phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Điẻm 10 hoàn hảo!! - Pdf 58

A. LỜI MỞ ĐẦU
Nhân cách là thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá
trị xã hội của nó. Nói đến nhân cách chúng ta thường băn khoăn nhân cách thực
chất là gì? Tại sao con người lại có nhân cách? Nhân cách được hình thành và
phát triển như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hùnh thành và
phát triển đó? Vai trò của các nhân tố đó ra sao? Chúng ta sẽ liên hệ gì đối với
riêng mình?... Hàng loạt các câu hỏi đặt ra về nhân cách, và để giải quyết những
thắc mắc nêu trên chúng ta hãy cùng nhau phân tích vai trò của các yếu tố đối
với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tế để rút ra bài học riêng
cho mình.
B. NỘI DUNG
I. Khái: niệm về nhân cách
1. Một số khái niêm liên quan
Con người là một thực thể sinh học – xã hội. Dưới góc độ con người thuộc tự
nhiên, con người là một tồn tại sinh vật ở bậc thang cao nhất của sự tiến hóa vật
chất. Đồng thời, nhờ có đời sống xã hội lao động và ngôn ngữ, con người có khả
năng ý thức và tự ý thức, đó là hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện thực.
Mặt sinh vật trong con người không thể tách khỏi mặt xã hội và ngược lại song
bản thân cái tính đặc thù ở con người không phải do bẩm sinh, không phải do
bản chất sinh vật của mình mà là ở quá trình sống, trong quá trình hoạt động, lao
động, học tập đã cải tạo bởi nhiều thế hệ.
Cá nhân là thuật ngữ được dùng để chỉ một con người cụ thể của một thành
viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật – xã hội, nhưng được
xem xét cụ thể riêng từng người, với những đặc điểm về sinh lý, tâm lý và xã
hội để phan biệt cá nhân này với cá nhân khác trong cộng đồng.
Chủ thể là thuật ngữ được sử dụng khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất
định một cách có ý thức và có mục đích (hoạt động trí óc hay hoạt động chân
1
tay, hoạt động lý luận hay thực hành), nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh
trong quá trình hoạt động đó.
Cá tính của con người là sự độc đáo của mỗi con người về thể chất và tâm lý

cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân
cách. Tính tích cực của biểu hiện trong quá trình thỏa mãn các yêu cầu
của nó. Con người không thỏa mãn bằng các đối tượng có sẵn mà nhờ
có công cụ, nhờ lao động con người đã biến đổi, đã sáng tạo ra các đối
tượng làm cho phù hợp với nhu cầu bản thân. Mặt khác, con người tích
cực tìm kiếm các phương thức thỏa mãn yêu cầu là một quá trình tích
cực có mục đích, trong đó con người làm chủ được những hình thức
hoạt đọng cho sự phát triển của xã hội quy định nên.
- Tính giao tiếp: con người thông qua giao tiếp tham gia vào mối quan
hệ xã hội, llĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và các hệ thống chuẩn mực
xã hội. Qua giao tiếp, con người đóng góp các giá trị phẩm chất nhân
cách của mình cho người khác, cho xã hội. Giao tiếp là nhu xã hội đầu
tiên và cơ bản nhất của con người.
II. Vai trò của những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển của nhân cách
1. Di truyền: đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành phát triển của nhân cách.
Chính nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý –
những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. Từ đó
có thể khẳng định vai trò tiền đề vật chất của yếu tố di truyền đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách.
2. Hoàn cảnh sống bao gồm: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Cụ thể là:
3
- Hoàn cảnh tự nhiên: mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định, có cái
độc đáo của hoàn cảnh địa lý: ruộng đồng và khoáng sản, núi và sông, trời và
biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh…Những điều kiện ấy quy định đặc điểm
của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức những phương
thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi
sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức
độ nhất định.cho nên có thể nói rằng, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh
tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống.

3. Nhân tố giáo dục
Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có
kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh,
trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Nhưng thực ra giáo dục
còn ý nghũa rộng hơn giáo dục bao gồm cảc việc dạy học cùng với hệ thống các
tác động sư phạm khác, truqực tiếp hoặc gián tiểp trong lớp hoặc ngoài lớp. Vai
trò chủ đạo của giáo dục với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ
thể hiện ở:
- Giáo dục vạch chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh
theo chiều hướng đó.
- Giáo dục mang lại mà những cái mà yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi
trường tự nhiên không đem lại được.
- Giáo dục bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người.
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status