Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố hồ chí minh - Pdf 55

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHƯ THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh-Năm 2019.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NHƯ THẢO

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã ngành: 8310107

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI THANH LOAN


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ MÔ
HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 6
2.1 Khái quát lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài ......................................................... 6
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................... 6
2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................. 7
2.1.3 Hướng tiếp cận về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................ 8
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế ..................................... 10
2.2 Lý thuyết về lợi thế trong quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................... 11
2.2.1 Lý thuyết lợi thế sở hữu ........................................................................................... 11
2.2.2 Lý thuyết lợi thế nội bộ hóa .................................................................................... 11
2.2.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm ....................................................................................... 12
2.2.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning ......................................................................... 12
2.3 Các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI ............................................. 13
2.3.1 Thuyết tân cổ điển ................................................................................................... 13
2.3.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư ............................................................. 14


2.4 Tổng quan nghiên cứu ................................................................................................. 116
2.4.1 Các nghiên cứu có liên quan.................................................................................... 16
2.4.2 Đánh giá tài liệu lược khảo ..................................................................................... 18
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................................... 20
2.5.1 Mô hình đề xuất và các giả thuyết mô hình............................................................. 20
2.5.2 Giới thiệu biến trong mô hình và cơ sở cho các giả thuyết .................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 28
3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................... 28
3.2 Nghiên cứu định tính ..................................................................................................... 29
3.3 Nghiên cứu định lượng .................................................................................................. 30
3.3.1 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................................................. 30
3.3.2 Xử lý dữ liệu ........................................................................................................... 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 37


: Công nghiệp hỗ trợ

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

: Tổng sản phẩm quốc gia (Gross Domestic Product)


SXKD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)
: Lợi thế sở hữu - lợi thế địa điểm - lợi thế nội bộ hóa (Ownership specific
advantages - Location advantages - Internalization advantages)
: Sản xuất kinh doanh

TC

: Thể chế

TN

: Tài nguyên

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

TT

: Thị trường

USD

: Đồng đô la Mỹ (United States Dollar)

WTO


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh (2014) ......................................... 17
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ............................................................ 21
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ......................................................................... 28
Hình 4.1: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa ý định của nhà đầu tư ............................................ 54


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tóm tắt
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương dẫn đầu cả
nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm qua,
đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, tạo động
lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy chuyển giao
công nghệ, chủ động trong hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, thực
trạng thu hút FDI của TP.HCM còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, hiệu quả sử dụng
chưa cao. Vì vậy, việc lựa chọn những giải pháp thu hút và sử dụng FDI hợp lí sẽ giúp
nền kinh tế - xã hội phát triển ngày càng nhanh, mạnh.
Nghiên cứu nhằm khám phá các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư vào
TP.HCM, bằng việc khảo sát 221 nhà đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư dự định đầu tư vào
TP.HCM. Thang đo điều chỉnh từ thang đo đầu tư của Nguyễn Ngọc Anh (2014), cùng
với phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến. Kết quả cho thấy có 7 nhân tố tác động
đến việc thu hút vốn đầu tư vào TP.HCM: Tài nguyên thiên nhiên có tác động dương (+);
Lao động có tác động dương (+); Thị trường có tác động dương (+); Công nghiệp hỗ trợ
và công nghệ có tác động dương (+); Cơ sở hạ tầng có tác động dương (+); Thể chế có
tác động dương (+); Môi trường văn hóa, xã hội có tác động dương (+).
Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút.

