NGHIÊN cứu TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT áp và một số yếu tố LIÊN QUAN ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI tại TRUNG tâm y tế THỊ xã dĩ AN năm 2018 - Pdf 53

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ DĨ AN
TRUNG TÂM Y TẾ

HÒA THỊ DỊU

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ
DĨ AN NĂM 2018

Mã số đề tài: ………………

Dĩ An, năm 2018


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index/ Chỉ số khối cơ thể

BV

Bệnh viện

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp


THA

Tăng huyết áp

TBMMN

Tai biến mạch máu não

WHO

World Heathly Organization
Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..............................................................................3
1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP..........................................................3
1.1.1.Định nghĩa................................................................................................................ 3
1.1.2.Phân độ tăng huyết áp............................................................................................3
1.1.3.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của THA:........................................................4
1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC ĐÂY.............10
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................13
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu...............................................................13
2.1.3. Mục tiêu kiểm soát huyết áp................................................................................13
2.1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:......................................................................13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.........................................................................13

Bảng 3.1. Phân bố tuổi (n=120)…...............................................................................18
Bảng 3.2. Phân bố đia danh ( n=120)….......................................................................18
Bảng 3.3. Phân bố trình độ học vấn (n=120)…...........................................................19
Bảng 3.4. Phấn bố nghề nghiệp (n=120)…..................................................................20
Bảng 3 .5. Phân bố tiền sử gia đình(n=120..................................................................20
.Bảng 3.6. Phân bố chỉ số BMI (n=120)…..................................................................21
Bảng 3.7. Các thói quen của đối tương nghiên cứu (n=120)…...................................21
Bảng 3 8. Phân độ tăng huyết áp theo JNC 7 (n=120)…............................................22
Bảng 3. 9.Mức độ kiểm soát huyết áp (n=120)….......................................................22
Bảng 3.10. Biến chứng tăng huyết áp đã có (n=120)…............................................ 22
Bảng 3.11 Kiểm tra huyết áp định kỳ tại nhà hoặc phòng mạch bác sỹ tư (n=120)...23
Bảng 3.12. Số lần tái khám định kỳ mỗi tháng tại bệnh viện của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.13. Phân bố đối tượng biết THA là bệnh nguy hiểm (n=120)….....................23
Bảng 3.14. Phân bố đối tượng biết về trị số THA (n=120)….....................................24
Bảng 3.15. Phân bố đối tượng biết về biến chứng nguy hiểm nhất do THA (n=120).24
Bảng 3.16. Phân bố đối tượng biết về các yếu tố nguy cơ nhất làm THA (n=120)….25
Bảng 3.17. Nguồn thông tin nhận được nhất về bệnh tăng huyết áp của bệnh nhân ..25
Bảng 3.18. Liên quan giữa giới và kiểm soát THA….................................................26
Bảng 3.19. Liên quan giữa trình độ học vấn và kiểm soát THA…............................26
Bảng 3.20. Liên quan giữa tuổi và kiểm soát THA….................................................27
Bảng 3.21 Liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh và kiểm soát THA….................27
Bảng 3.22. Liên quan giữa BMI và kiểm soát THA…................................................28
Bảng 3.23. Liên quan giữa thói quen tập thể dục và kiểm soát THA…......................28
Bảng 3.24. Liên quan giữa ăn mặn và kiểm soát THA…...........................................29
Bảng 3.25. Liên quan ăn nhiều chất béo và kiểm soát THA…...................................29
Bảng 3.26. Liên quan giữa hút thuốc lá và kiểm soát THA….....................................30


