RÈN kĩ NĂNG đọc HIỂU CHO học SINH lớp 4 THÔNG QUA hệ THỐNG bài tập TRẮC NGHIỆM SKKN TH - Pdf 51

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 4
THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Người thực hiện: Lê Văn Tú
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Giang -Thọ Xuân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2018

0


MỤC LỤC
1. Mở đầu:...............................................................................................................2
1.1. Lí do chọn đề tài..........................................................................................2
1.2.

Mục đích nghiên cứu:...............................................................................2

1.3.

§èi tîng nghiên cứu:..............................................................................2

1.4.

em khắc phục được tình trạng này, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp
trong nội dung từng văn bản, giúp các em giữ gìn sự trong trong sáng của Tiếng
Việt. Đó là điều mà tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, thúc đẩy tôi tìm ra những giải
pháp tối ưu nhất để giúp học sinh rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghệ thuật được
tốt hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong quá trình dạy học tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng,
đội ngũ các giáo viên Tiểu học đã có nhiều cố gắng vận dụng các phương pháp
dạy học để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Đặc biệt là các giáo viên giỏi đã thường
xuyên vận dụng linh hoạt các phương pháp, trau dồi kiến thức bản thân để góp
phần phát triển năng lực học tập của học sinh. Tuy nhiên do nhiều khó khăn khách
quan và chủ quan ( Trình độ chuyên môn còn hạn chế, đời sống khó khăn, cở sở
vật chất phục vụ cho giảmg dạy còn nghèo nàn. thiếu thốn, thiếu sự cập nhật
thông tin thường xuyên...) nên việc giảng dạy chưa đạt kết quả cao. Giáo viên
thường chỉ truyền đạt kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa tới học sinh một cách
áp đặt. Học sinh thụ động tiếp thu những gì do giáo viên truyền thụ, thường không
vận dụng được vốn kinh nghiệm sống của bản thân, không mở rộng được hiểu
biết, sự tiếp thu không gắn liền với thực tế.
Đa số việc đọc văn bản của học sinh lớp 4 mới chỉ dừng ở đọc hiểu mức độ
thấp, chất lượng chưa cao. Tôi muốn nêu ra một số quan điểm trong dạy học nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy tập đọc nói chung và kiến thức, kỹ năng đọc hiểu
thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm cho học sinh nói riêng.
1.3.

Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Xuân Giang huyện Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp là cách thức, là con đường giúp ta đạt tới mục đích sáng tạo.
Phương pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của vấn đề cần nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu của tài liệu: Đọc tài liệu, sách giáo khoa, sách

học để xây dựng, xác lập nội dung và phương pháp dạy học.
Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt có quan hệ mật thiết với
nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện. Thứ nhất, đó là quá trình
vận động bằng mắt, sử dụng bộ mã chữ- âm để phát ra một cách trung thành
những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này được gọi là quá trình
đọc thành tiếng. Thứ hai , đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã
chữ - nghĩa là mối liên hệ giữa con người và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng
bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc. Quá trình này gọi là
quá trình đọc hiểu.
Mục đích của đọc thành tiếng là chuyển đổi chính xác và ngày càng nhanh các
ký hiệu văn tự thành âm thanh. Vì vậy, chất lượng của đọc thành tiếng trước hết
được đo bằng hai phẩm chất: Đọc đúng, đọc nhanh (lưu loát, trôi chảy). Đó cũng
là hai kĩ năng đầu tiên của đọc. Khi đọc hiểu, mục đích của người đọc là làm rõ
nghĩa các kí tự, làm rõ nội dung và mục đích thông báo của văn bản. Lúc này quá
trình đọc không chỉ là sự vận động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm mà
còn là sự vận động của trí tuệ. Vì vậy, đọc có ý thức là một yêu cầu quan trọng của
đọc, trở thành một kỹ năng của đọc. ở đây ta gọi là kỹ năng của đọc hiểu.
Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành
động được trải qua theo tuyến tính thời gian
Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn
ngữ của văn bản tức là nhận đủ tín hiệu ngôn ngữ mà người viết dùng để tạo ra
văn bản.
3


Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu ngôn
ngữ.
hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêu
trong văn bản.
Quá trình hiểu văn bản bao gồm các bước sau:

phần kiểm tra Đọc - hiểu trong môn Tiếng Việt của lớp 4 như sau:
Tổng số
HS
52

Điểm 1
SL
5

4
TL
9,6 %

4

Điểm 5
SL
47

10
TL
90,4%


Từ kết quả thực trạng trên cho thấy chất lượng của học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Xuân Giang nói chung còn chưa tốt về kĩ năng đọc - hiểu. Chính vì vậy
mà tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Rèn kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh lớp 4
thông qua hệ thống bài tập trắc nghiệm ”. Với mong muốn góp phần giúp cho
việc dạy Tập đọc nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt nói chung của trường tôi
đạt kết quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay.

a.Vì người chính trực bao giờ cũng thẳng thắn, tôn trọng sự thật, đặt lợi ích của
đất nước lên trên lợi ích riêng.
b.Vì người chính trực bao giờ cũng thẳng thắn, tôn trọng sự thật.
c.Vì người chính trực tài giỏi trong việc chỉ huy quân sĩ trên trận mạc.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào những chi tiết, tình huống ứng
xử trong vở kịch để tìm câu trả lời đúng là A. Từ đó học sinh sẽ hiểu “Một người

5


chính trực” là một người như thế nào và hiểu được vì sao nhân dân ca ngợi
những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Loại câu hỏi tìm hiểu nghĩa của từ cũng khá đa dạng. Có trường hợp nêu từ
ngữ để học sinh tìm hiểu ý nghĩa ( như đã nêu ở trên), có trường hợp lại yêu cầu
học sinh tìm từ ngữ biểu đạt ý nghĩa đó.
Ví dụ 2: Bài thơ “Con chim chiền chiện” của nhà thơ Huy Cận (TV4, tập 2, trang
148).
Câu hỏi 2 trong SGK là: Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ lên hình ảnh con chim
chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng?
Được chuyển thành câu hỏi trắc nghiệm là: Những từ ngữ và chi tiết nào vẽ
lên hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng? Chọn
câu trả lời đúng.
a. chim bay,chim sà/ bay vút/ bay cao/vút cao/cao vút/cao hoài/cao vợi/cánh
đập trời xanh/chim biến mất rồi/chỉ còn tiếng hót làm xanh da trời/ lòng chim vui
nhiều/hót không biết mỏi.
b. chim bay,chim sà/ bay vút/ bay cao/vút cao/cao vút/cao hoài/cao vợi/cánh
đập trời xanh/chim biến mất rồi.
c. chim bay,chim sà/ bay vút/ bay cao/vút cao/cao vút/cao hoài/cao vợi/cánh
đập trời xanh/chim biến mất rồi/đồng quê chan chứa/những lời chim ca.
Như vậy, rèn cho HS kĩ năng hiểu từ ngữ chính là đã giúp các em có khái

b. Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng/ Không có kính ừ thì ướt áo.
c. Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời/ Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa.
d. Tất cả những hình ảnh đã nêu trong câu trả lời a,b,c.
Với những câu hỏi này, học sinh không những được phát huy khả năng
khái quát hóa, tổng hợp mà còn được luyện tập cách cảm nhận những hình ảnh
mang tính nghệ thuật về cuộc sống. Qua đó khả năng cảm thụ hình tượng văn học
dần hình thành và phát triển.
3. Giúp học sinh khai thác hàm ý của lời nói
Các tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng lớp ý nghĩa. Việc đọchiểu văn bản nghệ thuật thực chất là công việc khai thác hàm ý ẩn sâu trong câu
chữ, hình ảnh, hình tượng của tác phẩm. Đối với học sinh khá giỏi, yêu cầu này là
tương đối khó, còn đối với học sinh đại trà thì sao?
Như vậy một yêu cầu đặt ra đó chính là vai trò “cầm lái” của người giáo
viên. Tức là người dạy học phải biết biến những cái khó thành cái dễ, có tính gợi
mở cho HS.
Ví dụ 1: Bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa” ( TV4, tập 2, trang 21)
Câu hỏi 1 trong SGK là: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc”
nghĩa là gì ?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Em hiểu “nghe theo tiếng gọi
thiêng liêng của Tổ quốc” nghĩa là gì ? Chọn câu trả lời đúng.
a. Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc là phải chế tạo được những loại vũ khí có sức công phá lớn.
b. Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
c. Đất nước đang bị giặc xâm lăng, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ
quốc là phải xây dựng nề kinh tế nước nhà.
Ví dụ 2: Bài “Dòng sông mặc áo” ( Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118 ) Câu hỏi 3
SGK là: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì
hay? Chọn câu trả lời đúng.
a. Đây là hình ảnh nhân hóa sông mặc áo nhung tím gợi cảm giác lung linh,