Abstract:


giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động lan tỏa đến các công ty
trong nước, từ đó làm tăng năng xuất lao động. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, vì vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một
nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia nói chung và
các địa phương nói riêng.
Ngay từ giai đoạn đầu cải cách kinh tế theo chủ trương đổi mới của 32 năm về
trước, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã là một động lực chính cho sự phát triển
kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Trừ một thời gian gián đoạn ngắn trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 2007 2009, dòng vốn FDI và lượng vốn FDI đầu tư vào TP.HCM luôn tăng mạnh theo
từng năm. Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của đất nước cho tới nay rõ
ràng đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia
vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu, đồng thời tạo ra số
lượng lớn việc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện
được nguồn thu của nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút vốn FDI mạnh so với cả nước, kể từ
khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án FDI đầu tư vào Thành phố thường chiếm
khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Thành phố luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn
song thu ngân sách của Thành phố vẫn không ngừng gia tăng. Thành phố luôn chủ
động xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư; tích cực đôn đốc và giải quyết các vướng
mắc của các dự án đầu tư đã được cấp phép triển khai thực hiện theo tiến độ đã
đăng ký, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời những vướng
mắc về hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.


2

Xu thế toàn cầu có ảnh hưởng đến dòng vốn FDI trong những năm tới; Cách
mạng Công nghiệp 4.0 là trào lưu có tính thách thức và đột phá nhất; Hiệp định
Thương mại Tự do EU - Việt Nam có khả năng thúc đẩy tăng trưởng GDP và giúp

- Đề xuất mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
- Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện các nhân tố ảnh hưởng để tăng
cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM
là gì?
- Mức độ tác động của các nhân tố ảnh hướng đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài như thế nào?
- Nên cải thiện những nhân tố nào để tăng cường thu hút FDI vào TP.HCM
trong thời gian tới?
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát của đề tài là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, ban giám
đốc của những DN FDI đang đầu tư hoặc xúc tiến đầu tư trên địa bàn TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn TP.HCM.
- Phạm vi thời gian:
+ Phạm vi thời gian của dữ liệu thứ cấp về thực trạng đầu tư FDI trên địa bàn
TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2017.
+ Thời gian tiến hành khảo sát dữ liệu sơ cấp: từ ngày 01/10/2018 đến ngày
30/10/2018.


phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan, phân tích hồi quy đa biến


5

nhằm xác định mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào TP.HCM.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Với nghiên cứu này ta sẽ biết rõ hơn về tác động các yếu tố ảnh hưởng đến thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TP.HCM. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách,
giải pháp để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP.HCM dựa trên cải thiện
những nhân tố ảnh hưởng.
Đề tài cũng nêu ra một số hạn chế nhất định của đề tài nghiên cứu là tài liệu
tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo.
1.6 Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài: Trình bày những lý do chọn đề tài, đưa ra những
câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu muốn đạt được khi thực hiện đề tài nghiên cứu. Xác
định đối tượng, phạm vi, phương pháp cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu và mô hình nghiên
cứu: Giới thiệu các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước để đưa ra mô hình
nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu,
phương pháp và cách thức nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu, đánh giá các
thang đo nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách: Dựa trên kết quả của chương 4
đưa ra kết luận nghiên cứu và hàm ý chính sách. Đồng thời, nêu ra những hạn chế
của nghiên cứu để định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai.
Tóm tắt chương 1

Nam. Ở đây hoạt động FDI có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có
sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm của FDI:
- Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân của các đối tác từ nước ngoài với
mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tư nước ngoài phải đóng góp
một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định pháp


7

luật của từng quốc gia để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh
nghiệp nhận đầu tư. Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp
định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận
và rủi ro. Thu nhập chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư. Chủ đầu tư tự quyết định về hình thức, lĩnh vực,
quy mô đầu tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Thứ hai, FDI liên quan đến việc chuyển giao một gói tài sản gồm: vốn, công
nghệ, kỹ năng quản lý, tổ chức từ nước này sang nước khác. Từ đó, nước chủ nhà
có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. Đây là
mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư có
thể là nguồn vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức vốn pháp
định, nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận, nguồn vốn vay của doanh nghiệp để mở
rộng dự án trong quá trình hoạt động.
Tóm lại, có thể hiểu: FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đầu
tư toàn bộ hay phần vốn đầu tư đủ lớn nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia
kiểm soát doanh nghiệp ở nước chủ nhà.
2.1.2 Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo hình thức tham gia mức độ góp vốn vào dự án đầu tư, có 4 hình thức
FDI. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước
ngoài thành lập mới, mua lại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất

đăng ký thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trên phương diện này, thu hút FDI
bao gồm các công việc như: ban hành các chính sách, tổ chức thực hiện, đánh giá và
điều chỉnh chính sách cho phù hợp để thu hút FDI của chính quyền địa phương và
nước chủ nhà. Từ đó, các nước chủ nhà sẽ thực hiện các công việc như: xúc tiến đầu
tư, cải tiến môi trường đầu tư và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho nhà ĐTNN như
miễn giảm thuế, hỗ trợ chi phí thuê đất, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này chủ yếu dựa trên cơ sở đánh giá chủ quan của
nước chủ nhà mà không quan tâm tới dự định, hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến
dự định hành vi ra quyết định địa điểm của nhà ĐTNN nên việc điều chỉnh chính
sách có thể không mang lại hiệu quả. Bởi theo các chuyên gia, quyết định địa điểm


9

đầu tư FDI được đưa ra từ nhận thức của các nhà quản lý cao cấp, chứ không phải là
công thức khoa học.
Thứ hai, tiếp cận từ quan niệm “hành vi” của nhà đầu tư.
Thuật ngữ thu hút FDI được hiểu là sự hấp dẫn của địa điểm đầu tư kích thích
nhà ĐTNN hình thành ý định và thực hiện hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm
đầu tư. Từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào một địa phương, quốc gia biểu hiện
thông qua số lượng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời gian nhất định. Đây là
vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm với mục đích xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định và hành vi ra quyết định chọn địa điểm đầu tư nhằm: làm cơ sở để
nước chủ nhà xây dựng chính sách liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng như: tạo
nên sự hấp dẫn của địa phương thông qua việc cung cấp sự thuận lợi của các yếu tố
đầu vào, đầu ra của quá trình kinh doanh (CSHT, lao động, thị trường và công
nghệ,…) nhằm kích thích sự hình thành ý định và đưa ra hành vi quyết định đầu tư
của nhà ĐTNN. Trên phương diện nghiên cứu “hành vi” này, các nhà nghiên cứu
thường thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết hànhvi dự định được Ajzen và Fishhein
xây dựng từ những năm 1975 (là lý thuyết tiên phong trong nghiên cứu tâm lý xã

điều hành công ty con.
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI của vùng kinh tế
Thu hút FDI vào một địa điểm tùy thuộc vào ý định, hành vi của nhà đầu tư.
Khi ra quyết định họ sẽ xem xét các yếu tố bên cung, bên cầu và xu hướng quốc tế
ảnh hưởng đến hiệu suất FDI. Yếu tố bên cung của nhà ĐTNN gồm lợi thế sở hữu,
lợi thế nội bộ hóa. Yếu tố bên cầu nước chủ nhà là lợi thế địa điểm thúc đẩy nhà
ĐTNN bỏ vốn đầu tư như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô thị trường, sự khác
biệt văn hóa, chính trị giữa quốc gia nhà đầu tư và nước chủ nhà. Các yếu tố bên
cầu tạo nên sự hấp dẫn của một địa điểm theo nhận thức của nhà ĐTNN được phân
thành các loại khác nhau theo từng mục đích nghiên cứu như:
- Theo đặc điểm của các yếu tố, gồm 03 nhóm: kinh tế, văn hóa xã hội, và
chính trị. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm ở cấp địa phương chỉ tập trung
nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hóa xã hội và chính trị ít
được quan tâm, xem xét.
- Theo động cơ nhà đầu tư, các yếu được tổng hợp thành 04 nhóm: yếu tố kinh
tế, CSHT, tài nguyên, và cơ chế chính sách.


