Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại viện đại học mở hà nội - Pdf 22

- 1 -
- 2 -
LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất, cho phép tôi
được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong Học viện Quản lý giáo dục đã
tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tác giả suốt trong quá trình học tập,
nghiên cứu và làm luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phạm Viết Nhụ,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của Đảng uỷ,
Ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp Viện đại học Mở Hà Nội.
Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng có hạn và kinh nghiệm thực tế
còn ít nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp ý
kiến của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu tiếp
theo của tôi được tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tháng 7 năm 2012
Tác giả
Đổng Thị Phượng
SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 42
2.1. Vài nét về Viện Đại học Mở Hà Nội 42
2.1.1. Nhiệm vụ của Viện Đại học Mở Hà Nội 42
2.1.2. Hệ thống tổ chức và các đơn vị trong Viện 44
2.1.3. Thực trạng đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội 45
2.2. Thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính qui 55
2.2.1. Các văn bản pháp quy được sử dụng trong quản lý sinh viên hệ chính
qui 55
2.2.2. Đặc điểm của sinh viên Viện Đại học Mở Hà Nội: 59
- 4 -
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy 60
2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy
66
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SINH VIÊN HỆ
CHÍNH QUY…. TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 71
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 71
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 71
3.1.2. Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi 72
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 72
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 72
3.2. Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên chính qui 72
3.2.1. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống 72
3.2.2. Tăng cường quản lý hoạt động học và tự học của sinh viên 78
3.2.3. Tổ chức tốt công tác quản lý sinh viên ngoại trú. 86
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý sinh viên cấp khoa và giảng viên 90
3.2.5. Tổ chức thi đua khen thưởng trong công tác quản lý sinh viên 93
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý sinh viên 96 - 6 -
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1
Tổng hợp số lượng giảng viên và trình độ
chuyên môn
46
2.2
Tổng hợp xét lên lớp các năm học
2009 -2010 và 2010-2011
50
2.3
Tổng hợp số sinh viên không được xét lên lớp
các năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011
51
2.4
Tỷ lệ sinh viên xếp loại tốt nghiệp các năm học
2008 – 2009, 2009 – 2010 và 2010 – 2011
52
2.5 Số lượng đề tài NCKH của SV từ năm 2008 đến 2011 53


- 8 -
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nước ta đang đứng trước một thách thức lớn: Đến năm 2020 phải cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước mắt phải rút
ngắn được khoảng cách về trình độ sản xuất và đời sống xã hội so với các
nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để có thể đạt được điều này thì
việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò vô
cùng quan trọng.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 nêu rõ mục tiêu
của Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống

Vì vậy, với mong muốn góp phần nâng cao chất luợng đào tạo, chúng
tôi chọn đề tài: “Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính quy góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội” làm luận văn
thạc sĩ với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Viện.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng công tác quản lý
sinh viên, đề tài đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ
chính quy nhằm khắc phục những bất cập trong quản lý hiện nay, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý HSSV trong quá trình
đào tạo
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý HSSV ở Viện Đại
học Mở Hà Nội.
- 10 -
- Đề xuất các biện pháp đổi mới về công tác quản lý HSSV trong quá
trình đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Thăm dò tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tăng cường quản lý sinh viên hệ chính
quy nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở Viện Đại học Mở Hà Nội.
- Khách thể: Công tác quản lý sinh viên hệ chính quy của Viện Đại học
Mở Hà Nội.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đề xuất biện pháp tăng cường quản lý
sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở Hà Nội.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

- 12 -
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quản lý sinh viên nhằm góp phần hình thành và phát triển ở sinh viên
nhân cách người lao động có chất lượng và trình độ cao, có lý tưởng cách
mạng, đạo đức trong sáng, nhận tức chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ, có hiểu biết kiến thức khoa học – kỹ thuật công nghệ rộng và
chuyên sâu, có tay nghề cao cả về lý thuyết lẫn thực hành đáp ứng yêu cầu
của thị trường lao động và xã hội.
Sinh viên vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình đào tạo do đó
công tác quản lý sinh viên được chú trọng và quan tâm sẽ góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo.
Công tác quản lý sinh viên là một trong những công tác trọng tâm trong
quản lý đào tạo của các nhà trường. Công tác quản lý sinh viên phải thực hiện
đúng đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ
Giáo dục & Đào tạo, nội quy, quy chế của nhà trường.
Về quản lý học sinh, sinh viên hiện nay có những văn bản:

có khả năng thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, phù hợp với
nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ công tác kiểm định chất lượng,
trong đó có công tác quản lý nói chung của nhà trường.
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học hay đề tài luận văn nào
nghiên cứu về “Biện pháp quản lý sinh viên hệ chính quy ở Viện Đại học Mở
Hà Nội”.
- 14 -
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm về quản lý
1.2.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là sự công tác liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể
(người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt
chính trị, văn hoán, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính
sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra
môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Đối tượng quản lý có
thể quy mô trên toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành, đơn vị, có thể là một cá
nhân hay một sự vật cụ thể. Quản lý thể hiện sự tổ chức, điều hành tập hợp
nhân lực, công cụ, phương tiện tài chính… để kết hợp các yếu tố đó với nhau
nhằm đạt mục tiêu định trước. Chủ thể muốn kết hợp được các hoạt động của
các đối tượng theo một định hướng quản lý đặt ra phải tạo ra được quyền uy
buộc đối tượng phải tuân thủ. Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt
tới mục đích đã đề ra. Sự tác động của quản lý, phải bằng cách nào đó để
người chịu quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực, trí tuệ để
sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và cho cả xã hội. Quản lý là một
môn khoa học sử dụng trí thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội
nhân văn khác như: triết học, toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý học và xã hội