SGK là: Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng
những hình ảnh so sánh nào? Chọn câu trả lời đúng.
a. Bốn cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thủy tinh.
b. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
c. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
d. Tất cả các hình ảnh so sánh ở câu a,b,c
Với những yêu cầu trên, học sinh luôn được đặt trong tình huống có
vấn đề cần chọn lựa, khuyến khích các em bộc lộ cách hiểu, cách nghĩ, cách
đánh giá của mình về một vấn đề các em gặp.
5. Giúp học sinh nhận biết tư tưởng, tình cảm của tác giả.
Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới người đọc.
Thông qua đó HS sẽ chia sẻ cảm xúc, tâm tình của mình với tác giả, có ý thức
muốn tìm hiểu, khám phá những điều tác giả đã kí thác trong tác phẩm văn học.
Ví dụ 1: Bài “Đường đi Sa Pa” ( TV4, Tập 2, trang 102 ) câu hỏi 4 trong SGK là:
Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
Được đổi thành câu hỏi trắc nghiệm là: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối
với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ? Chọn câu trả lời đúng:
a) Tác giả yêu tha thiết cảnh vật, con người ở Sa Pa.
b) Tác giả thích thú với sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa.
c) Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa, ca ngợi Sa Pa quả là
món quà diệu kì của thiên nhiên dành cho đất nước.
Với dạng câu hỏi này học sinh phải lựa chọn, khái quát hóa vấn đề để đưa
ra ý kiến đúng nhất là (c).
Như vậy, qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu bài nêu trên, học sinh
được tập dượt, rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghệ thuật một cách bài bản,
đạt hiệu quả cao. Đồng thời giáo viên lại giám sát và kiểm tra được nhận thức của
từng học sinh, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Quan trọng hơn là mỗi học sinh
đều được học tập, làm việc chủ động, tích cực và đúng khả năng của mình. Từ đó
8

Các biện pháp thực hiện :
- Cho HS đọc thầm hoặc đọc thành tiếng câu hỏi, gợi ý trả lời.
- Giáo viên nêu yêu cầu, gợi ý trả lời.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh trình bày câu trả lời.
Các biện pháp thực hiện:
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm bàn.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Trao đổi với HS, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để học sinh giải đáp thắc
mắc cho nhau, góp ý cho nhau, tự đánh giá kết quả.
Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả.
Phân môn Tập đọc lớp 4 gồm 62 bài tập đọc : trong đó có 46 bài văn
xuôi, 16 bài thơ ( có 2 bài thơ của Bác Hồ được dạy trong cùng 1 tiết ).
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập trắc
nghiệm rèn kĩ năng đọc - hiểu cho HS lớp 4 thực hiện khi học các bài
tập đọc như sau:

9


Học kì 1: Các bài : Một người chính trực (tuần 4), Nỗi dằn vặt của An-đrâyca (tuần 6), Chị em tôi (tuần 6), Điều ước của vua Mi-đát (tuần 9), Văn hay chữ
tốt ( tuần 13), Cánh diều tuổi thơ(tuần 15), Kéo co ( tuần 16 ).
Học kì 2: Các bài : Anh hùng Lao động Trần Đai Nghĩa ( tuần 21 ), Đoàn
thuyền đánh cá ( tuần 24 ), Khuất phục tên cướp biển ( tuần 25 ), Bài thơ về tiểu
đội xe không kính ( tuần 25 ), Đường đi Sa Pa ( tuần 29 ), Dòng sông mặc áo
( tuần 30 ),Con chuồn chuồn nước ( tuần 31), Con chim chiền chiện(tuần 33)
Dưới đây là một số bài tập đọc - hiểu trong số những bài tập tôi đã xây
dựng và vận dụng trong quá trình dạy học để rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản nghệ
thuật cho HS lớp 4:
Ví dụ 1:
Chị em tôi