Bảng 3.27. Liên quan giữa uống rượu và kiểm soát THA….......................................31
Bảng 3.28. Liên quan giữa uống bia va kiểm soát THA…..........................................32

nhân bị THA, chỉ có 67, 9 % được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt
trong khi có tới 55,9% không được khống chế tốt. Tại một số nước như Canada ; Anh,
Đức tỷ lệ bệnh nhân THA được điều trị cũng chỉ từ 27 – 47 %. Tại Việt Nam, thống kê
năm 2007, có tới gần 70% không biết bị THA, trong số bệnh nhân biết bị THA, chỉ có
11,5 % được điều trị và chỉ có khảng 19% được khống chế huyết áp đạt yêu cầu.
Nhận thức của nhân dân về nguy cơ với THA chưa đầy đủ và đúng mực: Các
nguy cơ thực tế mà người THA bị thường sự ước lượng không đầy đủ, thường bị bỏ
sót hoặc ước lượng dưới mức. Mức THA thật của người bị THA cũng bị ước lượng
dưới ngưỡng. Nhiều người còn coi thường về THA hoặc coi THA là có thể chữa khỏi
hoàn toàn. Điều chỉnh lối sống là vấn đề rất quan trọng trong khống chế THA nhưng
lại là vấn đề khó khăn nhất trong áp dụng do sự thay đổi đời sống xã hội và nhận thức
còn hạn chế của người dân. Điều trị THA là một hoạt động liên tục, kiên trì, lâu dài có
thể suốt cả đời. Do vậy, cần có sự nhận thức đầy đủ và tuân thủ điều trị.


2

Người bệnh THA thương kèm theo nhiều rối loạn và bệnh tật khác như: béo phì, hội
chứng chuyển hóa, rối loạn lipid, đái tháo đường…làm cho việc khống chế huyết
áp càng khó khăn.
Những nghiên cứu kinh điển đã cho thấy, việc tôn trọng điều trị giảm được
huyết áp đã ngăn chặn được đáng kể tử vong và tàn phế do các biến chứng của THA
gây ra. Theo ước tính, nếu cứ giảm đi được mỗi 10 mmHg huyết áp tâm thu ở người bị
THA thì giảm được khoảng 30 % nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và giảm được
40% nguy cơ tử vong do tai biến mạch não.
Làm thể nào để giảm được huyết áp như mong muốn: vấn đề này phụ thuộc rất
nhiều vào bản thân người bệnh. Việc thay đổi lối sống đóng một vai trò quyết định.
Thêm vào đó, hãy dùng thuốc đều đặn và liên tục theo chỉ định của thày thuốc. Chính
vì tính chất nghiêm trọng của vấn đề, chúng tôi tiến hành đề tài: “nghiên cứu tình
hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại trung tâm

Bảng 1.1. Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH năm 2003
Phân độ THA
THA độ I
THA độ II
THA độ III
* Theo JNC VII (2003) :

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu
Tâm trương
140 – 159
90 – 99
160 – 179
100 – 109
≥180
≥110

Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII năm 2003
Phân độ THA
Bình thường
Tiền THA
THA độ I
THA độ II
* Theo Hội Tim mạch Việt Nam

Huyết áp (mmHg)
Tâm thu
Tâm trương

140 – 159
160 – 179
≥180
≥140

85 – 89
90 – 99
100 - 109
≥110

Trong điều kiện bình thường các hormon và thận sẽ hiệp đồng để thải Natri làm cho
lượng Natri trong máu ổn định. Hiện tượng ứ Natri xảy ra khi lượng Natri sẽ tăng giữ
nước, hệ thống mạch sẽ tăng nhạy cảm với Angiotensin và Noradrenalin gây THA
* THA thứ phát
Khoảng 10% trường hợp THA có nguyên nhân rõ ràng như:
- Do thận (nhu mô thận, do dị dạng động mạch thận, u tủy thượng thận, …)
Bệnh thận ở nhu mô thận đều có thể gây THA thứ phát. Cơ chế gây THA
do thận liên quan đến thể tích lòng mạch hoặc tăng hoạt động Renin
-Angiotensin- Aldosteron, giảm sản xuất chất giãn mạch cần thiết (có thể là
Prostaglandin hoặc Bradykinin) giảm bất hoạt các chất giãn mạch hoặc kém
thải trừ Natri nên Natri bị giữ lại làm THA .
THA do bệnh mạch thận là do giảm tưới máu nhu mô thận, do hẹp nhánh chính
hoặc nhánh phụ động mạch thận dẫn đến hoạt hóa hệ RAA, Angiotensin II
được giải phóng gây co mạch trực tiếp
U tủy thượng thận là nguyên nhân hiếm gặp gây THA (chiếm 1-2%). Là khối u
tế bào ưa crôm sản xuất và phóng thích ra lượng lớn Catecholamine
THA do thận còn do một số nguyên nhân như là tiểu đường thận, bệnh thận đa
nang, bệnh cầu thận….
- Do cường Adosteron và hội chứng Cushing


