng đơn vị và nhân lực trong các đơn vị sự nghiệp
công lập ở Việt Nam hiện nay rất lớn: Năm 2016 có 57.995 đơn vị, với gần 2,5 triệu
người, chưa kể số nhân lực trong Quân đội và Công an. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong
đó là các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành giáo dục (41.801 đơn vị, chiếm 72,08%;
1.527.049 người, chiếm 62,54%) và các đơn vị sự nghiệp y tế (6.160 đơn vị, chiếm
10,62%; 402.553 người, chiếm 16,49%).Tính đến hết 2016, có 2.057 đơn vị tự chủ
tài chính, bằng 3,54%, 12.968 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, chiếm

vị, giảm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, nhất là trong lĩnh vực y tế.
Về cơ bản, hoạt động cung cấp dịch vụ công trong những năm qua đã đáp ứng
nhu cầu của người dân và các tổ chức xã hội. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan
do yêu cầu mới đối với sự phát triển đất nước, bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, tại khi vực các đơn vị sự nghiệp công lập, thực trạng đội ngũ cán bộ công
chức ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập, cả về chất lượng và số lượng, không
thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì thế, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (khóa
XII), Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về “Tiếp tục

12


đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập” [Bùi Công Quang (2017)2].
1.1.2.Cơ sở lý luận về quản lý tài chínhcủa các đơn vị sự nghiệp công lập
*Khái niệm tài chính và quản lý tài chính
Giáo trình Kinh tế chính trị học của Trường đại học Kinh tế Quốc dân viết: Tài
chính “là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn liền với kinh tế hàng hóa và kinh tế
thị trường. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế nhất định biểu hiện dưới hình thức
tiền tệ, phát sinh trong quá trình hình thành, quản lý và sử dụng các qũy tiền tệ,
nhằm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân”[3].
Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mac – Lênin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì
“Tài chính nước ta là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong lĩnh vực hình thành,
phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng,
bảo vệ và phát triển xã hôi chủ nghĩa” [4]
Theo các quan niệm trên, tài chính là hình thức tiền tệ của các quan hệ kinh
tế,thể hiện ra giữa các chủ thể trong tương quan với các đối tượng kinh tế, nhằm
giúp các chủ thể quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ trong toàn bộ đời sống kinh tế.
Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tài chính được hiểu là một

thống khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý.
- Mục tiêu của việc quản lý: là tạo thu nhập ổn định, sử dụng các nguồn kinh
phí có hiệu quả đúng mục đích.
- Đối tượng của việc quản lý: là các hoạt động thu chi tài chính để thực hiện
chức năng nhiệm vụ được giao.
- Chủ thể của việc quản lý: là các cơ quan chuyên quản lý tài chính thực hiện
nhiệm vụ được giao.
- Cơ chế của việc quản lý: là sự kết hợp giữa các quy định chính sách của Nhà
nước kết với chế độ chính sách đặc thù của từng đơn vị.
1.2 Cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp khoa học và công
nghệ công lập
1.2.1. Nội dung tự chủ tài chính và vai trò của tự chủ tài chính
Các quy định về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trên nguyên tắc
đơn vị tự chủ cao về nguồn tài chính thì được tự chủ cao về quản lý, sử dụng các kết
quả tài chính và ngược lại. Quy định này nhằm khuyến khích các đơn vị tự chủ thấp
phấn đấu tăng nguồn thu để được mức tự chủ cao hơn.
Tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp được quy định theo 3 mức độ cụ thể đó
là: Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Tự
chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; Tự chủ tài chính đối với
đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công

14


chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công theo giá chưa tính đủ chi phí) và Tự chủ tài chính đối với đơn vị
được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).
*Tự chủ trong xác định mức thu
Đơn vị được tự xác định giá dịch vụ theo nguyên tắc thị trường đối với loại

đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn
thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung; đối với đơn vị chưa tự bảo đảm chi
thường xuyên và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên, chi tiền lương
tăng thêm từ các nguồn theo quy định, bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung (nếu
thiếu).
Đối với phần thu nhập tăng thêm, các đơn vị được chủ động sử dụng Quỹ bổ
sung thu nhập để thực hiện hiện phân chia cho người lao động trên cơ sở quy chế
chi tiêu nội bộ của đơn vị, theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả
công tác của người lao động.
*Về trích lập các Quỹ
Hàng năm sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản
nộp NSNN khác (nếu có) theo quy định; phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị
được sử dụng để trích lập các quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; quỹ bổ sung thu
nhập; quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Ngoài ra, Nghị định mới cũng cho phép các
đơn vị được trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật cho phù hợp với
thực tế.
*Tự chủ trong giao dịch tài chính
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp trong giao dịch với bên
ngoài, đặc biệt là trong các hoạt động liên doanh, liên kết, đồng thời tạo thêm nguồn
thu cho đơn vị; Đơn vị sự nghiệp công được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng
thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi hoạt động dịch
vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước. Lãi tiền gửi đơn vị được bổ
sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hoặc bổ sung vào Quỹ khác theo quy
định của pháp luật chuyên ngành (nếu có), không được bổ sung vào Quỹ bổ sung
thu nhập.

16


Riêng các khoản kinh phí thuộc NSNN, các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công



Đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhiệm vụ thường xuyên theo chức
năng, dịch vụ sự nghiệp công và nhiệm vụ khác sử dụng ngân sách nhà nước, tổ
chức khoa học và công nghệ công lập xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo
cáo cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch
cho đơn vị thực hiện.
*Tự chủ về tổ chức bộ máy
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập xây dựng phương án sắp xếp lại đơn
vị cấu thành, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quyết định thành lập, tổ chức
lại, giải thể các đơn vị mới ngoài các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan
có thẩm quyền khi đáp ứng các điều kiện theo quy định hiện hành.
*Tự chủ về nhân sự
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quyết định vị trí việc làm, cơ
cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định
cho số người làm việc tại tổ chức.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tuyển dụng, quản lý, sử dụng, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện chính sách, chế
độ đối với viên chức và ký hợp đồng lao động theo quy định hiện hành.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập đề xuất cơ quan có thẩm quyền bổ
nhiệm, thuê nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài đảm nhiệm chức danh
lãnh đạo tổ chức khoa học và công nghệ công lập và thuê chuyên gia nước ngoài
đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy
định hiện hành.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập quyết định việc mời chuyên gia, nhà
khoa học nước ngoài vào Việt Nam tham gia hoạt động khoa học và công nghệ và
cử viên chức, người lao động ra nước ngoài công tác theo phân cấp.


Hàng năm các Đơn vị được xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với
đặc thù của đơn vị mình làm cơ sở để kiểm soát chi và để các cơ quan quản lý Nhà
nước quản lý. Trong Quy chế chi tiêu nội bộ các đơn vị được ghi đầy đủ các định

19


mức phù hơp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình.
*Công tác hạch toán của kế toán và công tác kiểm toán
Hạch toán là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý tài chính của kế
toán. Kế toán phản ánh tình hình tài chính của đơn vị mình qua công tác hạch toán.
Thông qua công tác hạch toán thủ trưởng đơn vị có thể biết tình hình tài chính hiện
tại của đơn vị trước khi ra quyết định liên quan đến tài chính.
Kiểm toán là công việc kiểm tra tình hình tuân thủ quy định tài chính kế toán
tại đơn vị.
*Hệ thống thanh tra và kiểm tra tài chính
Bộ phận kiểm tra tài chính hàng năm của đơn vị để rà soát phát hiện sai phạm,
gian lận trong công tác tài chính kế toán.
*Tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại đơn vị
Bộ máy quản lý tài chính của đơn vị bao gồm ban thanh tra nhân dân, bộ phận
tài chính kế toán, lãnh đạo đơn vị và các bộ phận có liên quan tham gia vào công tác
quản lý tài chính.
1.2.3. Điều kiện bảo đảm thực hiện tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập
Để được tự chủ về tài chính các Đơn vị xây dựng phương án tự chủ và đề
xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều
kiện thực tế của đơn vị. Đơn vị sẽ xác định cơ cấu thu/ cơ cấu chí và phân loại mức
độ tự đảm bảo chi thường xuyên để NSNN hỗ trợ, qua đó có cơ sở thực hiện quyền
tự chủ tự tài chính.
- Căn cứ phương án tự chủ tài chính do đơn vị đề xuất, cơ quan quản lý cấp
trên là viện hàn lâm sẽ thẩm định phương án phân loại mức độ tự chủ tài chính của