11

- Theo tiến trình lựa chọn địa điểm đầu tư (nhà đầu tư sẽ lựa chọn quốc gia,
sau đó mới lựa chọn địa phương đầu tư), các yếu tố ảnh hưởng được tổng hợp
thành 02 nhóm: yếu tố quốc gia như thể chế chính trị, kinh tế, pháp luật; yếu tố địa
phương như CSHT, lao động, tài nguyên, thể chế địa phương.
Thành phố Hồ Chí Minh là một địa phương trong một quốc gia nên việc phân
loại các nhân tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến thu hút FDI được thực hiện dựa trên
tiêu chí ảnh hưởng của địa phương. Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu là gợi ý
chính sách cải thiện các nhân tố ảnh hưởng của địa phương lên thu hút FDI. Trong
nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố địa phương gồm CSHT, lao
động, tài nguyên, thị trường, CNHT và công nghệ, thể chế, văn hóa xã hội trên địa

công ty và đối tác địa phương không rõ ràng, thông tin thị trường báo cáo không
trung thực, nhằm biện minh cho hiệu suất nghèo nàn và tìm kiếm lợi ích cho riêng
mình. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này và giữ hoạt động bên trong của mình, công
ty tiến hành lập công ty con để cung cấp đầu vào, sản xuất, cung ứng sản phẩm ở thị
trường nước ngoài và xuất hiện hình thức FDI.
2.2.3 Lý thuyết lợi thế địa điểm
Vấn đề là khi đầu tư ra nước ngoài, các công ty FDI đối mặt với việc lựa chọn
địa điểm đầu tư tối ưu cho hoạt động SXKD của mình. Do đó, nên chọn quốc gia
nào, địa phương nào của quốc gia đó để đặt nhà máy là tốt nhất?. Vấn đề này được
lý giải bởi lý thuyết lợi thế địa điểm. Lý thuyết này dựa trên cơ sở quan hệ cung,
cầu của các yếu tố liên quan đến quá trình SXKD, lý thuyết chủ yếu tập trung vào
các yếu tố về lợi thế địa điểm đầu tư như: lao động, thị trường, CSHT, thể chế, tác
động đến các yếu tố liên quan đến quá trình SXKD của nhà đầu tư để giải thích
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư của họ. Quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư
dựa trên cơ sở lợi thế địa điểm đó có thể giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu, tối
thiểu hóa chi phí, từ đó làm lợi nhuận tăng lên và giảm thiểu rủi ro trong kinh
doanh. Lý thuyết này đã được nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng để kiểm tra
tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI vào một địa điểm bởi nó rất
hữu ích trong việc giải thích lý do tại sao nhà đầu tư lựa chọn một địa điểm cụ thể
đầu tư.
2.2.4 Lý thuyết khung OLI của Dunning


13

Theo Dunning (2008) việc giải thích FDI xảy ra khi chỉ dựa vào các yếu tố lợi
thế sở hữu, hoặc lợi thế địa điểm, hoặc lợi thế nội bộ hóa là chưa đầy đủ, vì chỉ giải
thích được một phần của quyết định FDI. Theo ông, FDI xảy ra khi cả ba điều kiện
trên cùng xảy ra, từ đó, Dunning đã tích hợp các lý thuyết của FDI vào một mô hình
sản xuất quốc tế chung và mở rộng mô hình này liên tục tư năm 1981 đến năm