sử dụng nghệ thuật ( biện pháp) nào?
a. so sánh,
b. nhân hóa
c. so sánh và nhân hóa
4.Từ “áp phiên” trong bài có nghĩa là gì?
a. hôm trước phiên chợ
b. hôm sau phiên chợ
c. một ngày trong phiên chợ
5. Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
a. Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp của Sa Pa.
10


b. Ca ngợi sa Pa là món quà kỳ diệu.
c. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáp của Sa Pa.
d. Ca ngợi vẻ đẹp độc đáp của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến, tha thiết
của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
Với việc áp dụng việc dạy đọc - hiểu qua bài tập trắc nghiệm, tôi thấy học
sinh rất hứng thú, chủ động, tự giác trong học phân môn Tập đọc và hiệu quả dạy
học cao hơn so với việc hướng dẫn HS đọc - hiểu qua các câu hỏi SGK. Điều đó
được kiểm chứng bằng các bài kiểm tra trong các tiết học. Ví dụ khi học bài “Kéo
co” (tuần 16), tôi đã tiến hành cho HS thi làm bài kiểm tra đọc - hiểu và thấy kết
quả thật khả quan, cụ thể:
Tổng số
HS
52

Điểm 1
SL
2

hiệu lệnh, tất cả xuất phát, ai đến tiêu (đích) trước và không phạm quy là người đó
chiến thắng. Rất vui là môn thể thao này được tổ chức dưới nước nên khi va chạm
để vượt lên nhau các thúng có thể bị lật chìm, và như thế là bỏ cuộc. Nhiều vận
động viên phải lóp ngóp dưới nước khi thúng bị lật…
Giải thưởng có khi chỉ là một chai rượu hoặc một lời khen cổ vũ của ngư dân
nhưng ai thắng cuộc đều rất hãnh diện vì đã mang điềm may về một vụ mùa bội
thu cho làng nghê của mình.
Theo Luyện Tập làm văn 4, NXBĐHSP)
I. Phần Đọc - Hiểu: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
11


Câu 1: Đua thúng thường được tổ chức vào dịp nào ? Ở đâu ?
a. Tổ chức vào các dịp lễ hội ở miền núi.
b. Tổ chức vào các dịp cuối năm ở vùng sông nước.
c. Tổ chức vào các dịp lễ hội ở vùng sông nước.
d. Tổ chức vào các dịp cuối năm ở vùng biển.
Câu 2: Thúng dùng trong các cuộc thi có đặc điểm như thế nào ?
a. Thúng tròn như chiếc thúng thường dùng để đựng thóc gạo.
b. Thúng chai có dạng khối hình tròn, đan bằng tre.
c. Thúng chai có dạng khối hình tròn, làm bằng gỗ.
d. Thúng chai có dạng khối hình vuông, đan bằng tre.
Câu 3: Vận động viên như thế nào sẽ được công nhận là người chiến thắng ?
a. Đưa thúng vượt lên, về đích trước và không phạm quy.
b. Lắc đưa thúng vượt lên về đích mà không bị chìm.
c. Lắc (hoặc dùng mái chèo) vượt lên, nếu bị chìm phải lội nước về đích.
d. Lội dưới nước và đẩy thúng về đích trước.
Câu 4: Vì sao người thắng cuộc lại rất hãnh diện ?
a. Vì người thắng cuộc là người giỏi nhất và khéo léo nhất.
b. Vì người thắng cuộc sẽ được thưởng bằng một chai rượu hoặc lời khen.