Cơ sở pháp lý về quản lý tài chính là toàn bộ các chính sách, chế độ quy định
của Nhà nước nói chung và của đơn vị nói riêng mà bắt buộc cá nhân và tổ chức
phải tuân thủ chặt chẽ.
Khung pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý tài chính gồm:
-Luật NSNN: Mọi hoạt động liên quan đến tài chính kế toán phải nghiêm chỉnh
chấp hành theo luật của ngân sách Nhà nước.
-Chế độ kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm 4 hệ thống
nghiệp vụ phụ vụ công tác quản lý tài chính:
+Hệ thống Chứng từ kế toán;
+Hệ thống Tài khoản kế toán;
+Hệ thống Sổ kế toán và hình thức kế toán;

21


+Hệ thống Báo cáo tài chính.
1.3.2. Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Mỗi đơn vị sự nghiệp khác nhau có chức năng nhiệm vụ khác nhau thì mô
hình và cơ chế quản lý tài chính của từng đơn vị sẽ khác nhau do mỗi đơn vị có quy
chế chi tiêu nội bộ khác nhau, đơn giá định mức đặc thù khác nhau.
Đối với đơn vị sự nghiệp là ngành khoa học xã hội đóng vai trò to lớn trong
việc tư vấn chính sách, hoạch định chiến lược kinh tế xã hội của đất nước mặc dù đã
được nhà nước và chính quyền quan tâm và coi trong nhưng vẫn còn nhiều hạn chế
trong việc phân bổ nguồn lực tài chính. Hàng năm kinh phí vẫn cấp theo tỷ lệ những
năm trước, kinh phí eo hẹp mà nguồn thu thấp nên không khuyến khích được các độ
ngũ chất lượng cao tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế đất nước.
1.3.3.Quy mô, tầm quan trọng của đơn vị sự nghiệp
Tùy theo tính chất đặc thù và quy mô của các đơn vị sự nhiệp công lập, tùy
theo chức năng nhiệm vụ được giao mà Nhà nước ưu tiên cấp ngân sách.
*Đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Khoa học xã hội

cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập theo
hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập. Chức năng quản lý
nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập đang từng bước
được tách ra. Đổi mới công tác quản lý tài chính cũng chính là phương thức đổi mới
cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập.
Đối với ngành Khoa học xã hội, với chức năng nghiên cứu, đào tạo và tư vấn
chính sách, KHXH luôn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.
Nhờ có nhóm ngành KHXH mà các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà quản lý
lãnh đạo đất nước có thể có được công cụ hữu hiệu trong giải quyết các vấn đề kinh
tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh... Trong các văn bản pháp lý và chính
trị, nhất là trong các văn kiện các đại hội Đảng thời gian gần đây, Đảng ta đã đánh
giá rất cao vai trò của KHXH.
Việc chưa đầu tư thỏa đáng cho KHXH trên thực tế đã ảnh hưởng không nhỏ
tới công tác QLTC trong nghiên cứu KHXH và ảnh hưởng tới sự phát triển của
KHXH.

23



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status