ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI TƯ DUY - TIỀM NĂNG TO LỚN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG - Pdf 28

ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI TƯ DUY - TIỀM NĂNG TO LỚN GÓP PHẦN NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG
Tác giả: ThS. Lê Quang Hoạt - Trường CĐSP Quảng Ngãi
Trong thời đại “Kinh tế tri thức” đòi hỏi các trường Đại học phải luôn tìm kiếm
những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của
“Thị trường lao động”. Các trường Đại học địa phương hầu hết là những trường
mới thành lập nên càng phải năng động hơn trong lĩnh vực này nhằm khẳng định vị
thế của trường trong đời sống xã hội. Trong vô số các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo, trước hết các trường Đại học địa phương cần tập trung khai
thác tiềm lực yếu tố con người. Đặc biệt, mỗi trường tùy theo điều kiện của mình
tìm ra những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh đổi mới tư duy trong đội ngũ…
Nội dung:
Ở Việt Nam suốt thời kì bao cấp, mọi hàng hóa sản xuất ra được xã hội bao
tiêu hết. Trong xã hội, do cung không đủ cầu, hàng hóa lúc nào cũng khan hiếm, nên
các nhà sản xuất thời kì này không cần phải tốn công sức vào lĩnh vực cải thiện sản
xuất nhằm nâng chất lượng hàng hóa nên vẫn ung dung không sợ bị phá sản. Trong
bối cảnh đó, tình trạng giáo dục nói chung và giáo dục Đại học nói riêng cũng diễn
ra tương tự như trong sản xuất hàng hóa. Mọi trường Đại học luôn được coi là đỉnh
cao của hệ thống giáo dục. Người tốt nghiệp Đại học nhìn chung được coi là “sản
phẩm” có giá trị cao cấp trong đời sống xã hội. Như vậy, trong môi trường bao cấp,
mọi hoạt động Kinh tế-Xã hội đều thiếu một động lực cạnh tranh mạnh mẽ để bứt
phá nhằm tạo ra những sản phẩm mang giá trị đặc trưng riêng. Nền giáo dục Việt
Nam suốt một thời kì dài gần như tồn tại ở trạng thái “ngủ đông”, nguồn năng lượng
”bao cấp” đủ cho cả hệ thống đó duy trì hoạt động cần thiết, tối thiểu.
Xu thế toàn cầu hóa và sự hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam đã tác động sâu
sắc và toàn diện tới các quá trình phát triển. Hàng loạt khái niệm như: “Thị
trường”, “Hàng hóa”, ”Chất lượng”, ”Thương hiệu”… một thời xa lạ trong đời
sống xã hội, nay đã trở thành phương tiện quan trọng trong tư duy của cá nhân, tổ
chức và cộng đồng. Giáo dục là quá trình xã hội không thể đứng ngoài qui luật của
hệ thống. Khi sức lao động được coi là hàng hóa thì giáo dục nói chung và giáo
dục Đại học nói riêng buộc phải tuân theo tính cạnh tranh của qui luật “Kinh tế thị

độ đại học.
Vấn đề cốt lõi đặt ra là: Định hướng đổi mới tư duy của các chủ thể tham gia
đào tạo ở các trường đại học địa phương trong thời kì này là gì? Mỗi trường có
điểm xuất phát riêng, điều kiện đặc thù, có những tiềm lực khác nhau… Do đó, có
những giải pháp khác nhau để phát triển, khai thác chất xám của đội ngũ. Nét
giống nhau giữa các trường Đại học địa phương là: Quá trình đào tạo ở trình độ đại
học hoàn toàn mới, chưa nằm trong kinh nghiệm của hầu hết chủ thể đào tạo.
Về phương diện lí thuyết, định hướng đổi mới tư duy của chủ thể đào tạo cần
gắn kết với đặc trưng và những khía cạnh cụ thể xuất hiện trong các yếu tố của cấu
trúc hệ thống của quá trình giáo dục Đại học. Trong đó cần chú ý một số yếu tố cơ
bản là:
- Mục tiêu đào tạo: Giáo dục Đại học đòi hỏi phải hướng tới mô hình nhân
cách chuyên gia trong bối cảnh hiện nay là am hiểu lí thuyết khoa học, thành thạo tay
nghề thuộc một lĩnh vực nào đó của các quá trình Kinh tế-xã hội. Ngoài yêu cầu
chung về mô hình người lao động mới, mục tiêu giáo dục trình độ Đại học nhấn mạnh
khả năng tư duy khoa học cao, tính sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong khoa học
và thực tiễn đặt ra. Sự đa dạng, đa tuyến và trình độ cao của mục tiêu giáo dục Đại
học là cái chi phối cả hệ thống.
- Nội dung đào tạo: Yếu tố này thể hiện lôgic khoa học cao hơn các trình độ
giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung được lựa chọn, thiết kế
bám sát mục tiêu chuyên ngành, mang tính thực tiễn cao. Mặt khác, nội dung đào
tạo ở Đại học mang tính linh hoạt, thường xuyên được cập nhật thông tin mới, hiện
đại, bám sát thực tế…Do đó, nó phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực khai thác thông
tin, nghiên cứu khoa học của các chủ thể đào tạo.
- Phương pháp đào tạo: Cốt lõi của yếu tố này ít có sự thay đổi đột biến,
chúng có sự kế thừa và phát triển hệ phương pháp giáo dục-đào tạo nói chung. Vấn
đề nhạy cảm và khó khăn là sự phá vỡ thói quen hành động theo nguyên tắc “phù
hợp với đối tượng”, yếu tố này có thể từng tạo ra thành công ở các mô hình đào tạo
trước đó; tức là thực sự phải có phương thức hành động mới phù hợp mô hình đào
tạo trình độ đại học.

