NGHIÊN cứu KHOA học của GIẢNG VIÊN – yếu tố QUAN TRỌNG góp PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo tại các TRƯỜNG đại học TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY - Pdf 56

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC

2013

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN – YẾU TỐ
QUAN TRỌNG GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TS. Trần Mai Ước
Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM
Tóm tắt
Thực tiễn cho thấy rằng các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên tại các trường đại học là rất quan
trọng và cần thiết. Theo tác giả, đây là cơ sở để thực hiện phương pháp giảng dạy, giúp nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Bài viết chia sẻ suy nghĩ của tác giả về những lợi ích và bất cập, hạn chế
của sự tham gia tích cực trong nghiên cứu khoa học, trong đó cung cấp các giải pháp cơ bản để góp phần vào việc thúc
đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Abstract
Lecturers’ scientific research – an important factor in improving training quality in universities
Practice shows that lecturers’ scientific research in universities is important and necessary. The author thinks that this
is the basis to implement teaching methoology to improve training quality to meet the increasing demands of society. This
paper shares thoughts of benefits and shortcomings, limitations of active participation in scientific research, concurrently
offers basic solutions to speed up lecturers’ scientific research activities to improve training quality.

1. Dẫn nhập
Hiện nay, bất cứ một trường đại học nào cũng
đều có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất đó là:
Đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH). Đây là hai
hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, hai nhiệm vụ cơ
bản chiến lược của nhà trường, trong đó việc đẩy
mạnh giảng viên nhà trường tích cực tham gia các
hoạt động NCKH là một trong những biện pháp quan
trọng - bắt buộc - cần thiết để hướng đến nâng cao

nhưng chỉ có khoảng 1.100 giảng viên (3%) tham gia
nghiên cứu khoa học và rất ít giảng viên trẻ tham gia
nghiên cứu”1. Hay như tại Đại học Quốc gia Tp.HCM,
một trong 2 Đại học được xem là hàng đầu ở Việt Nam,
tình hình cũng không mấy khả quan. Trong giai đoạn từ
2006 - 2010, Đại học này có 2.300 bài báo khoa học được
công bố, trong đó 720 bài báo đăng trên các Tạp chí
khoa học thế giới với chỉ số ảnh hưởng trung bình là 1.8.
Nguồn kinh phí thu được từ hoạt động chuyển giao
công nghệ là 344,5 tỉ đồng2, chỉ tăng 1,25 lần so với 5
năm trước đó. Tất cả những điều này thực sự là tiếng
chuông báo động về sự nhiệt huyết, mặn mà của giảng
viên đối với các hoạt động NCKH.
Để thích ứng hơn trong giai đoạn hội nhập và
phát triển như hiện nay, việc tham gia vào những
hoạt động NCKH sẽ có những lợi ích cơ bản như sau:
(i) NCKH giúp giảng viên có điều kiện đào sâu
hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chuyên môn mà
1

truy cập ngày 25 tháng
5 năm 2012
2
truy
cập ngày 24 tháng năm 2012

4


BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC

trình tham gia NCKH, nếu đạt kết quả tốt, sẽ là yếu tố
quan trọng góp phần nâng cao vị thế và uy tín của
chính bản thân giảng viên, đồng thời khẳng định vị
thế và uy tín của trường với xã hội. Vì, một trong
những tiêu chí để đánh giá, xếp hạng các trường đó
chính là mảng NCKH của giảng viên, công nhân viên
chức của trường; (vii) hoạt động NCKH là một lĩnh
vực rất tốt để giảng viên tự khẳng định mình. Khó có
thể nói rằng nếu một giảng viên được đánh giá là có
năng lực chuyên môn tốt nhưng hàng năm lại không
có công trình khoa học nào. Vì năng lực của giảng
viên được thể hiện chủ yếu thông qua giảng dạy và
NCKH; (viii) hoạt động NCKH sẽ góp phần quan
trọng để khẳng định uy tín của nhà trường với các
trường bạn trong toàn quốc. Mỗi bài viết tham gia hội
thảo được đánh giá cao, mỗi công trình NCKH ở các
cấp, mỗi bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành với
tên cán bộ, giảng viên gắn với tên nhà trường là một
lần thương hiệu và uy tín của nhà trường được thể
hiện. Danh tiếng tốt của nhà trường, không phải là
3

Trần Mai Ước (2012), Phát triển nghiên cứu khoa học trong sinh viên –
giải pháp cần thiết hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo tại các
trường đại học, Thông tin khoa học – giáo dục, Trường Đại học Bạc
Liêu, Số 08, tr. 50

2013

cái gì đó chung chung, trừu tượng mà nó phải được

trạng khác biệt về chương trình đào tạo trong một cấp
học, ngành học. Cụ thể, có trường đưa vào môn
phương pháp nghiên cứu khoa học là môn bắt buộc, có
trường thì cho môn này là tự chọn. Cá biệt, vẫn còn một
số trường đại học và cao đẳng không đưa môn phương
pháp nghiên cứu khoa học vào giảng dạy cho giảng viên.
Do vậy, tồn tại một bộ phận giảng viên chưa nắm vững
phương pháp nghiên cứu khoa học, cách tìm tài liệu
tham khảo, thậm chí, chưa nắm vững xây dựng đề
cương, chưa chú ý tìm hiểu cách trình bày một công
trình nghiên cứu khoa học. Điều này sẽ dẫn một số lỗi
thường mắc phải trong NCKH của giảng viên như:
Phạm vi nghiên cứu thường rộng, nặng tính lý thuyết,
đối tượng nghiên cứu không rõ ràng, dùng từ ngữ
chuyên môn thiếu chính xác,…
Thứ ba, các đề tài giảng viên lựa chọn mang tính
chất khái quát, tổng quan nhiều, chưa sâu, chưa đi
vào những vấn đề cụ thể, bỏ ngỏ nhiều vấn đề thiết
thực. Chủ yếu giảng viên mới đi vào các công trình có
nhiều tài liệu để tham khảo, giảng viên còn ngần ngại
và “ngán” khi phải lựa chọn những công trình cần sưu

