vấn đề đô la hoá ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp để hạn chế tình trạng trên - Pdf 59

Lời mở đầu
Đô la hoá là hiện tượng sử dụng ngoại tệ rộng rãi trong một quốc gia thay thế một hay
nhiều chức năng của nội tệ. Đây là hiện tượng phổ biến ở các nước phát triển và các nền kinh
tế đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam.
Khi Việt Nam hội nhập với kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, tình trạng
nền kinh tế bị đô la hoá ngày càng được biểu hiện rõ nét. Đô la hoá có thể thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nói chung và sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng, đồng thời cũng
gây ra rủi ro về thanh khoản và khả năng chi trả, có thể gây phá sản cho toàn bộ hệ thống
ngân hàng. Như vậy, khi nền kinh tế bị “đô la hoá”, hiện tượng này là tốt hay không tốt? Có
nên loại bỏ hoàn toàn khỏi nền kinh tế hay không?
Từ những nhận định trên đây, nhóm 6 – lớp Tài chính doanh nghiệp 51A xin thảo luận
về vấn đề đô la hoá ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp để hạn chế tình trạng trên. Do
khuôn khổ kiến thức, thời gian tìm hiểu có hạn, chúng tôi chỉ xin đưa ra những cái nhìn chủ
quan để cùng thảo luận và xem xét vấn đề trên cho nên không thể tránh khỏi những sai sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của thầy, cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Mục lục
VẤN ĐỀ ĐÔ LA HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tổng quan về đô la hóa
1.1. Khái niệm:
Theo Quyết định 98/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án
nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hoá trong nền kinh
tế ban hành ngày 04/07/2007 có đưa ra khái niệm: Khi ngoại tệ được sử dụng rộng rãi trong
một quốc gia để thay thế một hay nhiều chức năng của nội tệ thì nền kinh tế đó gọi là bị đô la
hóa. Ở nước ta, "đô la hóa" được nhận thức là việc sử dụng USD trong giao dịch thương mại
và dịch vụ song song với VND.
Trên thế giới, "đô la hóa" có khái niệm rộng hơn: khi dân cư một nước sử dụng rộng
rãi ngoại tệ song song với đồng nội tệ hoặc thay thế đồng nội tệ.
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng “đô la hoá”
cao khi tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ (FCD) chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ
mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn

phát triển bởi những nguyên nhân chung sau:
− Chính sách điều hành nền kinh tế quốc gia không hiệu quả
• Nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao do việc điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa
không hiệu quả làm đồng nội tệ bị mất giá, người dân mất niềm tin vào đồng nội
tệ, từ đó họ phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác, trong đó có các đồng ngoại tệ
có uy tín. Với chức năng ban đầu làm phương tiện cất giữ giá trị, dần dần đồng
ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làm phương tiện thanh toán
hay làm thước đo giá trị.
• Do trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng, cơ chế quản lý ngoại hối, khả
năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia. Những yếu tố này càng thấp thì quốc gia
đó sẽ có mức độ đô la hóa càng cao.
• Quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế ngầm thiếu chặt chẽ. Trong thực
tế, hoạt động buôn lậu làm nảy sinh cầu rất lớn về ngoại tệ, hay hành vi tham
nhũng có yếu tố nước ngoài, hoạt động rửa tiền dưới dạng đầu tư gián tiếp, trực
tiếp hoặc dưới dạng kiều hối tạo ra một lượng ngoại tệ lớn chảy vào Việt Nam
khiến gia tăng lượng ngoại tệ trong nền kinh tế. Mặt khác, các hoạt động này lại
chưa được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng ngày càng gia tăng làm lượng ngoại
tệ thực tế tăng lên và vấn đề đô la hóa trở nên trầm trọng hơn.
• Trong các giao dịch thương mại quốc tế, việc thanh toán của nước ngoài đối với
Việt Nam vẫn thực hiện bằng đồng ngoại tệ và chính trong các báo cáo, thống kê
của nhà nước về các giao dịch này vẫn sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tính giá trị
thay vì quy đổi ra đồng nội tệ làm cho đồng nội tệ trở nên kém được coi trọng hơn
và càng khiến người dân kém tin tưởng vào việc sử dụng nội tệ.
− Yếu tố tâm lý:
• Nhiều người có tâm lý lo sợ VND mất giá (do ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát đã
phân tích ở trên) nên họ lựa chọn đô la Mỹ làm phương tiện dự trữ.
• Sử dụng USD tiện lợi hơn trong các giao dịch có giá trị lớn như mua bán nhà, đất
đai, xe… bởi vì đồng tiền Việt Nam hiện nay mệnh giá còn nhỏ, cao nhất là tờ
500.000 đồng được đưa ra lưu thông vào cuối năm 2003, trong khi tờ 100 USD lại
tương ứng với hơn 2 triệu đồng.