6

Angiotensin II kích thích làm tăng Aldosteron gây giữ Natri bằng cách kích
thích sự trao đổi Natri và Kali ở ống thận gây giữ nước làm tăng thể tích tuần
hoàn gây THA. Cường Aldosteron có thể do khối u hoặc quá sản vỏ thượng
thận hai bên
- Hẹp eo động mạch chi
Đường kính động mạch chủ có thể bị nhỏ hoặc bị thắt ở trên bất kỳ vị trí nào
của động mạch nhưng hay gặp nhất ở đoạn dưới nơi xuất phát của động mạch


7

Theo Phạm Gia Khải và cộng sự điều tra 7.610 người tại Hà Nội (4/1998 –
1999) thấy chỉ số BMI≥22 kg/m² có nguy cơ THA
-

Đái tháo đường
Đái tháo đường và THA thường phối hợp với nhau, đặc biệt tần suất cao ở
đái tháo đường type 2 .
Tỷ lệ THA ở người đái tháo đường cao gấp 1,5-2 lần so với người bình
thường (35% nam và 46% nữ bị đái tháo đường có kèm THA). THA và tăng
đường máu là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với các vấn đề bệnh lý mạch
máu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy can thiệp tích cực nhờ kiểm soát
huyết áp sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ và thậm chí có hiệu quả hơn việc
kiểm soát đường huyết.

-

Hút thuốc lá
Hút thuốc lá cũng là một yếu tố nguy cơ của THA. Trong thuốc lá có hàng
ngàn chất hóa học khác nhau, gồm những chất gây nghiện, hỗn hợp chất
màu nâu, chất độc dạng khí …. đặc biệt Nicotine có khả năng gây co mạch
và kích thích tăng tiết Cathecholamine, Carbonoxyd và các chất khác sẽ làm
tổn thương nội mạc thành mạch. Thực nghiệm của Maslova năm 1958 trên
súc vật cho thấy Nicotine trong thuốc lá làm THA.
Nguy cơ bệnh lý mạch vành ở những người THA hút thuốc lá cao hơn
khoảng 50-60% ở những người không hút thuốc lá
Tỷ lệ hút thuốc lá nhiều (>8 điếu/ ngày) ở người THA cao hơn người bình
thường (theo nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh về dich tễ học THA 1989-1992)

1.1.5. Biểu hiện THA
-

Lâm sàng
Bệnh nhân bị THA đa số đều không có triệu chứng gì cho tới khi phát hiện ra
bệnh. Hay gặp nhất đau đầu vùng chẩm và hai bên thái dương, ngoài ra có thể
có hồi hộp, mệt, khó thở, mờ mắt, tê đầu chi..., một số các triệu chứng khác tuỳ
thuộc vào nguyên nhân hoặc biến chứng của THA
Đo huyết áp là động tác quan trọng nhất có ý nghĩa chẩn đoán xác định.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu lâm sàng khác như : bệnh nhân có thể béo phì,
mặt tròn, cơ chi trên phát triển hơn cơ chi dưới trong hẹp eo động mạch chủ,
các biểu hiện xơ vữa động trên gia (u vàng, u mỡ…)
Khám tim phổi có thể phát hiện sớm dày thất trái hay dấu hiệu suy tim trái. Sờ
và nghe động mạch để phát hiện các trường hợp nghẽn hay tắc động mạch
cảnh.
Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi tâm thu hai bên rốn, trong hẹp động
mạch thận, phồng động mạch chủ hoặc phát hiện thận to, thận đa nang.
Khám thần kinh có thể phát hiện các tai biến mạch máu não cũ hoặc nhẹ