5


BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC

tầm nhiều tài liệu, cần phải có điều tra xã hội học,
thống kê, chạy mô hình,... Mặt khác, trong quá trình
NCKH, giảng viên còn e ngại đưa ra quan điểm cá

bất cập, gây khó khăn cho công tác phát triển NCKH
trong giảng viên. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán
bộ nghiên cứu khoa học chưa đồng đều, thiếu chuyên
gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực và chưa đủ sức
đảm nhiệm các nhiệm vụ nghiên cứu có tầm cỡ khu
vực và quốc tế.
Thứ bảy, hầu hết tất cả các trường đều có hội
đồng khoa học. Nhưng hội đồng thường dừng lại ở
việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá, chứ chưa đưa ra
được những định hướng NCKH hàng năm cho giảng
viên, cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó là chính
sách khuyến khích NCKH còn thiếu tính đồng bộ và
chưa tạo được động lực NCKH trong giảng viên, cán
bộ công nhân viên.
2.3. Gợi mở những giải pháp cơ bản hướng
đến phát triển nghiên cứu khoa học của giảng
viên tại các trường đại học hiện nay
Giai đoạn hiện nay, hoạt động đào tạo và hoạt
động NCKH là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ,
đồng thời cũng là hai nhiệm vụ cơ bản chiến lược của

2013

bất cứ một trường đại học nào. Kết quả NCKH của
giảng viên phản ánh chất lượng đào tạo của nhà
trường. Để NCKH đạt được kết quả tốt hơn – góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo, thiết nghĩ cần phải
có sự kết hợp và triển khai một cách đồng bộ một số
giải pháp sau:
Một là, phía nhà trường cần chú trọng, quan

triển, phù hợp xu thế, khuynh hướng phát triển của
thế giới. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một
trong những khâu cần thiết góp phần quan trọng
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi
mới phương pháp giảng dạy chúng ta mới chủ động
tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng
cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp
giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại. Điều
này sẽ góp phần tạo điều kiện cho giảng viên phát
triển khả năng tư duy độc lập cũng như dần hình
thành các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu.
Bốn là, yêu cầu các đề tài NCKH của giảng viên
phải đảm bảo xác định đúng mục tiêu, đối tượng
4

Trần Mai Ước (2011), Giáo dục Việt nam trong xu thế hội nhập, Tạp chí
Công nghệ Ngân hàng, trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Số 67, tr.
59.

6


BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC

nghiên cứu cho phù hợp với nội dung chương trình
đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn
giúp giảng viên củng cố kiến thức đã được học ở nhà
trường, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn
nghiên cứu không quá rộng. Ngoài ra, các cơ sở giáo
dục cần đổi mới quản lý hoạt động khoa học công

thực hiện nhiệm vụ NCKH của giảng viên, cán bộ
công nhân viên với công tác bố trí, sử dụng cán bộ.
Bảy là, đối với một số môn học có ít giờ giảng do
ít sinh viên hoặc do thay đổi nội dung chương trình
đào tạo nên giảng viên không có giờ giảng đủ định
mức. Do vậy, nên tiến hành quy đổi số giờ NCKH
vượt định mức của giảng viên thành giờ chuẩn giảng
dạy. Việc quy đổi này tạo điều kiện cho giảng viên
được xem là hoàn thành định mức giảng dạy trong
năm khi đánh giá, xếp loại GV hàng năm. Làm được
điều này sẽ là “cú hích” quan trọng và cần thiết để
giảng viên chú tâm vào các hoạt động NCKH.
Tám là, tận dụng nguồn nhân lực có trình độ và
thâm niên công tác nghiên cứu khoa học trong nhà trường
để tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề cho giảng viên
trẻ, kinh nghiệm còn non kém trong việc nghiên cứu nhằm

2013

nâng cao đồng bộ cho mọi giảng viên. Đồng thời có hướng
dẫn cụ thể theo các hướng: Nghiên cứu ứng dụng trong
công tác quản lý, nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào quá
trình đào tạo: Nội dung, mục tiêu, phương pháp phương
tiện dạy học. Cụ thể tổ chức bồi dưỡng chuyên đề Phương
pháp nghiên cứu trong trường tối thiểu 3 tháng tổ chức 1
lần để cập nhật kiến thức phương pháp nghiên cứu khoa
học cho cán bộ giảng viên. Song song đó cũng cần chú
trọng đề xuất các chế độ khen thưởng kịp thời đối với
giảng viên tham gia NCKH, đặc biệt là các giảng viên đạt
thành tích, cụ thể như: Tặng giấy khen, tiền thưởng, tiêu

dạy học đại học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
5. Trần Mai Ước (2011), Giáo dục Việt nam trong
xu thế hội nhập, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng,
trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Số 67.

5

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 320.

7




Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status