BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO DỊCH I - Pdf 62

BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA SỞ GIAO
DỊCH I
3.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I- NHCTVN.
Bước vào năm 2002, căn cứ vào điều kiện thực tế, kết quả kinh doanh
năm 2001, căn cứ 2 mục tiêu, 4 trọng tâm,3 giải pháp và 2 quyết tâm của
NHCTVN, với phương châm “ phát triển, an toàn, hiệu quả” Sở giao dịch I đề ra
phương hướng kinh doanh năm 2002 như sau:
3.1.1. Các chỉ tiêu về kinh tế.
- Nguồn vốn: Tăng trưởng 10% so với năm 2001, đáp ứng nhu cầu vốn
tại chỗ và điều chuyển lên NHCTVN theo đúng kế hoạch được giao.
- Dư nợ cho vay tăng 12-15%.
- Lợi nhuận hạch toán nội bộ tăng 5% so với kế hoạch NHCTVN giao.
- Giảm nợ quá hạn xuống dưới 4,5% trong tổng dư nợ.
3.1.2. Giải pháp chủ yếu.
- Tăng cường công tác tiếp thị để thu hút thêm khách hàng có quan hệ
tiền gửi, tiền vay, trong đó nên cần chú trọng đến các doanh nghiệp có số dư
tiền gửi lớn.
- Củng cố và mở rộng các quỹ tiết kiệm, áp dụng quy trình xử lý tức thì
đối với tất cả các quỹ tiết kiệm và mở thêm từ 1-2 quỹ tiết kiệm mới tại những
địa điểm thuận tiện cho người gửi.
- Tiếp tục củng cố và phát triển đối với các tổng công ty 90-91 và các
đơn vị thành viên. Đồng thời cần tích cực tìm kiếm và mở rộng có lựa chọn
những khách hàng mới có tiềm năng, có hiệu quả, có dự án khả thi trong mọi
thành phần kinh tế để đầu tư vốn. Tích cực bám sát thu nợ quá hạn, nợ khó đòi
và lãi đến hạn. lãi treo.
- Ứng dụng công nghệ tin học ngân hàng vào lĩnh vực thanh toán thẻ,
dịch vụ thanh toán trong thương mại điện tử và dịch vụ ngân hàng tại nhà cho
một số công ty, khách hàng có số lượng giao dịch lớn.
- Phát huy vai trò thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời đối với
mọi đối tượng khách hàng đến giao dịch.
- Đồng lòng nhất trí trong mọi hành động giữa chuyên môn với các tổ

duyệt theo điều lệ, các văn bản thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng.
3.2.1.2. Các báo cáo tài chính ở thời điểm gần nhất.
Khách hàng phải nộp cho Ngân hàng các báo cáo tài chính ở thời điểm
gần nhất, bao gồm bảng tổng kết tài sản và bảng kết toán lỗ lãi. Đối với cá thể,
hộ gia đình không hạch toán kế toán cũng phải báo cáo một bản thống kê về
vốn chủ sở hữu, tài sản cố định, tài sản lưu động, nợ phải trả đến ngày xin vay
và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh lỗ lãi (nếu có sản xuất kinh doanh).
Ngoài ra cán bộ tín dụng cần chú ý xem xét tới các giấy tờ có liên quan đến việc
vay vốn như: hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ, giấy phép kinh doanh nhập
khẩu hoặc côta nhập khẩu (đối với trường hợp cho vay xuất, nhập khẩu) và
các giấy tờ, văn bản có liên quan khác.
3.2.1.3. Phân tích năng lực tài chính của khách hàng.
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh
tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh
toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn
của chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án vay vốn Ngân hàng theo quy
định của chế độ cho vay. Muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các
báo cáo tài chính, bảng cân đối tài sản, bảng tổng kết lỗ lãi. Để phân tích năng
lực tài chính của khách hàng có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá, sau đây là một số
chỉ tiêu để đánh giá:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của khách
hàng. Hệ số ≥ 0,5 là tốt, nếu< 0.5 thì khả năng tài chính của khách hàng thuộc
diện yếu kém.
Chỉ tiêu này cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo các
khoản nợ ngắn hạn khi thua lỗ bất ngờ xảy ra. Tỷ lệ này > 1 là tốt, nếu < 1 cần
phân tích nguyên nhân thiếu đảm bảo.
3. Vốn lưu động thực tế = Tài sản lưu động – nợ ngắn hạn
của chủ sở hữu
Tài sản lưu động bao gồm: tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang
chuyển vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng hoá

lợi nhuận. Từ chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng có thể xác định được khả năng huy
động lợi nhuận của khách hàng để trả các khoản nợ hoặc đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh.
Lợi nhuận ròng
8. Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng = ------------------------
Doanh số bán hàng
Tỷ lệ này có thể tính chung hoặc tính riêng cho từng mặt hàng, tỷ suất
lợi nhuận càng cao thì hiệu quả càng lớn. Tỷ lệ này để so sánh hiệu quả đầu tư
vốn đối với từng loại sản phẩm để có sự lựa chọn sản phẩm nào hiệu quả hơn
hoặc so sánh với cùng loại sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường để
thấy rõ mức độ cạnh tranh.
Lợi nhuận ròng
9. Tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư = ------------------------------
Tổng giá trị vốn đầu tư
Tỷ lệ này còn gọi là “Hệ số hoàn vốn” là số đo khả năng sinh lợi của vốn
đầu tư. Đây là chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tỷ
suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
10. Các hệ số an toàn về tài chính.
Các chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ rủi ro, có thể bù đắp được
bằng nguồn vốn của chủ sở hữu.
Tổng tài sản nợ
--------------------
Tài sản có
Tỷ lệ này càng nhỏ hơn 1 càng tốt.
Tổng tài sản nợ
--------------------
Vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ này càng nhỏ hơn 1 càng tốt.
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án cho vay.
Thẩm định dự án là công việc hết sức quan trọng khi giải quyết cho vay,

- Các văn bản giao dịch về sản phẩm như đơn đặt hàng, hiệp định đã ký,
các biên bản đàm phán.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status