Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình - Pdf 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở KHU CÔNG NGHIỆP
TÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở KHU CÔNG NGHIỆP
TÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ


Học và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền Trang
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Niên khóa 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào
Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình.
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan hoạt động quản lý về xây dựng cơ sở hạ
tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐTXD cơ sở hạ tầng bằng
nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ĐTXD
cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tại
tỉnh Quảng Bình.
2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác
quản lý ĐTXD cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thu nhập số liệu,
phương pháp phân tích, phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia.
4. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Qua nghiên cứu đánh giá,
phân tích cho thấy: Trong điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình có xuất phát
điểm thấp, một mặt làm hạn chế nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho CSHT nói
chung và Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới nói riêng, CSHT Khu công nghiệp
chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp nhưng rất hạn hẹp, CSHT
khu công nghiệp chưa thật sự đồng bộ đã làm hạn chế đáng kể đến hiệu quả khai
thác, sử dụng kết cấu CSHT đã được xây dựng. Do đó việc tập trung rà soát và hoàn
chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN là giải pháp quan trọng, bảo
đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi
trường. Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các bước công
việc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DN

Doanh nghiêp

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XD/ XDCS

Xây dựng/ Xây dựng cơ sở

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v
MỤC LỤC................................................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................................... xi
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

2.3. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ....................................43
2.4. Tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách tại khu
công nghiệp Tây bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình....................................................50
2.4.1. Công tác quy hoạch tổng thể khu công nghiệp ...............................................50
2.4.2. Công tác quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng.....................................................52
2.4.3. Tình hình vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Khu công nghiệp
Tây Bắc Đồng Hới ....................................................................................................54
2.4.4. Đánh giá của các đối tượng được khảo sát về công tác QLNN đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới ...................55
2.4.5. Đánh giá chung về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công
nghiệp Tây Bắc Đồng Hới bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.............................71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
KHU CÔNG NGHIỆPTÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH.....................84
3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý đâu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ..84
3.1.1 Mục tiêu đến năm 2020....................................................................................84
3.1.2 Các định hướng hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
bằng vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới ....................84
3.2 Nhóm giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ

vii


tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nướcở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình ...............................................................................................................86
3.2.1 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn
vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới theo hướng tập
trung đầu mối chịu trách nhiệm, giảm thủ tục hành chính........................................86
3.2.2 Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng


Bảng 1.1.

Hệ thống hóa các nhân tố và thang đo đánh giá dự án hạ tầng .............20

Bảng 1.2 :

So sánh các mô hình nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng khu công nghiệp ...................................................................25

Bảng 1.3.

Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ..............................................................26

Bảng 2.1.

Hiện trạng và dự kiến sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Quảng Bình .....35

Bảng 2.2.

Dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 ................36

Bảng 2.3.

Tổng giá trị sản phẩm và một số chỉ tiêu khác trong tỉnh Quảng
Bìnhtheo giá so sánh năm 2010phân theo ngành kinh tế ......................39

Bảng 2.4.


Hới tỉnh Quảng Bình .............................................................................52

Bảng 2.11.

Các hạng mục cơ sở hạ tầng chính tại KCN Tây Bắc Đồng Hới ..........53

Bảng 2.12.

Kết quả thực hiện nguồn vốn NSNN giai đoạn 2011 – 2016................54

Bảng 2.13:

Đặc điểm mẫu khảo sát(n=215).............................................................56

Bảng 2.14:

Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu .................................58

Bảng 2.15:

KMO và Bartlett ....................................................................................60

ix


Bảng 2.16

Kết quả phân tích nhân tố các thành phần tác động . (Ma trận nhân tố đã
xoay) ......................................................................................................60



x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: 2.1: Hiện Trạng Sử dụng đất năm 2016........................................................36
Biểu đồ 2.2: So sánh Doanh thu KCN Tây Bắc Đồng Hới và Toàn bộ các KCN
trong tỉnh. ..............................................................................................49
Biểu đồ 2.3: Quy mô vốn NSNN cho đầu tư CSHT KCN Tây Bắc Đồng Hới giai đoạn
2011-2016..............................................................................................55

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1:

Mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước ở KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ....................1

Hình 2.1:

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất KCN Tây Bắc Đồng
Hới.....................................................................................................51

Hình 3.1:

Sơ đồ quản lý dựa theo kết quả đầu ra. .............................................89

xi

thách thức trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn
vốn NSNN.