đầu của quá trình đào tạo, đội ngũ này có thể mau chóng thích ứng nhất với yêu
cầu mới. Nhưng trong lâu dài, đội ngũ này cần phải được tạo điều kiện để phát
triển chuyên môn sâu; được tạo điều kiện thường xuyên chia xẻ, khai thác thông tin
để đáp ứng yêu cầu đào tạo chuyên ngành bậc Đại học.
- Bộ phận hỗ trợ đào tạo: Bộ phận này bao gồm nhiều bộ phận nhỏ như:
Thư viện, thí nghiệm, thực hành… Trong trường đại học, vai trò của các bộ phận
này rất quan trọng, thậm chí quyết định đặc trưng hoạt động đào tạo của nhà
trường nói chung, một ngành nói riêng. Trong quá trình vận động hình thành
trường Đại học địa phương, công tác chuẩn bị các mặt cần thiết cho bộ phận này
nhìn chung còn yếu và chậm so với yêu cầu chung. Khi quá trình đào tạo vận hành,
sự chậm đổi mới cách hoạt động của các bộ phận này sẽ gây hạn chế chung cho cả
quá trình đào tạo nói chung và quá trình giảng dạy-học tập trên giảng đường nói
riêng. Như vậy, ở các trường Đại học địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa năng lực
hoạt động của bộ phận này và phải xác lập cơ chế liên thông chặt chẽ giữa bộ phận
đào tạo với bộ phận hỗ trợ đào tạo.
- Bộ phận vụ đào tạo: Theo nghĩa rộng nhất là toàn thể các cá nhân, bộ phận
trong nhà trường có chức năng tạo ra các điều kiện cần thiết để hoạt động giáo dục-
đào tạo của nhà trường diễn ra thuận lợi nhất. Bộ phận này có những yêu cầu chuyên
môn đặc thù và nhiệm vụ độc lập tương đối trong nhà trường. Nhưng nhà trường
luôn là “cơ thể sống”, trong đó các bộ phận là một thể thống nhất. Do đó, các bộ
phận phục vụ đào tạo cũng phải tự vận động mạnh tìm ra các phương thức”dịch vụ”,
“cung ứng” và “đòi hỏi” mới phù hợp với xu thế đổi mới chung của nhà trường.
Cần nhấn mạnh rằng, hoạt động giáo dục trong trường Đại học mang tính mở
cao, các quan hệ mang tính mềm dẻo, linh hoạt. Vì vậy, thiếu sự phối hợp đồng bộ,
chặt chẽ giữa các bộ phận thì hiệu quả đào tạo của nhà trường sẽ giảm sút.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay các trường Đại học địa phương như những
nhà doanh nghiệp lần đầu tham gia nền “Kinh tế thị trường” nên phải đương đầu
với muôn vàn thử thách. Yếu tố nào cũng cần thiết và quan trọng để giúp nhà
trường tìm chỗ đứng trong sân “thị trường lao động”cao cấp. Trong các yếu tố đó,
yếu tố con người trong nhà trường giữ vai trò trung tâm, chủ đạo của các hoạt động


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status