- Cận lâm sàng
Mục đích của cận lâm sàng là để đánh giá nguy cơ tim mạch, tổn thương thận
và tìm nguyên nhân của THA.
+ Những xét nghiệm tối thiểu
* Máu: công thức máu, ure, creatinin, điện giải đồ, cholesterol toàn phần, HDL
- C, LDL - C, glucose, acid uric trong máu.
* Nước tiểu: protein, hồng cầu…


9


THA dẫn đến xơ thận gây suy thận dần dần.
Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.
Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ Renin và
Angiotensin II trong máu tăng gây cường Andosteron thứ phát.

-

Mạch máu
Mạch máu có thể bị xơ vữa động mạch , phồng động mạch chủ do THA gây
nên, nguyên nhân do mạch máu thường xuyên phải chịu một áp lực lớn.

-

Mắt


10

THA ảnh hưởng đến mắt, đáy mắt là vùng dễ bị tổn thương do THA, khi soi
đáy mắt có thể thấy được tổn thương. Theo Keith Wagener Barker thì có 4 giai
đoạn tổn thương đáy mắt do THA
Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng
Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch
Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gai thị
Giai đoạn IV: Phù lan tỏa gai thị
1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI TRƯỚC ĐÂY
1.2.1. Những nghiên cứu bệnh THA ở một số nước trên thế giới
Điều tra tại Hoa Kỳ năm 1999-2000 trên đối tượng người trưởng thành cho
thấy tỷ lệ huyết áp bình thường là 39%, 31% ở mức tiền THA, và 29% là THA.
Tỷ lệ hiện mắc hiệu chỉnh theo tuổi là 39% ở nam và 23,1% ở nữ.

23%, trong khi hiểu sai tất cả chiếm 1/3 dân số (44,1% thành thị, 27,1% nông
thôn)
Tình hình quản lý bệnh nhân THA ở Việt Nam: Các hoạt động y tế mới chỉ tập
trung cao vào công tác điều trị bệnh nhân THA tại bệnh viện, vấn đề quản lý
THA tại cộng đồng, công tác tuyên truyền, điều tra dịch tễ bệnh THA tại cộng
đồng chưa sâu rộng, việc đào tạo cán bộ chuyên về THA còn hạn chế nên việc
nghiên cứu thực trạng bệnh THA, các yếu tố liên quan và hiểu biết của người
dân về THA là rất cần thiết trong công tác phòng và chống THA tại cộng đồng
1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Dĩ An là một thị xã của tỉnh Bình Dương, diên tích 60,1 km 2, dân số 37500
người, tiếp giáp với 2 thành phố là Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời là
cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc Việt
Nam. Ngày 23 tháng 7 năm 1999, Dĩ An được tái lập theo Nghị định 58/1999/NĐ-CP
của Chính phủ và được nâng lên cấp Thị xã theo Nghị quyết 04/NQ-CP của Chính phủ
ngày 13 tháng 1 năm 2011. Thị xã Dĩ An hiện đang là đô thị loại II. Các tuyến đường
quan trọng đi qua Dĩ An như Quốc lộ 1, Quốc lộ 52 và tuyến đường sắt Bắc - Nam,
các ga xe lửa quan trọng là ga Dĩ An và ga Sóng Thần. Trong tương lai sẽ có một
tuyến đường sắt xuất phát từ ga Sóng Thần đi Mỹ Tho để chuyên chở hàng hóa, trái
cây từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ về các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đường Mỹ Phước
đến Tân Vạn đang được hoàn thiện cũng là con đường huyết mạch của Dĩ An đi về
trung tâm tỉnh Bình Dương và Quốc lộ 1A. Thị xã Dĩ An có 7 phường, gồm: An Bình,


12

Bình An, Bình Thắng, Dĩ An, Đông Hòa, Tân Bình, Tân Đông Hiệp và 7 trạm Y tế của
phường, một bệnh viện, khám trung bình mỗi ngày 500 bệnh nhân


13

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu thuận tiện những người có độ tuổi trên 60, sống trong địa bàn thị xã Dĩ An
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin:
2.3.4.1. Các thông tin cần thu thập:
 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:
-

Tên/Tuổi/Nghề nghiệp/Giới tính

-

Trình độ học vấn

-

Nơi cư trú


14

 Mức độ hiểu biết của người bệnh nhân về bệnh tăng huyết áp
-

Biết về bệnh tăng huyết áp hay không

-

Mức độ nguy hiểm.