1


Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh
Quảng Bình tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHT bằng
nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư
xây dựng CSHT bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tại
tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan công tác quản
lýđầu tư xây dựng CSHT bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc
Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Dự ánđầu tư xây dựng CSHTcó sử dụng nguồn vốn NSNN
ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình.
+ Về thời gian: Luận văn thu thập số liệu và dữ liệu nghiên cứu trong khoảng
thời gian từ năm 2010 đến năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

+ Phương pháp xác định kích cỡ mẫu: Theo kinh nghiệm của Nguyễn Đình
Thọ (2009) thì số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến, tốt nhất gấp 10 lần [29].
Như vậy, với 29 biến quan sát (Phụ lục 1) thì cần ít nhất 145 (29*5) biến. Ngoài ra,
theo Theo Gorsuch (1984), phân tích nhân tố có mẫu ít nhất 200 quan sát. Vì vậy,
tác giả lựa chọn phương án phát ra 250 phiếu Bảng hỏi nhằm đảm bảo thu về ít nhất
200 mẫu để đạt kích thước mẫu cần thiết. Mẫu thu về sau khi đã loại ra các phiếu
không đạt yêu cầu do bỏ trống nhiều, 215 phiếu còn lại đạt yêu cầu đưa vào để tiến
hành phân tích tiếp theo.

3


+ Phương pháp chọn mẫu: Tổng số 215 phiếu khảo sát được phân thành 2 nhóm.
Nhóm cán bộ quản lý nhà nước: 96 người được phỏng vấn, bao gồm đại diện
Ban lãnh đạo Ban Quản lý các Khu kinh tế; đại diện Phòng Kế hoạch tổng hợp,
Phòng Quản lý quy hoạch và Xây dựng, Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường,
Phòng Quản lý Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Đầu tư, Công ty Quản lý hạ tầng Khu
Kinh tế, Văn phòng đại diện tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới.
Nhóm các doanh nghiệp: Có 119 người được phỏng vấn được lựa chọn từ 17
công ty đang hoạt động tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, bao gồm đại diện
Ban giám đốc công ty, đại diện các phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh và một số
cán bộ nhân viên tại các phòng ban có liên quan.
5.3. Phương pháp phân tích
Sau khi đã thu thập được những số liệu, tài liệu thứ cấp và sơ cấp dựa vào
khảo cứu tài liệu và điều tra, khảo sát thực tế, Học viên đã tiến hành xử lý số liệu
bằng các phương pháp sau:
-Phương pháp thống kê mô tả: Diễn giải các thông tin, số liệu để hình thành
các kết quả theo các nội dung cần nghiên cứu và kiểm chứng những giả thiết đã đề
ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến mục tiêu và đối tượng nghiên cứu.
+ So sánh tuyệt đối: Được thực hiện qua so sánh các số tuyệt đối về cùng một

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu
công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Khái niệm, vai trò của cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về Khu công nghiệp
Năm 1991 khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam ra đời. Từ đó, song hành với
tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài, hàng loạt khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế đã ra đời.
Theo định nghĩa tại Nghị định 28/2018/NĐ-CP ngày 22/5/1018, KCN là khu
vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập trên cơ sở quy hoạch phát triển
do Chính phủ quyết định. Các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
công nghệ cao được hưởng những ưu đãi riêng.
1.1.1.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng còn được gọi là kết cấu hạ tầng, công trình hạ tầng, là hệ thống

máu; bưu chính viễn thông là hệ thống thần kinh; cấp, thoát nước là hệ thống tiêu hoá
và bài tiết của con người … Những hệ thống này không thể thiếu. Vì nếu thiếu và yếu
một phân hệ nào đó sẽ dẫn đến không cân bằng đối với cơ thể con người. Cũng như
vậy, nếu hệ thống CSHT kỹ thuật bị trục trặc sẽ làm cho sản xuất kinh doanh bị đình
trệ, thậm chí lâm vào tình trạng rối loạn. Cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cơ bản, cần thiết
cho sản xuất, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN.
Cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Kinh nghiệm
thực tế cho thấy, những nơi nào có CSHT tốt sẽ dễ hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn
kinh doanh và như vậy giúp cho KCN có cơ hội phát triển tốt hơn.
Cơ sở hạ tầng tốt giúp thúc đẩy việc giao lưu hàng hóa, thuận tiện cho việc
vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm giữa nơi sản xuất và
các địa điểm tiêu thụ. Cơ sở hạ tầng chủ yếu của KCN là dịch vụ, là sản phẩm trung
gian (yếu tố đầu vào của sản xuất) phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành
đều đặn và liên tục. Ví dụ: Cung cấp năng lượng, nguyên liệu, thông tin, liên lạc,...
cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Vai trò cung cấp đầu vào được thể hiện
trước hết bởi các công trình và hệ thống điện, thông tin liên lạc. Cũng như vậy,

