Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh hà nam - Pdf 56

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây
dựng các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam” là sản phẩm
nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, do tôi tự tìm tòi và xây dựng. Các số liệu và kết quả
trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa được công bố trong các công trình nghiên
cứu nào trước đây./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2017

TÁC GIẢ

Trần Hữu Hòa

1

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng các công trình cấp
nước nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam” được hoàn thành tại Trường đại học
Thuỷ Lợi. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy cô,
người thân cùng các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện luận văn này.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Cường đã trực tiếp
hướng dẫn, đóng góp ý kiến với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình
triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy,
cô giáo thuộc Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng (Khoa Công trình) cùng các
thầy, cô giáo phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học (Trường Đại học Thủy Lợi) và tất
cả các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học vừa qua.

NƯỚC
NÔNG
THÔN
.....................................................................4
1.1. Chất lượng và chất lượng công trình xây dựng. .......................................................4
1.1.1. Chất lượng. ............................................................................................................4
1.1.2. Chất lượng công trình xây dựng............................................................................4
1.2. Quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước nông thôn. ................................6
1.2.1. Quản lý chất lượng. ...............................................................................................6
1.2.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng. [3] ........................................................8
1.2.3. Tình hình quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước nông thôn ............11
1.3. Giới thiệu về công trình cấp nước nông thôn. ........................................................12
1.4. Hiện trạng và tình hình phát triển các công trình cấp nước nông thôn ..................15
1.4.1. Các công trình cấp nước đã hoàn thành hoặc đang được xây dựng ....................15
1.4.2. Nguồn nước .........................................................................................................15
1.4.3. Chất lượng nước máy ..........................................................................................16
1.4.4. Công suất và độ bao phủ .....................................................................................16
1.4.5. Tính bền vững......................................................................................................17
1.4.6 Thực trạng chất lượng các công trình cấp nước nông thôn. .................................25
Kết luận chương 1 .........................................................................................................27
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ........................................................................................28
2.1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................28
2.2. Các nội dung cơ bản của công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp
nước nông thôn ..............................................................................................................30
2.2.1. Đăc điểm chung các công trình cấp nước nông thôn ..........................................30
2.2.2. Các hình thức tổ chức quản lý chất lượng xây dựng.[4] .....................................39
2.2.3. Trách nhiệm của các đơn vị trong quản lý xây dựng công trình cấp nước nông
thôn.[3]q ........................................................................................................................42
2.2.4. Nội dung quản lý chất lượng xây dựng công trình câp nước nông thôn trong các

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp
nước nông thôn tại Ban QLDA xây dựng các công trình cấp nước nông thôn Hà Nam
.......................................................................................................................................90
3.3.1. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng cấp nước nông thôn
tại Ban QLDA. ..............................................................................................................90
3.3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng trong các giai đoạn của dự án. ..........................99
3.3.3. Áp dụng kết quả nghiên cứu cho công trình cấp nước sạch xã Mộc Nam, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ...............................................................................................113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................126
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................127
PHỤ
LỤC
....................................................................................................................128

5

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng.............5
Hình 1.2 Tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Hà Nam ...................................17
Hình 2.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ HTCN sử dụng nước ngầm .............................31
Hình 2.2 Giếng khoan đường kính lớn ..........................................................................32
Hình 2.3 Dàn phun mưa tự nhiên kết hợp bể lắng ........................................................33
Hình 2.4 Tháp làm thoáng kết hợp bể lắng đứng ..........................................................33
Hình 2.5 Bể lắng đứng...................................................................................................34
Hình 2.6 Bể lọc nhanh ...................................................................................................34
Hình 2.7 Đài nước .........................................................................................................36
Hình 2.8 Sơ đồ dây chuyền công nghệ HTCN sử dụng nước mặt ................................37

Bảng 3.6 Khối lượng đường ống cần thay thế ............................................................121
Bảng 3.7 Khối lượng đường ống lắp mới ...................................................................121

7

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
N
N
B
Q
C
Đ
C
T
C
L
Đ
T
Q
L
Q
L
T
V
T
V
T



