Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn - Pdf 61

Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn
Phật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây
giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến
mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp
nơi.
Hiện nay, thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với tư tưởng tiến hóa của nhân loại
đòi hỏi phải thẩm định lại nhiều tư tưởng triết học xưa và nay. Đương nhiên, những
tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải bị đào thải.
Thế nhưng tòa nhà cổ kính hơn hai mươi lăm thế kỷ của Chân lý Phật giáo vẫn
trường tồn cùng năm tháng, thời gian, sừng sững như cây đại thọ giữa núi non trùng
điệp.
Điều này chứng tỏ Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá
trị tinh thần phong phú, tinh thần ấy thể hiện Chân lý và Giáo pháp của Chân lý Phật
giáo, chúng ta đều biết rằng, Chân lý đạo Phật chứng ngộ được do Thái tử Tất Đạt
Đa là Đức Thích Ca Mâu Ni cũng ở ngay thế giới này, chân lý này vận hành cùng vũ
trụ - nhân sinh (Định lý duyên khởi).
Nó tồn tại khách quan trong sự sống của loài người. Do đó Đức Phật có xuất hiện hay
không, nó cũng vận hành như vậy, nó lấy những điều Nhân bản, Vô ngã, Từ bi, Bình
đẳng mà làm căn bản để vận hành.
Cũng vậy! Phật giáo Việt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận đất
nước, Phật giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống
tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập, làm nền tảng
luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệ cho mọi người.
Nhân bản là đánh thức con người đức tín tự tin, tự chủ, tự trọng với tinh thần trách
nhiệm bản thân và xã hội; Vô ngã: đánh thức cái ta, còn gọi là cái tôi, cái của tôi, nó
giả tạo, mong manh, không bền chắc, luôn luôn biến chuyển. Thay thế bức tường
thành ích kỷ, trở thành sự hy sinh nhẫn nhục.
Trong Phật giáo quan niệm: Mọi người đều bình đẳng có trí tuệ như nhau, nhưng đặc
tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được
trí tuệ này. Phật giáo lấy từ bi vị tha là quan điểm quan trọng khiến phát huy và tồn
tại trên toàn cầu. Nhưng muốn làm được những việc này, bản thân Phật giáo phải

thì không có Chân lý Phật giáo hiện hữu trên cõi đời này.
Trong thế giới quan của đạo Phật, chủng loại chúng sinh được chia thành sáu bậc:
Thiên, Nhân, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Trong sáu giới ấy, con người được
coi là hội đủ điều kiện tốt nhất để đạt đến các quả vị tu chứng trí tuệ trong Phật
giáo.
Chân lý Phật giáo giải thích rằng: Ở cõi Thiên thì khó nhận thức được khổ đau vì cuộc
sống của họ quá ư sung sướng. Trái lại, các cõi Atula, Địa ngục, Súc sinh, Ngạ quỷ,
chúng sanh quá si mê, ngu dốt trong hoàn cảnh tối tăm đọa đày nên cũng không dễ
nắm bắt được Chân lý Phật Đà.
Duy chỉ có cõi Nhân, bản thân con người mới có hoàn cảnh nhận thức được khổ đau
của cuộc sống (đây là điều kiện thích ứng để dễ dàng khai sáng) và có khả năng khai
sáng được ngọn đèn trí tuệ nơi chính tấm thân nhỏ bé này.
Trong quan niệm Chân lý Phật giáo, con người là chủ nhân của mọi hành vi của chính
bản thân mình ở cả ba thời: Quá khứ, hiện tại và vị lai, là thượng đế duy nhất có
toàn quyền thưởng phạt cho chính cuộc đời mình. Ngoài mình ra không ai hoặc bất
cứ thần linh nào có khả năng đưa mình lên thiên đàng hay ném mình xuống địa
ngục. Trong Kinh Pháp Cú, câu 145, Đức Phật dạy rằng:
"Chỉ có ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta. Trong
sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, không ai có thể làm cho người khác trở nên trong
sạch".
Lại nữa, Phật giáo luôn đề cao nỗ lực và ý chí của bản thân con người. Tinh tấn là
một trong những đức tính quyết định việc thành tựu đạo quả Bồ Đề. Đến bờ giác ngộ
chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng, bạc nhược.
Với những tâm hồn khát khao tự do và giải thoát tuyệt đối, dốc hết sức bình sinh
cùng với sự hiểu biết Chân lý của đạo Phật, mỗi chúng ta chắc chắn sẽ đạt được kết
quả tốt đẹp trên bước đường tu học tập và nhập thế. Nhược bằng ngược lại, cho dù
có ngàn vị Phật giang tay tế độ cũng không làm sao đưa chúng ta thoát khỏi biển
trần lao đầy thống khổ này.
Ngoài ra, Phật giáo còn đề cập đến những trường hợp của những người thời chưa có
Đức Phật ra đời. Có những con người tự lực, tự vận dụng triệt để ý chí, khả năng của