hạn. Hơn nữa, ở những nước này ngân hàng trung ương sẽ không còn khả năng
phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát, đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không
thể trông chờ vào nguồn phát hành này để trang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về
tiền tệ và ngân sách được thắt chặt. Do vậy, các chương trình ngân sách sẽ mang
tính tích cực hơn.
Ta có thể nhận thấy tác động tích cực này tại một số nước tiến hành đô la hoá
toàn phần như: Panama, Ecuador, Ei Salvador…
Từ 1904, sau khi tách khỏi Colombia, Panama đã dùng đồng đô la, việc này đã
có ảnh hưởng rất tốt đến nền kinh tế của Panama như trong suốt những năm 1990
lạm phát hầu như không vượt quá 1% một năm.
Đối với Ecuador, từ năm 2000, nước này đã thực hiện đô la hoá chính thức,
đây là phương cách cuối cùng khi nước này cố vượt qua một cuộc khủng hoảng
kinh tế trầm trọng, với một hệ thống ngân hàng suy sụp, đồng nội tệ (đồng sucre)
mất giá, và sự chống đối của người dân bản xứ. Trước khi đổi hệ thống tiền sang
đôla, Ecuador đã thử tiến hành nhiều biện pháp hối đoái khác nhau như tỉ giá cố
định, chính sách ghìm tỉ giá. Tất cả các biện pháp này đều không có hiệu quả và
đến nay quyết định đô la hoá vẫn được coi là hợp lý đối với Ecuador.
Hiện tượng đô la hóa dẫn đến tỷ giá gần như cố định và do đó giá cả sẽ ổn định
hơn. Nguồn cung USD đầy đủ trong nền kinh tế cũng đã góp phần ổn định tỷ giá
đồng bạc Việt Nam. Tuy nhiên trong một số trường hợp nó còn đi quá đà trong
việc nâng cao tỷ giá của đồng bạc và cũng là một trong những nguyên nhân làm
giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
o Giảm áp lực đối với nhu cầu về vốn của DN: tại Việt Nam, đồng USD đã trở thành
một thành phần không thể thiếu trong khối tiền tệ quốc gia. Chính sách tiền tệ thắt
chặt của chúng ta trong thời gian dài nhằm đối phó với nguy cơ lạm phát đã không
tác động quá tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chính là nhờ sự hiện diện của
đồng đô la. Khi tiến hành chính sách tiền tệ thắt chặt thì lãi suất tăng làm giảm khả
năng vay vốn của doanh nghiệp đối với đồng nội tệ, để có vốn kinh doanh, DN tìm
đến đồng ngoại tệ. Nhờ nó, các hoạt động kinh tế trong DN, đặc biệt là khu vực tư
vẫn tiếp tục tăng trưởng.

m
bao
giờ cũng nhỏ hơn D
b
nên doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản chi phí chênh lệch
nhất định khi chuyển đổi giữa các đồng tiền.
Xét đối với một nước đô la hóa chính thức thì không còn những giao dịch
chuyển đổi tiền tệ như trên nữa, các chi phí như chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán
khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác được xoá bỏ. Các chi phí dự phòng
cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngân hàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì
thế giảm được chi phí kinh doanh.
Thúc đẩy thương mại và đầu tư:
Các nước thực hiện đô la hoá chính thức có thể loại bỏ rủi ro cán cân thanh
toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự do thương mại và đầu tư
quốc tế. Các nền kinh tế đô la hoá có thể được hưởng chênh lệch lãi suất đối với vay
nợ nước ngoài thấp hơn, thúc đẩy tăng trưởng và đầu tư.
Đối với Việt Nam, cán cân thanh toán quốc tế thường sử dụng đồng USD làm
đơn vị tính giá trị. Do đó, rủi ro tỷ giá sẽ dẫn tới rủi ro cho cán cân thanh toán, việc
mua bán ngoại tệ sẽ chịu sự chi phối, kiểm soát của Ngân hàng Trung ương. Nhưng
đối với các quốc gia thực hiện chính sách đô la hoá chính thức thì các rủi ro cũng như
sự gò bó trên sẽ được loại bỏ. Bởi lẽ, mọi giao dịch trong nền kinh tế kể cả trong nội
địa hay giao thương quốc tế đều sử dụng đồng đô la làm phương tiện thanh toán, trao
đổi và cất trữ. Từ đó sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước hướng ra thị trường quốc
tế cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước, bởi họ có
tâm lí yên tâm hơn khi sử dụng đồng tiền mạnh, có vị thế trên thế giới... Đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam tăng làm tăng nguồn cung ngoại tệ - nguồn lực quan trọng giúp
Việt Nam giải quyết được phần lớn các nhu cầu về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây
là tác động vô cùng quan trọng đối với Việt Nam, nhất là trong xu thế chung toàn cầu
hoá và bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phí chính thức:


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status