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Phìa Bắc tiếp giáp
với Hà Nội, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh
Ninh Bình, Đông Nam giáp tỉnh Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Trong quy
hoạch xây dựng, tỉnh Hà Nam thuộc vùng Hà Nội. Hà Nam có 5 huyện và 1 thành phố
Phủ Lý trực thuộc tỉnh, nằm cách trung tâm Hà Nội 60 km về phía bắc.
Vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã được Chính phủ Việt Nam quan
tâm và mong muốn cải thiện tốt hơn thông qua Chiến lược Quốc gia về Cấp nước và
vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. Chương trình mục tiêu quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được tiến hành gần 10 năm, đem lại những
thành tựu đáng kể, đưa số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng lên trong
những năm gần đây. Tuy nhiên, dịch vụ cấp nước sạch (từ hệ thống cấp nước tập
trung) vẫn còn khoảng cách rất xa so với nhu cầu của người dân nông thôn, dịch vụ
này mới chỉ đáp ứng được từ 30- 40% tính với tiêu chuẩn dùng nước 60 – 100
l/ng.ngđ.
Dự án Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng được Ngân
hàng Thế giới (WB) cùng Chính phủ Việt Nam đề xuất nghiên cứu nhằm góp phần cải
thiện tình hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn cho vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng gồm 12 tỉnh. Giai đoạn 1 bắt đầu từ 2005 đến 2010 gồm 4 tỉnh: Ninh Bình, Nam
Định, Hải Dương và Thái Bình. Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là 46,08 triệu đô-la
Mỹ, trong đó vay của Ngân hàng thế giới là 45,08 triệu đô-la Mỹ với thời hạn vay tối
đa 20 năm, 05 ân hạn. Giai đoạn 2 bắt đầu từ 2010 – 2015 gồm 8 tỉnh là: Hà Nam,
Thanh Hóa, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tổng
vốn đầu tư cho giai đoạn 2 là: 230,505 triệu đô-la Mỹ, trong đó vay của Ngân hàng thế
giới là 200,335 triệu đo-la Mỹ với thời hạn vay tối đa 20 năm, 05 ân hạn. Tại Hà Nam,
theo dự kiến, sẽ có 30 xã/115 xã của toàn tỉnh tham dự dự án.
Vì vậy, chất lượng xây dựng công trình để khi công trình được đưa vào sử dụng có đáp

Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng trong thiết kế và thi công công trình cấp
nước nông thôn tại Ban QLDA xây dựng các công trình cấp nước nông thôn Hà Nam Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nam, đánh giá những kết

2

2


quả đạt được và những mặt tồn tại hạn chế, nguyên nhân để từ đó tìm ra những giải
pháp khắc phục.
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp phù hợp và khả thi với điều kiện thực tiễn trong
việc tăng cường quản lý công tác xây dựng các công trình cấp nước nông thôn. Góp
phần phát triển, hoàn thiện công tác quản lý dự án của Ban QLDA xây dựng các công
trình cấp nước nông thôn Hà Nam Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông
thôn Hà Nam.

3

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC NÔNG THÔN
1.1. Chất lượng và chất lượng công trình xây dựng.

1.1.1. Chất lượng.
Quan niệm về chất lượng được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau.
- Nếu xuất phát từ bản thân sản phẩm: Chất lượng là tập hợp những tính chất của bản
thân sản phẩm để chế định tính thích hợp của nó nhằm thỏa mãn những nhu cầu xác
định phù hợp với công dụng của nó.


CLCTXD

Đảm bảo
- An toàn
- Bền vững
=
- Kỹ thuật
- Mỹ thuật

Phù hợp
- Quy chuẩn
- Tiêu chuẩn
+
- Quy phạm PL
- Hợp đồng

Hình 1.1 Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng
Nhìn vào sơ đồ các yếu tố tạo nên chất lượng công trình được mô tả trên hình
(Hình1.1), chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ
thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã
hội và kinh tế.
Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gia luật hóa với
nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng)
do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do các chủ thể trực tiếp tham gia
và quá trình đầu tư xây dựng phải có nghĩa vụ kiểm soát.
Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất
lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ
tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an
toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian

môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố
môi trường tới quá trình hình thành dự án.
1.2. Quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước nông thôn.