-


Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn.

-

Chế độ luyện tập thể dục, thể thao.

-

Trang thái tinh thần.

2.3.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin:
-

Phỏng vấn trực tiếp người dân bằng bộ câu hỏi điều tra đã soạn sẵn.

-

Đo huyết áp, chiều cao, cân nặng, tính BMI.

2.3.

BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Biến phụ thuộc
 Kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu: Có/ Không

2.3.2. Biến độc lập
 Giới: Xác định phân bố theo giới (nam, nữ)
 Tuổi: Là biến số định lượng, đơn vị là năm. Chia làm 3 nhóm tuổi:

Nhóm 3: trung học phổ thông.

-

Nhóm 4: trung cấp, cao đẳng.

-

Nhóm 5: đại học, sau đại học.

 Thời gian phát hiện bệnh tăng huyết áp

Được tính từ thời điểm chẩn đoán bệnh tăng huyết áp lần đầu tiên cho tới khi được
chọn làm đối tượng nghiên cứu (đơn vị tính năm). Chúng tôi chia 2 nhóm nghiên cứu ≤10
năm,và >10 năm.
 Huyết áp động mạch
- Đo huyết áp:
+ Sử dụng máy đo huyết áp đồng hồ hiệu ALPKA của Nhật
+ Bệnh nhân không được hút thuốc lá, uống rượu, uống cà phê trước khi đo 30 phút
+ Cần loại trừ tăng huyết áp phản ứng như tăng huyết áp áo choàng trắng, do tác
dụng của thuốc điều trị đái tháo đường (insulin, sulfonylurea), tai biến tim mạch, do
stress…
+ Bệnh nhân được nghỉ ngơi ở tư thế nằm ngữa tại giường ít nhất 15 phút trước khi
đo huyết áp
+ Thực hiện đo huyết áp theo khuyến cáo Hội Tim Mạch học Việt Nam năm 2008, ít
nhất hai lần cách nhau 5 phút, đo huyết áp cả hai tay, lấy huyết áp ở tay có giá trị cao nhất
- Xác định tăng huyết áp: Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Tăng huyết áp
quốc tế thì ở người trưởng thành: THA nếu HATT>140mmHg và/hoặc HATTr >=90
mmHg .
 Đo câng nặng, chiều cao và tính chỉ số BMI


-

Có 3 giá trị: + khám định kỳ 1 tháng 2 lần
+ khám định kỳ 1 tháng 1 lần
+ khám định kỳ trên 1 tháng 1 lần

 Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn. Có 02 giá trị:Có/Không

 Trang thái tinh thần
+ Bệnh nhân lo âu: có 3 mức độ
-

Thường xuyên

-

Thỉnh thoảng

-

Hầu như không có

+ Thời gian bệnh nhân ngủ mỗi ngày
-

>= 6 giờ

-


liên quan giữa tỷ lệ đạt hay không đạt mục tiêu kiểm soát tăng huyết áp với đặc điểm
của các biến độc lập. Mức ý nghĩa p trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn mức ý
nghĩa là p ≤ 0,05.

2.5.

Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Bệnh nhân được giải thích và tình nguyện tham gia nghiên cứu
- Danh tánh và tình trạng bệnh tật của bệnh nhân tham gia nghiên cứu không được

tiết lộ.
-

Đề tài nghiên cứu được trình cho Hội đồng Khoa học Kỹ Thuật của Trung
Tâm Y Tế Dĩ An



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status