Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của đài PT – TH lạng sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương - Pdf 60

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÀNH THỊ YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
CỦA ĐÀI PT – TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÀNH THỊ YẾN

TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC
CỦA ĐÀI PT – TH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
DÂN TỘC ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. VŨ QUANG HÀO

HÀ NỘI - 2019

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Quang Hào đã tận tình hướng
dẫn tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc
của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” (Khảo sát
tại Đài PT-TH Lạng Sơn từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018).
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo và các
bạn đồng nghiệp ở Đài PT&TH Lạng Sơn đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong phạm vi thời gian và tài liệu hạn chế, việc nghiên cứu không tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của
các thành viên Hội đồng chấm luận văn để tôi tiếp tục hoàn thiện đề tài, đúc
rút kinh nghiệm hay, có thể áp dụng vào thực tiễn thực hiện chương trình phát
thanh dân tộc tại Đài PT&TH Lạng Sơn đạt hiệu quả tốt hơn.
Trân trọng!
Hà Nội, tháng 6, năm 2019
Tác giả luận văn
Lành Thị Yến


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. 6
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 15
3.1. Mục đích .................................................................................................. 15
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 16

dân tộc địa phƣơng........................................................................................ 35
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH
TIẾNG DÂN TỘC ĐÀI PT&TH LẠNG SƠN ........................................... 40
2.1. Chƣơng trình phát thanh tiếng Tày – Nùng, Dao ............................... 40
2.1.1. Sơ lƣợc về chƣơng trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao ở Đài
PT&TH Lạng Sơn ......................................................................................... 40
2.1.2. Hoạt động sản xuất chƣơng trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, Dao
ở Đài PT&TH Lạng Sơn ............................................................................... 43
2.1.2.1. Phƣơng pháp, quy trình sản xuất chƣơng trình ........................... 43
2.1.2.2. Nội dung chƣơng trình..................................................................... 45
2.1.2.3. Thời lƣợng và thời gian phát sóng chƣơng trình .......................... 48
2.2. Tác động của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng
đồng dân tộc ................................................................................................... 51
2


2.2.1. Thực trạng chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc ở Đài PT-TH
Lạng Sơn ........................................................................................................ 51
2.2.1.1. Quy trình sản xuất ........................................................................... 51
2.2.1.2. Nội dung chƣơng trình..................................................................... 53
2.2.1.3. Thời lƣợng chƣơng trình và thời gian phát sóng .......................... 61
2.2.1.4. Yếu tố hỗ trợ ..................................................................................... 63
2.2.2. Sự tác động của chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc đối với cộng
đồng dân tộc địa phƣơng: ............................................................................. 64
2.3. Đánh giá chƣơng trình phát thanh tiếng dân tộc Đài PT-TH Lạng
Sơn .................................................................................................................. 70
2.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 70
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 74
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 87


DTTS

Dân tộc thiểu số

ĐHKHXH&NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

GSTS

Giáo sư tiến sĩ

KTV

Kỹ thuật viên

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

PT-TH

Phát thanh - Truyền hình

PTTT

Phát thanh trực tiếp

PTV

phát thanh tiếng dân tộc ................................................................................ 58
Bảng 2.7: Ý kiến thính giả về thời điểm phát sóng chương trình thích hợp . 63
Bảng 2.8: Tổng hợp các ý kiến về các tiêu chí ............................................. 64
Bảng 2.9: Tổng hợp ý kiến về chương trình, nội dung được yêu thích nhất 65
Bảng 2.10: Tổng hợp ý kiến về việc vận dụng kiến thức từ chương trình vào
đời sống sản xuất ........................................................................................... 66
Bảng 2.11: Tổng hợp ý kiến về thời điểm phát sóng phù hợp ...................... 68