rất lo xa, còn một anh rất lễ phép. Phú ông đắc ý lắm.
Một hôm, cậu con cả của phú ông ngã xuống ao. Anh “cẩn thận” trông thấy
liền chạy vội về nhà xin phép cho vớt cậu lên nhưng vớt được lên thì cậu đã chết
rồi. Phú ông vác gậy đuổi đánh thì anh “cẩn thận” chạy mất.
Phú ông sai anh “lo xa” đi mua áo quan. Đi được một lúc anh mang về hai cái.
Thấy vậy phú ông quát :
- Ai bảo mày mua hai cái ?
- Dạ, con mua sẵn để cậu hai chết đuối thì có cái dùng ngay.
Phú ông vác gậy đuổi đánh, anh “lo xa”cũng chạy mất.
Chỉ còn anh “lễ phép” vẫn được lòng ông chủ. Một hôm, anh “lễ phép” và một
người nữa cáng phú ông đi chơi. Đi đến chỗ lội, anh vẫn vui vẻ, không một lời
phàn nàn. Phú ông khen :
- Anh khá lắm ! Cố lên ! Đến Tết, ta sẽ may cho một bộ quần áo mới.
- Anh “lễ phép” nghe nói, vội đặt cáng xuống vũng bùn, vòng tay, lễ phép nói :
- Con xin cảm ơn ông ạ !
TIẾNG CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Phần Đọc – Hiểu: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
Câu 1: Phú ông đắc ý vì điều gì ?
a. Vì giàu, nuôi được ba đầy tớ.
b. Vì mỗi anh đầy tớ có một đức tính.
c. Vì có ba anh đầy tớ khoẻ mạnh.
d. Vì ba anh đầy tớ giỏi giang, thông minh .
Câu 2: Anh “cẩn thận” làm gì khi thấy cậu cả ngã xuống ao ?
a. Chạy về xin phép chủ cho vớt cậu.
b. Đợi cậu kêu cứu mới nhảy xuống.
c. Đợi cậu chết mới xuống vớt.
d. Nhảy xuống vớt cậu chủ lên ngay .
Câu 3 : Vì sao anh “lo xa” bị đuổi đánh ?
a. Vì anh lãng phí tiền mua hai áo quan.
b. Vì trong nhà không có chỗ chứa chiếc áo quan thứ hai.

Tổng số
Điểm 1
4
Điểm 5
10
HS
SL
TL
SL
TL
52
2
3,8 %
50
96,2 %
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ đọc - hiểu của học sinh qua bài tự kiểm
tra.
Bên cạnh việc tổ chức dạy và rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu cho học sinh qua
những bài tập đọc trong chương trình vào các buổi học chính và những bài ngoài
chương trình trong các buổi học tăng, tôi còn tổ chức cho HS làm bài kiểm tra
Đọc - hiểu với đề bài do tôi tự ra.
Dưới đây là ví dụ một số đề kiểm tra mà tôi đã tổ chức cho HS kiểm tra:
Ví dụ 1: ( Bài kiểm tra cuối kì 1 )
PHÁO ĐỀN
Không phải là pháo đùng, pháo tép, pháo hoa, pháo cao xạ,…Nó chỉ là pháo
bằng đất, đất sét thôi .
Nhà ai vượt ao làm nền, nhà ai đào giếng… và chỗ nào mà chẳng có đất. Lò
gạch đầu làng, đất sét có hàng đống. Nhiều tiết thủ công, học nặn quả chuối, quả
na, cái nồi,… nặn xong còn thừa vô khối là đất. Thế là có nó: chiếc pháo đền.
Đất sét có thứ vàng như pha nghệ, có thứ đen xám như màu chì. Chẳng sao.

3. Cách chơi pháo đền như thế nào?
a. Giơ thẳng cánh, đập vào quả pháo.
b. Giơ thẳng cánh, đập mạnh một cái xuống đất.
c. Giơ thẳng cánh, đập hai quả pháo vào nhau.
4. Luật chơi pháo đền như thế nào?
a. Pháo của ai to nhất, nổ to nhất là người thắng cuộc. Người thắng được
quyền lấy hết đất làm pháo của người kia.
b. Pháo của ai nổ to nhất là người thắng cuộc. Người thua phải cho người
thắng hết chỗ đất của mình.
c. Pháo của ai nổ to, đáy vỡ rộng là người ấy được cuộc. Người thua phải
véo đất của mình, hàn vào chỗ vỡ cho người thắng.
5. Cái tên “ pháo đền ” xuất phát từ đâu?
a. Từ người chơi đầu tiên.
b. Từ luật chơi.
c. Từ tên làng quê nghĩ ra trò chơi đó.
II. Phần Luyện từ và câu.
1. Trò chơi của các bạn gái trong đoạn văn sau tên là gì? Cách chơi như thế nào?
Em thử nêu ví dụ?
Pháo đền là thứ trò chơi của con nhà nghèo. Không có đồ chơi sang trọng
đắt tiền thì kiếm tí đất mà chơi vậy. Không chơi thì chịu làm sao được. Trong khi
bon con trai chúng tôi chơi pháo đền thì bọn con gái cũng có thể bẻ que rào, với
một quả cà pháo, chơi chắt chuyền miệng và nói những câu ca có vần có điệu rất
hay, vui tai ghê .
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………...
2. Em hãy kể tên các trò chơi có trong đoạn văn sau rồi nêu cách chơi mỗi trò đó?
Có bao nhiêu trò chơi tuổi bé. Cướp cờ, nhảy dây, chồng hoa chồng nụ, kéo
co, đánh trận giả, bán đồ hàng… Riêng pháo đền có cái thích riêng và hình như
chỉ có con trai thích nó.

xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ,mà lại phải đi làm lại từ đầu,
vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại
tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các
màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.
Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa
chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng
bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…
Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong
đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt…
Băng Sơn
I.Phần Đọc - Hiểu: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Anh bù nhìn được làm bằng gì?
a. Giấy và bao tải cũ.
b. Gỗ và áo tơi lá cũ.
c. Thanh tre, bao tải rách, áo tơi lá cũ.
2. Anh bù nhìn có “ nhiệm vụ ” gì?
a. Dọa trẻ con.
b. Dọa chim, bảo vệ ruộng mới gieo hạt.
16


c. Làm đồ chơi cho trẻ con.
3. Người nông dân làm gì khi lũ chim ăn hết hạt mới gieo ngoài đồng?
a. Gieo lại hạt và làm một anh bù nhìn mới.
b. Gieo lại hạt và làm bẫy chim.
c. Vừa làm bẫy chim vừa làm anh bù nhìn khác.
4. Các anh bù nhìn đáng yêu ở điểm nào?
a. Hiền lành, tốt bụng.
b. Vui tính, không cáu gắt.
c. Không dọa dẫm, cáu gắt, lên mặt với trẻ con, giúp người nông dân

đầu năm, cụ thể:
+ Điểm đọc - hiểu
Tổng số
Điểm 1
4
Điểm 5
10
HS
SL
TL
SL
TL
52
0
0%
52
100%
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục:

17


Qua thời gian thực hiện dạy Tập đọc, đọc - hiểu với cách thức tổ chức như trên
thì học sinh lớp tôi đã rất chủ động, tích cực, hứng thú học tập và hiệu quả giờ tập
đọc đã cao hơn nhiều. Kết quả điểm đọc - hiểu và điểm môn Tiếng Việt qua lần thi
kiểm tra định kì cuối học kì 2 vừa qua, học sinh đã đạt kết quả cao hơn rõ rệt so
với các lần kiểm tra trước, cụ thể:
+ Điểm phần đọc - hiểu:
Tổng
Điểm 1

Kì thi
số HS
SL
52
KS đầu năm
3
52
Học kì 1
2
52
Học kì 2
0

4
TL
5,8%
3,8%
0%

Điểm 5
SL
49
50
52

10
TL
94,2%
96,2%
100%

chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh trường tôi nói riêng và học sinh lớp 4
nói chung.
3.2. Kiến nghị: Không.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG

Thọ Xuân, ngày 25 tháng 5 năm 2018

KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
Tôi xin cam đoan SKKN này do bản thân tự viết,
không sao chép người khác.
Người viết sáng kiến

Lê Văn Tú

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Tập 1, tập 2.
Sách giáo viên Tiếng Việt 4 - Tập 1, tập 2.
Sách thiết kế Tiếng Việt 4 - Tập 1, tập 2.
Dạy học Tập đọc ở Tiểu học - NXB giáo dục.
( PGS - TS Lê Phương Nga )
5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 4 - NXB giáo dục.

C

2.
3.
4.

Tiểu học
Tiếng Việt
Tiếng Việt
Một số biện pháp nhằm nâng cao

PGD
PGD
PGD

C
C
C

2004
2009
2011

PGD

B

2014

Năm học


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status