Như vậy, ta có thể nói rằng: Phật giáo là đạo của con người, xuất phát từ Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni, ngài là một đấng giác ngộ nhưng ngài chính là một con người, ngài
đã cất tiếng nói và có một đời sống của con người, vì con người mà ngài khai thị
Chân lý, hướng dẫn con người đi đến cuộc sống thực sự an vui, hạnh phúc.
2 - Bình đẳng: Chúng ta biết rằng: Phật giáo đã ra đời trong một hoàn cảnh vô cùng
phức tạp của một đất nước, mà trong đó đời sống con người phải chịu nhiều bất
công, trong một xã hội phân chia năm giai cấp lâu đời là Ấn Độ. Một là giai cấp
Bàlamôn giáo tập trung số người tu của 62 đạo khác nhau, chủ trương công việc nghi
lễ, tế tự, cúng tế.
Giai cấp này chiếm vị trí tối cao. Hai là giai cấp Sát Đế Lợi, tập trung dòng dõi vua
chúa, là giai cấp nắm quyền điều hành xã hội. Ba là giai cấp thương gia giàu sang.
Giai cấp thứ tư là Tỳ Sá, bao gồm những người bình dân.
Giai cấp thứ năm là thuộc giai cấp Thủ Đà La, họ là những người hạ tiện hay còn gọi
là dân nô lệ. Hai giai cấp Bàlamôn và Sát Đế Lợi thuộc giai cấp thống trị. Năm giai
cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối. Vì vậy, người dân nô lệ thì cứ làm
nô lệ đời đời tạo thành một xã hội đầy rẫy những bất công.
Ngay trong buổi hoàng hôn tối tăm đó, một hiền nhân thuộc dòng dõi vua chúa đã
dũng mãnh gióng tiếng chuông tiên phong, phá tan bóng đêm của xích xiềng nô lệ
và bức tường phi lý phân chia giai cấp bằng một châm ngôn bất hủ: "Không có giai
cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn".
Lời tuyên bố hùng hồn của Đức Phật là nền tảng hình thành một hệ thống giáo lý mà
trong đó tính bình đẳng được thể hiện trọn vẹn trên phương diện lý thuyết và cả thực
tiễn.
Theo Phật giáo, vạn vật trên thế giới này đều tùy thuộc nhân duyên mà sanh khởi.
Cũng vậy, sự khác nhau về địa vị, hoàn cảnh giàu sang hay nghèo khổ, ngu dốt hay
thông minh, tất cả đều hoàn toàn do hành vi tạo tác của mỗi con người, chứ không
phải do tự nhiên hay được sắp đặt theo thông lệ hay bất kỳ một quy định nào.
Trên tinh thần này, sự phân chia giai cấp trở thành phi lý và vô nghĩa. Việc Thái tử
Tất Đạt Đa từ bỏ ngôi vị đế vương, quay lưng với tất cả mọi vinh hoa phú quý, khước
từ mọi đặc ân cao tột dành cho giai cấp vua chúa.

sử tiến hóa của nhân loại.
Từ bi là chất liệu không thể thiếu trong đạo Phật. Từ là thương cho vui. Bi là thương
cứu khổ. Đó là trọng trách thiêng liêng mà Chân lý đạo Phật mang theo suốt chặng
đường hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển. Nó được thực hiện bằng mọi cách và ở bất
cứ nơi đâu. Chính vì sứ mạng thiêng liêng này mà đạo Phật đã đi theo lịch sử loài
người, phát triển nhịp nhàng bằng chất liệu tình thương mà hoàn toàn không sử
dụng bạo lực, bạo quyền.
Chất liệu tình thương của Phật giáo như dòng suối mát lạnh, ngọt ngào làm cho vạn
vật tốt tươi, cỏ cây đâm chồi nảy lộc. Từ bi đã hiện hữu giữa cuộc đời là thần dược
xoa dịu những nỗi đau của nhân loại, hàn gắn những rạn vỡ tình người, xua tan
những oán căm thù hận. Và còn hơn thế nữa, lòng từ bi còn giải quyết những căn
bản khổ đau của kiếp phù sinh, đưa người ta đến an vui trọn vẹn.
Theo nghĩa, "Từ nghĩa là từ năng giữ nhất thiết chúng sanh chi lạc, Bi nghĩa là bi
năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ" hay vắn tắt là "Từ năng giữ lạc, bi năng bạt
khổ". Như vậy, từ bi mang niềm vui cho tất cả chúng sanh. Ở trong lãnh vực tình
cảm, tình thương yêu của Phật giáo có thể so sánh với lòng mẹ thương con bao la
rộng rãi. Tuy vậy, khi đi sâu vào ý nghĩa của nó, chúng ta thấy rằng lòng từ bi là một
tình thương vượt qua mọi ranh giới, mọi quan hệ, bao trùm lên tất cả muôn loài.
Trong thế gian, thương yêu bao giờ cũng đi đôi với hạnh phúc. Tuy nhiên, những loại
tình cảm ở đời chỉ giới hạn trong một mối quan hệ, một đẳng cấp, một chủng loại,
một phạm trù nào đó. Khi vượt ra ngoài, lắm khi chúng ta thường đối xử hững hờ, kỳ
thị với nhau, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối, tàn sát lẫn nhau một cách khủng
khiếp.
Trong khi đó, từ bi vượt lên tất cả mọi tình thương hẹp hòi ích kỷ của thế gian, không
bến bờ, không biên cương, không hạn định. Lòng thương yêu ấy tuyệt nhiên không
chứa đựng bất cứ ý niệm kỳ thị nào.
Đối với Phật giáo tất cả chúng sanh đều là bạn hữu, và mọi nơi chốn trên thế gian
này đều là nơi chôn nhau, cắt rốn, là quê hương, xứ sở của mình. Lòng thương yêu
vô cùng ấy tựa như ánh mặt trời tỏa sáng khắp không gian, bao trùm vạn vật, chẳng
phân biệt đây hay kia, thân hay sơ, bạn hay thù, giàu hay nghèo, sang hay hèn,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status