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay Chương trình phát thanh tiếng dân tộc là phương tiện truyền
tải đắc lực, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và đồng bào dân tộc thiểu số. Ở
góc độ của Đảng, Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương,
phát thanh tiếng dân tộc từ lâu đã trở thành một trong những công cụ của cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,
điều hành để phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng
khó khăn trên cả nước. Ở góc độ đồng bào dân tộc, phát thanh được coi là
kênh thông tin tuyên truyền giúp nhân dân nắm bắt được các chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.
Sự hiểu biết của các dân tộc thiểu số về các chính sách của Đảng và Nhà nước
dành cho họ có tầm quan trọng to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương. Nếu không hiểu đúng và đầy đủ người dân không thực hiện
theo các chủ trương, chính sách đề ra, hoặc có thể có những hành vi vi phạm,
gây hậu quả xấu, nghiêm trọng hơn có thể tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng,
xuyên tạc gây ra chia rẽ dân tộc, mất ổn định khu vực. Do vậy, một chương
trình phát thanh bằng tiếng dân tộc hay, có tác động tích cực đến đồng bào
dân tộc thiểu số là điều rất cần thiết, bằng những tin, phóng sự của phóng viên

chất lượng, tăng thời lượng các chương trình phát thanh dân tộc.
Hiện nay, Đài PT&TH Lạng Sơn đang phát các chương trình thời sự,
chương trình tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao buổi trưa và buổi tối. Các chương
trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao phát sóng chủ yếu phục vụ bà
con vùng sâu, vùng xa, những địa phương còn khó khăn. Cùng với sự phát
triển, đổi mới theo yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền hiện nay các chương trình
8


phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lạng Sơn đã được nâng cao về chất
lượng, nội dung và thời lượng phát sóng. Tuy nhiên, trong các chương trình
phát thanh tiếng dân tộc vẫn còn một số hạn chế nhất định như chương trình
phát nguội, chưa có phát trực tiếp, âm nhạc của chương trình phát thanh dân
tộc ít. Các chương trình văn nghệ mới bằng tiếng dân tộc ít, chỉ có một số bài
hát là thu từ các chương trình văn nghệ quần chúng, nên bài hát phát trong
chương trình văn nghệ vẫn chủ yếu các bài cũ trong kho tư liệu. Tin, phóng sự
chủ yếu được dịch từ chương trình phát thanh tiếng kinh và chương trình thời
sự truyền hình, chưa có sự sáng tạo. Điều này dẫn đến các chương trình phát
thanh tiếng dân tộc chưa thật sự thu hút được sự quan tâm, chú ý của bà con.
Với mong muốn đánh giá đúng về sự cần thiết tồn tại, vai trò và các tác
động của chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao của Đài
PT&TH Lạng Sơn; đồng thời tìm ra các giải pháp tích cực, có tính khả thi
nhằm nâng cao chất lượng, số lượng của chương trình phát thanh phục vụ
đồng bào, góp phần vào sự thành công của ngành phát thanh truyền hình đối
với đối tượng là công chúng chuyên biệt cũng như hoàn thiện các sứ mệnh
của chương trình phát thanh trong công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư
tưởng của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, tác giả quyết
định chọn đề tài “Tác động của phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT-TH
Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương” làm đề tài cho luận văn
Thạc sĩ Báo chí học của mình.

hành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về
những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại. [17]
- Chuyên luận: Lý luận báo phát thanh của Đức Dũng (do Nhà xuất bản
Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập đến
những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh.[2]

11


- Sách chuyên luận Các thể loại báo chí phát thanh (của V.V. Xmirnôp,
Nga), được Nhà xuất bản Thông tấn dịch và phát hành năm 2004. [35]
- Hai tài liệu: Phát thanh - Truyền thanh nông thôn và Cẩm nang
hướng dẫn phát thanh trực tiếp, (do Ban Địa phương và Trung tâm Đào tạo,
Bồi dưìng nghiệp vụ phát thanh của Đài TNVN dịch và lưu hành nội bộ) đều
đã được tái bản năm 2005. [13]
- Tài liệu: 261 phương pháp đào tạo phát thanh viên và người dẫn
chương trình, (Học viện Truyền thông Bắc Kinh, Đoàn Như Trác biên dịch)
đã được Đài TNVN phát hành năm 2005. [8]
- Giáo trình: Phát thanh trực tiếp, (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức
Dũng chủ biên) Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành năm 2007. [28]
Gần đây nhất là cuốn “Truyền thông phát triển – Truyền thông dân tộc”
do PGS.TS Đặng Thị Thu Hương chủ biên cùng tập thể biên soạn nghiên cứu
trường hợp vùng Tây bắc Việt Nam có một số chương nói về truyền thông
phát triển, truyền thông dân tộc và vai trò của báo chí; Truyền thông phát triển
và truyền thông dân tộc dưới góc nhìn công chúng tiếp nhận. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội. [18]
Hay như một loạt các bài về phát thanh dân tộc của Vũ Quang Hào:
Bài viết “Đề xuất một hướng tiếp cận cho phát thanh dân tộc” Trên tạp
chí Tạp chí Người làm báo điện tử đăng ngày 05/10/2017; TS. Trần Quang
Hào cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Nếu