- Tác giả Nguyễn Văn Lê cho rằng: “Quản lý là một công việc mang
tính khoa học song nó cũng mang tính nghệ thuật”. Ông cho rằng mục đích
của công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra.
Ông viết: “Quản lý là một hệ thống xã hội khoa học và nghệ thuật tác động
vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu
theo mục tiêu đề ra”. [24, tr.126]
- 16 -
Từ những khái niệm quản lý nêu trên ta có thể hiểu: Nói đến quản lý là
điều hành, điều khiển, chỉ huy. Về bản chất, nội dung đều là tổ chức, điều
khiển hoạt động một nhóm (hay nhiều nhóm xã hội cùng nhau thực hiện mục
đích, nhiệm vụ hoạt động chung).
Hoạt động quản lý bao giờ cũng là hoạt động định hướng. Khi xem xét
về đối tượng quản lý các quan điểm đề thống nhất với nhau ở các yếu tố cơ
bản trong hoạt động quản lý là:
- Cá nhân hoặc tổ chức chỉ huy, điều khiển tạo ra các tác động quản lý
(chủ thể QL)
- Đối tượng tiếp nhận tác động quản lý (khách thể QL)
- Phải có mục tiêu quản lý (căn cứ để chủ thể QL tạo ra tác động) và
công cụ, phương pháp chủ thể QL sử dủng để chuyển tải tới khách thể QL
một cách hiệu quả nhất.
Như vậy từ các yếu tố trên ta thấy yếu tố quan trọng và có thể coi đó là
xuất phát điểm của hoạt động QL là con người điều khiển, điều hành, tiếp
theo là đối tượng QL. Hoạt động quản lý tồn tại với tư cách là một hệ thống,
có cấu trúc và vận động trong một môi trường nhất định. Hệ thống QL được
tạo bởi các yếu tố: cơ chế QL, chủ thể QL, đối tượng QL và mục tiêu QL.
1.2.1.2. Chức năng của quản lý
Khi nói về hoạt động quản lý là người quản lý cần làm gì, tức là tìm

hoạch đề ra. Lãnh đạo bao hàm cả liên kết, liên hệ, uốn nắn hoạt động của
người, động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ. Trong chức năng
chỉ đạo, chủ thể quản lý phải trực tiếp ra quyết định (mệnh lệnh) cho nhân
viên dưới quyền và hướng dẫn, quan sát, phối hợp, động viên… để thuyết
phục, thúc đẩy họ hoạt động đạt được các mục tiêu đó bằng nhiều biện pháp
khác nhau.
- 18 -
d. Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là hoạt động của chủ thể quản lý tác
động đến khách thể quản lý thông qua một cá nhân, nhóm hay tổ chức để xem
thực tế, đánh giá, giám sát thành quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều
chỉnh các sai sót lệch lạc nhằm thúc đẩy hệ thống sớm đạt được mục tiêu đã
đề ra. Để tiến hành kiểm tra, cần phải cớ các tiêu chuẩn, nội dung và phương
pháp kiểm tra, dựa trên các nguyên tắc khoa học để hình thành hệ thống kiểm
tra thích hợp.
Ngoài bốn chức năng quản lý trên, nguồn thông tin là yếu tố cực kỳ
quan trọng trong quản lý. Vì thông tin là nền tảng, là huyết mạch của quản lý,
không có thông tin thì không có quản lý, hoặc quản lý mơ hồ, mắc sai phạm.
Nhờ có thông tin mà có sự trao đổi qua lại giữa các chức năng được cập nhật
thường xuyên, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả. Sơ đồ1.1: Mối quan hệ của các chức năng và chu trình quản lý
Tóm lại, trong hoạt động quản lý đã hình thành nên các chức năng quản
lý. Việc phân loại các chức năng QL được thực hiện theo nhiều căn cứ khác

cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện
được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thế hệ trẻ, đưa
hệ thống giáo dục tới các mục tiêu dự kiến, tiến tới trạng thái mới về chất”.
[26, tr.35]
- Theo tác giả Nguyễn Gia Quý: “Quản lý quá trình giáo dục là quản lý
một hệ thống toàn vẹn bao gồm các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp,
tổ chức giáo dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất ký thuật phục vụ cho
dạy và học, môi trường giáo dục, kết quả giáo dục”. [29, tr.15]
Như vậy QLGD là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kế hoạch hoá nhằm
đảm bảo sự vận hành bình thường các cơ quan trong hệ thống giáo dục. Hệ
- 20 -
thống giáo dục là một hệ thống xã hội. QLGD cũng chịu sự chi phối của quy
luật xã hội và tác động của quản lý xã hội. Trong QLGD các hoạt động quản
lý hành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn đan xen vào nhau,
thâm nhập lẫn nhau không tách biệt tạo thành hoạt động quản lý thống nhất.
Từ những khái niệm nêu trên đưa đến cách hiểu chung nhất là: QLGD
là sự tác động của chủ thể quản lý (người đứng đầu tổ chức giáo dục, cơ quan
quản lý giáo dục) đến đối tượng quản lý (học sinh, giáo viên, chương trình
giáo dục, điều kiện giáo dục…) bằng các chức năng quản lý, công cụ quản lý
để đạt được mục tiêu giáo dục.
QLGD là hoạt động của các chủ thể và đối tượng quản lý thống nhất
với nhau trong một cơ cấu nhất định nhằm đạt mục đích đề ra của quản lý
bằng cách thực hiện các chức năng nhất định cà vận dụng các biện pháp,
nguyên tắc, công cụ quản lý thích hợp.
1.2.2.2. Đặc trưng của quản lý giáo dục
- Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên
quản lý giáo dục phải ngăn ngừa sự dập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản

lý xây dựng, đưa chất lượng quản lý lên một vị trí mới, tình trạng mới tốt hơn
hiện tại.
Do vậy đòi hỏi ở người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, có kinh
nghiệm để gắn kết những biện pháp với nhau, giải quyết các mâu thuẫn giữa
các biện pháp, biết tiên liệu trước các hoàn cảnh, tình huống mà đối tượng
quản lý đặt ra.
1.2.4. Tăng cường và tăng cường quản lý
- Tăng cường : Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1997 “Làm cho
mạnh thêm, nhiều thêm”.
- 22 -
- Tăng cường quản lý : Trong đề tài này, với “ biện pháp tăng cường
quản lý sinh viên hệ chính quy…” có nghĩa là làm cho nhiều hơn nữa, thúc
đẩy hơn nữa các biện pháp quản lý sinh viên. Tăng cường quản lý từ cách
thức tiến hành, cách giải quyết vấn đề sinh viên của nhà trường, cùng với các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm hình thành nhân cách của
sinh viên theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo để đạt được mục đích đào tạo với
chất lượng và hiệu quả hơn. Như vậy, xét cho cùng thì việc tăng cường quản
lý sinh viên chính là những biện pháp quản lý nhằm từng bước đưa sinh viên
đi đúng mục tiêu sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường và
cho xã hội.
1.3. KHÁI NIỆM VỀ SINH VIÊN VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN
1.3.1. Sinh viên
1.3.1.1. Đặc điểm của sinh viên:
Điều 83, Luật Giáo dục quy định: Người đang học tập tại trường cao
đẳng, trường đại học được gọi là sinh viên.
Điều 29, Điều lệ trường Đại học ghi “Người học trong trường đại học
là sinh viên đang theo học các trình độ đào tạo của trường”.

động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tình bạn, tình yêu đều khác với lớp
người trung niên và người cao tuổi. Vì vậy, phải khảng định rằng cần có một
hình thức, biện pháp tổ chức quản lý hoạt động giáo dục đặc trưng của SV để
đánh giá cho phù hợp.
1.3.1.2. Nhiệm vụ của sinh viên:
Điều 30, Điều lệ Trường Đại học quy định:
1. Thực hiện nhiệm vụ của công dân theo quy định của pháp luật.
Người học là người nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng
phong tục, tập quán của Việt Nam.
- 24 -
2. Thực hiện các quy chế về đào tạo, về công tác sinh viên và các quy
định của pháp luật liên quan đến người học; thực hiện quy chế, nội quy, quy
định của nhà trường.
3. Tôn trọng giảng viên, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện.
4. Tham gia hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ
nạn xã hội.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.
6. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà
trường.
1.3.1.3. Quyền của sinh viên:
Điều 31, Điều lệ Trường Đại học quy định:
1. Được nhà trường tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp
đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
2. Được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật đối với người
học; được nhà trường tạo điều kiện trong học tập, tham gia hoạt động khoa
học và công nghệ, tham gia các hội nghị khoa học, công bố các công trình

xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người khác hoặc nhờ người khác học, thi,
thực tập, trực hộ; sao chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt
nghiệp; tổ chức hoặc tham gia tổ chức thi hộ hoặc các hành vi gian lận khác.
3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; say rượu, bia khi đến lớp.
4. Gây rối an ninh, trật tự trong trường hoặc nơi công cộng.
5. Tham gia đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.
6. Đánh bạc dưới mọi hình thức.
7. Sản xuất, buôn bán, vận chuyển, phát tán, tàng trữ, sử dụng hoặc lôi
kéo người khác sử dụng vũ khí, chất nổ, các chất ma tuý, các loại hoá chất

Trích đoạn Những nội dung cơ bản trong quản lý sinh viên hệ chính quy Các văn bản pháp quy được sử dụng trong quản lý sinh viên hệ chính Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý sinh viên hệ chính quy Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status