7


CSHT còn đảm bảo dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, cung cấp thông tin thị
trường. Chỉ cần trục trặc trong một khâu nhất định hoặc sự hoạt động yếu kém của
hệ thống CSHT, sẽ gây sự cố cho hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh của
KCN. Ngược lại, nếu hệ thống CSHT hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn
chu kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng
cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có sức cạnh
tranh hơn. Sự phát triển của CSHT là một trong những điều kiện quan trọng để hiện
đại hoá sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại và với xu thế toàn cầu hoá, hội

đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Việc thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách nhà nước liên quan đến
một loạt các quy chế và thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản,
quản lý Ngân sách. Công tác quản lý về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chủ
yếu dựa trên hệ thống văn bản quản lý quy hoạch, đất đai và xây dựng khu công
nghiệp đã được ban hành như: Nghị định của Chính phủ ban hành về khu công
nghiệp, quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, quản lý chất
lượng công trình xây dưng, quản lý dư án đầu tư xây dựng, quy định bồi thường hỗ
trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; các quyết định về phê duyệt các dự án quy
hoạch tổng thể đã được thể chế hóa để làm cơ sở pháp lý trong công tác quản lý xây
dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; các quyết định về định hướng chiến lược phát
Khu công nghiệp; định hướng phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp.
Hệ thống các chính sách pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến
hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng
nguồn vốn NSNN và do vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động đầu tư
xây dựng cơ bản. Hệ thống chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình
trạng có nhiều kẽ hở tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí
trong đầu tư xây dựng cơ bản. Hệ thống chính pháp pháp luật đầy đủ nhưng không
sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và
do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Do vậy
các chính sách pháp luật cũng được bổ sung sửa đổi khi mà bản thân nó không còn
đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể quản lý đầu tư xây

10


dựng cơ bản được tốt, nhà nước phải luôn luôn cập nhật sự thay đổi của tình hình
đầu tư xây dựng cơ bản để từ đó bổ sung sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về
đầu tư xây dựng cơ bản cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư
xây dựng cơ bản.

Phân cấp là quá trình chuyển giao quyền hạn và trách nhiệm từ chính quyền
trung ương cho các chính quyền địa phương hay cho khu vực kinh tế tư nhân. Sự
phân công, phân cấp, phối hợp trong quản lý nhà nước ngày càng phức tạp. Trong
quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung thì vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn
(vì nó đòi hỏi tính đồng bộ, thống nhất và tính trách nhiệm cao). Trong thực tế, sự
phối hợp giữa các ngành chức năng thiếu nhất quán và đồng bộ; việc phân định
trách nhiệm giữa các ngành chức năng trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng chưa
rõ ràng. Cho nên, nhà nước phải tăng cường lãnh đạo, quản lý mới có thể thực hiện
tốt yêu cầu này. Phân cấp phải đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước,
hiệu quả và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn. Bên
cạnh đó, phân cấp phải phù hợp với đặc thù quản lý nhà nước trong từng ngành,
lĩnh vực, phù hợp với đặc điểm của đơn vị hành chính- lãnh thổ.
e) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Kiểm tra, giám sát là một khâu vô cùng quan trọng trong chu trình quản lý vốn
đầu tư. Công tác thanh tra, kiểm tra quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách
nhà nước phải được tiến hành trong cả các khâu nhằm hạn chế, đẩy lùi các hành vi
tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia.
Qua kiểm tra, cơ quan quản lý có thể xác định được tính đúng đắn, hợp lý của
các chính sách, cơ chế quản lý vốn đầu tư của cơ quan quản lý, đồng thời có thể
phát hiện những hạn chế, bất cập trong chính sách và cơ chế quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước của tỉnh. Mặc khác, kiểm tra giúp cơ
quan quản lý phát hiện những sai phạm, vi phạm của các chủ thầu, các cơ quan thực
thi chính sách, cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng CSHT từ ngân sách nhà nước.
1.1.3. Ngân sách nhà nước
1.1.3.1. Khái niệm ngân sách nhà nuớc
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự

12


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status