Đảng, Nhà nước liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, các tác
giả cũng đã đề xuất những biện pháp để góp phần đổi mới và nâng cao chất
lượng chương trình phát thanh tiếng H’Mông ở tỉnh Sơn La.
Đặng Thị Huệ (2006), “Cải tiến đổi mới chương trình phát thanh tiếng
dân tộc theo hướng nào?” Nghiệp vụ phát thanh, Nội san Đài TNVN, số 10,
13


tháng 9/2006. Bài báo đề cập đến một số tồn tại trong công tác phát thanh
tiếng dân tộc như nội dung chưa có tính chuyên sâu về đời sống của đồng bào
dân tộc, chưa đề cập đến các vấn đề bình đẳng giới, chưa có các nội dung về
tấm gương của lãnh đạo các cấp là người dân tộc thiểu số... Đồng thời cũng
đề xuất một số hướng đi mới cho công tác phát triển chương trình phát thanh
tiếng dân tộc, bao gồm việc đưa tin, phóng sự người thật việc thật, thêm các
chương trình khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới... vào nội dung
chương trình. [19]
Đào Thị Loan (2004) đã có đề tài nghiên cứu “Hiệu quả phát thanh
bằng tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lai Châu” là khóa luận tốt nghiệp của
trường ĐH KHXH &NV Hà Nội. Tác giả khái quát về các chương trình phát
thanh bằng ba thứ tiếng dân tộc của Đài PT&TH Lai Châu là tiếng Thái, tiếng
Hà Nhì và tiếng H’mông. Mặc dù chương trình 1 ngày chỉ phát 3 buổi sáng,
trưa và tối với tổng thời lượng 135 phút nhưng đã thu hút tới 75% lượng thính
giả là đồng bào thiểu số của tỉnh nghe. Luận văn cũng đề cập tới một số khó
khăn trong việc tổ chức thực hiện chương trình phát thanh tiếng dân tộc như ít
kinh phí, số cán bộ biết tiếng để tiếp cận người dân không nhiều, cơ sở hạ
tầng cho việc thu phát còn kém.... [23]
Nguyễn Đức Thành (2014) “Chương trình truyền hình tiếng H’Mông
của Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn” là luận văn Thạc sĩ báo chí. Tác giả
đã nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển của chương trình truyền hình
tiếng H’Mông Đài Phát thanh truyền hình Bắc Kạn. Đề tài nghiên cứu về

liên quan đến đề tài nghiên cứu, khảo sát, điều tra công chúng là đồng bào dân
tộc, phân tích chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài
Phát thanh truyền hình Lạng Sơn , trên cơ sở đó đánh giá những thành công
và chỉ ra những mặt hạn chế, phân tích hiệu quả những tác động của chương

15


trình phát thanh tiếng dân tộc đối với bà con vùng đồng bào dân tộc tại địa
phương.
Đồng thời tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả
chương trình phát thanh dân tộc tại Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu tác giả của Luận văn cần phải hoàn
thành những nhiệm vụ sau đây:
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát thanh dân tộc.
+ Khảo sát thực trạng chương trình phát thanh dân tộc tại Đài PT&TH
Lạng Sơn, những vấn đề về cách thức, kĩ năng, quy trình và vấn đề trong sản
xuất chương trình phát thanh tiếng Tày - Nùng và tiếng Dao ở Đài Phát thanh
truyền hình Lạng Sơn. (Có sự so sánh nghiên cứu vưới chương trình phát
thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – Th tỉnh Cao Bằng).
Qua đó, chỉ ra những thành công, hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu trong
các chương trình phát thanh dân tộc. Phân tích những vấn đề thể hiện sự tác
động của các chương trình phát thanh tiếng dân tộc trên Đài Lạng Sơn đến
cộng đồng dân tộc địa phương.
+ Điều tra xã hội học về các chỉ số: người dân có đài nghe, thời gian
nghe và mức độ hài lòng, những sở thích và mong muốn của bà con dân tộc
thiểu số khi nghe chương trình.
+ Xác định xu hướng phát triển và vấn đề đặt ra đối với phát thanh dân
tộc của Đài Phát thanh truyền hình Lạng Sơn. Bước đầu nêu ra những giải