giống nhau và chuyên môn hóa không đầy đủ. Các quốc gia nên chuyên môn hóa
sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có sử dụng yếu tố mà họ dồi dào, giá rẻ và nhập khẩu
sản phẩm sử dụng yếu tố mà họ khan hiếm. Vì vậy, vị trí sản xuất quốc tế được
quyết định dựa trên lợi thế so sánh về chi phí. Để giảm thiểu chi phí thông qua FDI,
địa điểm có chi phí sản xuất thấp nhất sẽ được lựa chọn.
Lợi thế địa điểm bao gồm các yếu tố như: chi phí sản xuất (lao động, nguyên
liệu), quy mô thị trường và chính sách thuế thu hút FDI. Khi thảo luận các yếu tố
ảnh hưởng thu hút FDI, các nhà nghiên cứu thường chia thành FDI ngang và FDI
dọc. FDI ngang yêu cầu phục vụ tốt nhất cho thị trường nước chủ nhà nên nó xoay
quanh việc việc đánh đổi giữa chi phí cố định xây dựng nhà máy và chi phí thương
mại. Khi quy mô thị trường nước chủ nhà nhỏ, tiết kiệm chi phí giao dịch không đủ
bù đắp chi phí cố định xây dựng nhà máy thì xuất khẩu được lựa chọn để phục vụ
thị trường nước ngoài. Ngược lại, khi quy mô thị trường nước chủ nhà lớn, chi phí
giao dịch lớn hơn chi phí cố định thiết lập nhà máy thì FDI ngang xảy ra. FDI dọc
yêu cầu phục vụ tốt nhất thị trường nước nhà đầu tư và thị trường khác nên việc
quyết định đầu tư FDI dọc phụ thuộc vào việc giảm thiểu chi phí các yếu tố. Lợi ích
sản xuất ở nước có chi phí các yếu tố thấp và chi phí giao dịch đưa hàng về nước
đầu tư sẽ được xem xét. Khi tiết kiệm chi phí từ sản xuất ở nước ngoài lớn hơn chi
phí giao dịch phát sinh thì FDI dọc xảy ra. Vì vậy, địa điểm có mức lương thấp, chi
phí vận tải, chi phí nguyên liệu, chi phí thương mại thấp sẽ là địa điểm ưa thích của
nhà đầu tư.
2.3.2 Thuyết động cơ chiến lược của nhà đầu tư
Theo Dunning (2008) mỗi ngành công nghiệp khác nhau sẽ có lợi thế sở hữu
và lợi thế nội bộ hóa khác nhau, từ đó, động cơ đầu tư của các doanh nghiệp sẽ khác
nhau, do đó, yếu tố lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến từng ngành công nghiệp sẽ khác
nhau. Ông đã phân FDI thành bốn loại: đầu tư tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị
trường, hiệu quả và tài sản chiến lược.


15



16

Các yếu tố này có thể được tổng hợp thành 5 nhóm chính như sau: CSHT; thị
trường; nguồn lực (lao động, tài nguyên); CNHT và công nghệ; thể chế (kinh tế,
chính trị và xã hội).
2.4 Tổng quan nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định có mối quan hệ mạnh mẽ giữa “đầu tư trực
tiếp nước ngoài” và “các nhân tố ảnh hưởng” của quốc gia hoặc địa phương. Một số
nghiên cứu sau đã được tác giả xem xét:
2.4.1 Các nghiên cứu có liên quan
Hướng nghiên cứu thực nghiệm dựa trên khảo sát ý kiến nhà quản lý doanh
nghiệp FDI về các nhân tố ảnh hưởng; Các dữ liệu sẽ được phân tích bằng phương
pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, hay
kết hợp các phương pháp này với nhau. Từ đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
sự thỏa mãn nhà đầu tư vào một quốc gia hoặc một địa phương. Những nghiên cứu
điển hình như:
(1)Nguyễn Ngọc Anh (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, luận án tiến sĩ kinh tế, đã
chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh
tế trọng điểm Miền Trung. Nghiên cứu sử dụng các thang đo nhân tố ảnh hưởng
gồm 10 thành phần độc lập với 40 biến quan sát và thang đo ý định đầu tư là thành
phần phụ thuộc với 4 biến quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan
giữa “các nhân tố ảnh hưởng” đến sự “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, mức độ
ảnh hưởng của từng thành phần trong yếu tố vùng đến thu hút FDI được xếp thứ tự
quan trọng là: thể chế, lao động, tài nguyên, CNHT và công nghệ, CSHT, thị
trường.



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status