1.2.1. Quản lý chất lượng.
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả sự tác động của hàng loạt yếu tố có
liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý
một cách đúng đắn các yếu tố này. Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng


quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý trong lĩnh
vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng.
Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:
- Theo GOST 15467-70: Quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất
lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng. Điều này
được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng
đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí.
- Theo A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng:Quản lý
chất lượng được xác định như một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và
sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất
lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả
nhất, đối tượng cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng.
- Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: Quản lý chất lượng là hệ
thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hóa có chất
lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu
dùng.
- Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý
chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa quản lý chất lượng có nghĩa là: Nghiên cứu
triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất,
có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu

Về con người
Để quản lý chất lượng hồ sơ thiết kế công trình tốt thì nhân tố con người là hết sức
quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình. Cán bộ phải là những
kiến trúc sư, kỹ sư chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có phẩm chất,
đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao. Phải là những người có tay nghề cao, có
chuyên ngành, có sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao, đều là kiến trúc sư, kỹ sư
được đào tạo cơ bản qua các trường lớp. Nếu kiểm soát tốt chất lượng đội ngũ kiến


trúc sư, kỹ sư thì sẽ kiểm soát được chất lượng hồ sơ thiết kế công trình góp phần vào
việc quản lý tốt chất lượng công trình. Nội dung về quản lý nguồn nhân lực gồm có:
- Nguồn nhân lực phải có năng lực dựa trên cơ sở được giáo dục, đào tạo, có kỹ năng
và kinh nghiệm phù hợp.
- Đảm bảo sắp xếp công việc sao cho phù hợp với chuyên môn của mỗi cán bộ, nhân
viên, để phát huy tối đa năng lực của họ.
- Lập báo cáo đánh giá năng lực của các cán bộ kỹ thuật, nhân viên hàng năm thông
qua kết quả làm việc để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc xắp xếp công việc phù
hợp với năng lực của từng người. Đồng thời đó sẽ là cơ sở để xem xét việc tăng
lương, thăng chức cho các cán bộ, nhân viên.
- Lưu giữ hồ sơ thích hợp về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn, hiệu quả
làm việc của mỗi người lao động. Sau này sẽ dựa vào đó để xem xét lựa chọn người
được cử đi học chuyên tu nâng cao chuyên môn, tay nghề.
- Cơ quan cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các bộ cán bộ, nhân viên để có thể
khuyến khích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm trong công việc. Việc
khuyến khích phải tuân theo nguyên tắc:
+ Gắn quyền lợi với chất lượng công việc. Lấy chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá
trong việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác.
+ Kết hợp giữa khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần. Thiên lệch về
một phía thì sẽ gây tác động ngược lại.
- Ngoài ra, cơ quan cần lập kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng lao động để đảm

hình máy móc, thiết bị hiện có, khả năng tài chính và huy động vốn của các doanh
nghiệp. Sử dụng tiết kiệm hiệu quả thiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có
với đổi mới công nghệ, bổ sung máy móc thiết bị mới là một trong những hướng
quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Về vật tư:


Trong quá trình thiết kế vật tư là một nhân tố không thể thiếu. Vật tư là một trong
những nhân tố cấu thành lên sản phẩm thiết kế. Vì thế quan tâm đến đặc điểm cũng
như chất lượng của vật tư ảnh hướng rất lớn đến chất lượng sản phẩm thiết kế. Để
thực hiện tốt các mục tiêu chất lượng đặt ra cần thực hiện tốt hệ thống cung ứng , đảm
bảo nguyên vật liệu cho quá trình cung ứng, đảm bảo vật tư cho quá trình thiết kế.
Trong môi trường kinh doanh hiện nay thì tạo ra mối quan hệ tin tưởng đối với
một số nhà cung ứng là một biện pháp quan trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp.

1.2.3. Tình hình quản lý chất lượng xây dựng công trình cấp nước nông thôn
Theo báo cáo thực hiện chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT năm 2015 của
Bộ NN & PTNT, tính đến hết năm 2015 có khoảng 86% số dân nông thôn được sử
dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước nhỏ lẻ và công trình cấp nước tập
trung. Đây là một con số đáng khích lệ trong bối cảnh ngân sách nhà nước đầu tư cho
lĩnh vực nước sạch nông thôn còn hạn chế, các địa phương còn phải dựa nhiều vào
nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố số lượng thì chất lượng
nguồn nước cấp ra cho người dân cũng cần được chú trọng. Theo đánh giá chung, chất
lượng nguồn nước cấp ra phần lớn chưa đáp ứng tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt QC
02/2009/BYT của Bộ Y tế. Nguyên nhân là do công nghệ xử lý nước ở nhiều nơi còn
rất đơn giản (như lắng sơ bộ, lọc cát…) thậm chí nhiều nơi còn sử dụng nước trực tiếp,
không qua xử lý. Một vấn đề nữa là để công trình hoạt động ổn định và hiệu quả thì
mức thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh công trình phải đảm bảo đủ chi cho các chi
phí cơ bản như tiền lương cán bộ kỹ thuật, tiền điện và các chi phí sản xuất khác.