+ Nội dung các chương trình phát thanh dân tộc đều đảm bảo công tác
tuyên truyền của tỉnh và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

17


Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí truyền thông,
lý luận phát thanh nói chung, phát thanh dân tộc nói riêng. Lý luận về tâm lý
học, xã hội học để phân tích, đánh giá cụ thể từng thông tin trong chương
trình phát thanh tiếng Tày - Nùng, tiếng Dao của Đài PT&TH Lạng Sơn. Phân
tích những tác động truyền thông tới công chúng chuyên biệt là người Tày –
Nùng, và người Dao.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp quan trọng
giúp tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. Từ đó rút
ra những thông tin quan trọng có liên quan phục vụ việc thực hiện đề tài. Trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu
đã có, sử dụng để so sánh, đối chiếu, minh họa cho các kết quả nghiên cứu
của mình. Nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến phát thanh
dân tộc và đối tượng công chúng chuyên biệt và được sử dụng trong việc
nghiên cứu các sách, báo, tài liệu có liên quan đến cơ sở lý luận báo chí và
lý luận báo Phát thanh nhằm hệ thống hóa những vấn đề về lý luận làm cơ
sở cho quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp Nghiên cứu điều tra xã hội học: Nhằm thu thập, nhận
xét, đánh giá của công chúng về tác động của chương trình phát thanh tiếng
dân tộc của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Để đảm bảo tính

Nùng, tiếng Dao hàng ngày. Cán bộ thực hiện chương trình phát thanh tiếng
dân tộc ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Mục đích sử dụng phương pháp này là để
thu thập các ý kiến, nhận xét, đánh giá về các chương trình phát thanh tiếng
dân tộc và tác động của nó. Trong điều kiện cho phép và trong phạm vi của
Luận văn, tác giả đã phỏng vấn 5 người là những người trực tiếp làm chương
19


trình và liên quan đến quy trình sản xuất chương trình. Trong đó, tác giả
phỏng vấn 1 người của Đài Tiếng nói Việt Nam; phỏng vấn 4 người của Đài
PT - TH Lạng Sơn gồm 1 trưởng phòng, 2 biên tập viên và 1 biên dịch viên
chuyên biên tập và biên dịch các chương trình phát thanh tiếng dân tộc của
Đài. Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và
qua mail (thư điện tử).
Tất cả các phương pháp trên được sử dụng một cách có chọn lọc, nhằm
có đầy đủ thông tin, cơ sở lý luận và thực tiễn, để rút ra kết luận khoa học và
có tác động tích cực, hiệu quả cho luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn
Đây là đề tài Luận văn đầu tiên về “Tác động của phát thanh tiếng dân
tộc của Đài PT-TH Lạng Sơn đối với cộng đồng dân tộc địa phương”. Qua
đó, có những đóng góp nhất định cả về phương diện lý luận cả về vận dụng
trong hoạt động thực tiễn.
Luận văn đã kế thừa lý luận về phát thanh dân tộc của các nhà nghiên
cứu trước. Đây là vấn đề mới, là một trong những đề tài hiếm hoi đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống. Qua khảo sát thực tiễn
các chương trình phát thanh tiếng Tày – Nùng và tiếng Dao của Đài PT – TH
Lạng Sơn, Luận văn cũng khẳng định phát tiếng dân tộc có vai trò rất quan
trọng tác động đến cộng đồng dân tộc địa phương. Trên cơ sở kết quả nghiên
cứu, Luận văn chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những giải pháp nâng cao
chất lượng phát thanh dân tộc của Đài PT- TH Lạng Sơn với những tác động

tâm. Với những cứ liệu phong phú sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý báo
chí nói chung và cấp ủy, chính quyền địa phương hiểu sâu sắc hơn về vị trí, vai
trò của các chương trình phát thanh tiếng dân tộc. Từ đó có chủ trương, cơ chế
chính sách phù hợp trong việc đầu tư phát triển và quản lý chương trình phát
thanh dân tộc hiệu quả hơn.
21



Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status