5 yT
99

6B
7 ắc
Q
4
uả
72
8A
9 nSó 0
c

S
S ố

d
d3 â4
01 12
37 18
456.11
.2
1 01
094 84
.9
11 78
5.
1 15
.3 . 4
8 5

vệ sinh, và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Kết thúc các giai đoạn của Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn, tổng
số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 52,1 triệu người, tăng 13,26
triệu người so với cuối năm 2005; tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83%; trong
đó có 42% được sử dụng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế . Đến nay, hầu hết
hỗ trợ trong lĩnh vực này đều được thực hiện thông qua CTMTQG 1 (2001-2005) và
CTMTQG 2 (2006-2010). Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giai đoạn 3 (CTMTQG 3)
đã hoàn thành giai đoạn lập kế hoạch, được phê duyệt, và sẽ được thực hiện từ năm
2012 đến 2015.
Bên cạnh đó, một dự án về NSVSMTNT do Ngân Hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện với
tên gọi Dự án Nước sạch và Vệ sinh Môi trường vùng Đồng bằng Sông Hồng
(NSVSNT-ĐBSHP) cũng đã gặt hái nhiều thành công trong việc cung cấp các dịch vụ
bền vững cho bốn tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng.
Trên cơ sở thành công của CTMTQG trong việc cung cấp dịch vụ NSVSMTNT, cũng
như những thành quả đạt được của Dự án NSVSNT-ĐBSHP về tăng cường khả năng
lấy thu bù chi, những hỗ trợ tiếp theo của Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực này sẽ
được thực hiện thông qua CTMTQG 3 tiếp cận theo hướng “Dựa trên Kết Quả” trong


đó áp dụng công cụ cho vay mới của Ngân hàng Thế giới là “Giải ngân theo Kết quả
đầu ra” (PforR).
Ngân hàng Thế giới trong thời gian qua đã hỗ trợ CTMTQG về NSVSMTNT thông
qua các dự án cụ thể, như Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng (NSVSMTNT-ĐBSH). Hiện tại, Ngân Hàng đang hỗ trợ
CTMTQG3 thông qua phương thức“Dựa trên kết quả”, thực hiện theo công cụ cho vay
mới của Ngân Hàng gọi là PforR – Chương trình Dựa trên Kết quả (gọi tắt là Chương
trình). Cách tiếp cận Dựa trên kết quả sẽ được thực hiện thí điểm ở 8 tỉnh (Bắc Ninh,
Hà Nam, Quảng Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, và Phú Thọ.) thuộc
vùng đồng bằng sông Hồng.
Mục tiêu Phát triển (MTPT) của Chương trình Nước sạch và Vệ sinh Môi trường

Bảng 1.2 Tổng hợp số liệu các xã và tỷ lệ tiếp cận nước hợp vệ sinh

T H
S ổ
tt n ộ
g g
s
1 0 i
2 4 8
3 7 1.
4 92 54
11 25
01

T S S
ỷ ố ố
H H
l G G
ệ Đ Đ
h
9
06
54
1

12
2.
25.
05
15

thôn này tập trung chủ yếu vào tiêu chí màu sắc và mùi của nước. Trong chương trình
PforR, do hệ thống bao gồm các nhà máy xử lý nước tập trung kết nối với mạng lưới
phân phối và đấu nối qua đồng hồ tới hộ gia đình, nên về chất lượng nước sẽ áp dụng
“tiêu chuẩn quốc gia”.

1.4.4. Công suất và độ bao phủ
Cho đến nay, thông qua CTMTQG 1 và CTMTQG 2, tổng cộng đã có khoảng 72 xã và
các thôn được cấp nước từ 70 công trình cấp nước tập trung đã được xây dựng. Nước
hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn nông thôn không nhất thiết là nước đã qua xử lý của các
nhà máy cấp nước tập trung.
Tổng số 70 công trình cấp nước qua xử lý theo tiêu chuẩn nước sạch quốc gia có tổng
công suất thiết kế trung bình đạt 1.200 m3/ngày đêm. Theo ước tính, số hệ thống này
cung cấp nước cho 27.049 hộ (12,7%) trong tổng số dân nông thôn 732.191 người
(bao gồm cả thị trấn).
Như đã đề cập ở trên, tổng số hộ gia đình được đấu nối sử dụng nước từ các công trình
cấp nước nông thôn tập trung tính đến hết năm 2016: là 27.049 hộ



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status