TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ - Pdf 62

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ.
1. Tính tất yếu của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong
nền kinh tế.
1.1 khái niệm về doanh nghiệp và hoạt động tài chính tại doanh
nghiệp.
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh trên thị trường vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, tối
đa hoá giá trị chủ sở hữu của doanh nghiệp và phát triển. Doanh nghiệp được
phân chia thành nhiều hình thức khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu về tài
chính các quan hệ tài chính, Doanh nghiệp được phân chia theo hình thức sở
hữu thành nhiều loại khác nhau như Doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần,
công ty liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Mỗi loại hình
doanh nghiệp có những ưu điểm và những nhược điểm riêng do đặc thù của
ngành nghề kinh doanh song bản chất và nội dung của hoạt động tài chính và
quản lý tài chính về cơ bản là giống nhau.
Mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập và đăng ký kinh doanh đã phải xác
định cho mình những vấn đề sau:
• Xác định ngành nghề và mặt hàng kinh doanh.
• Xác định quy mô và phạm vi hoạt động.
• Xác định nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh
Lên các phương án, kế hoạch chiến lược và chiến thuật kinh doanh trong ngắn
hạn và dài hạn.
Các vấn đề trên chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp tiến hành các hoạt
động tài chính. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của
hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Nó đề cập đến mọi hoạt động từ đầu
tư, sản xuất, kinh doanh, phân phối lợi nhuận đến tái sản xuất mở rộng được
biểu hiện dưới hình thái tiền tệ, nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra của
doanh nghiệp đó. Hoạt động tài chính được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi:
• Đầu tư vào đâu và như thế nào cho phù hợp với hình thức kinh doanh đã
lựa chọn và đạt tới mục tiêu của mình.

doanh và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp lại chứng tỏ
rằng các quan hệ tài chính được thiết lập tại doanh nghiệp là sự lựa chọn
đúng đắn và bền vững dựa trên cơ sở lợi ích của các bên.
• Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với bên ngoài (nhà đầu tư, chủ ngân
hàng). Đây là mối quan hệ tiền đề tài ra nguồn vốn đủ về khối lượng và chất
lượng. Nếu khai thác tốt, doanh nghiệp sẽ có một cơ cấu vốn tối ưu.
• Quan hề tài chính trong nội bộ doanh nghiệp (với người lao động, với các cổ
đông). Tận dụng tốt mối quan hệ này, doanh nghiệp sẽ tạo ra một khả năng
độc lập về mặt tài chính và sự đoàn kết nội bộ.
• Quan hề tài chính giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý cấp trên. Đây
là mối quan hệ kiểm soát và bị kiểm soát. Tận dụng tốt mói quan hệ này,
doanh nghiệp sẽ tạo được những ưu thế so với những đơn vị khác trong và
ngoài ngành trong khi vẫn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với NSNN.
Như vậy, hoạt động tài chính và các quan hệ tài chính là nội dung cơ bản trong
quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó liên quan tới việc hình thành và sử dụng
quỹ tài chính tập trung tại doanh nghiệp. Và nhiệm vụ chủ yếu của các nhà
phân tích tài chính doanh nghiệp là phải thường xuyên kiểm tra, giám sát các
luồng tài chính và dự trữ tài chính và sự vận động của chúng một cách khoa
học; trên cơ sở đó, đưa ra những quyết định có giá trị về các quan hề tài chính
và hướng tới mục đích hàng đầu mà doanh nghiệp theo đuổi.
1.2.Tính tất yếu của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong
nền kinh tế.
Như ta đã biết, hoạt động tài chính tại doanh nghiệp rất phong phú và
đa dạng với sự thể hiện ở trạng thái động của các dòng tài chính và ở trạng
thái tĩnh của các dự trữ tài chính. Các hoạt động này được hình thành từ các
quan hề tài chính. Trong đó, mỗi bên đều quan tâm tới lợi ích mà họ momg
muốn đạt được từ quan hệ đó. Có nghĩa là, mỗi bên quan tâm toí những thông
tin từ những khía cạnh khác nhau:
• Đối với chủ doanh nghiệp và nhà quản trị doanh nghiệp: cái họ quan tâm là
tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng sinh lời, khả

tin đưa ra các quyết định tài chính và quản lý phù hợp.
Với khái niệm trên phân tích tài chính phải đạt được các mục tiêu sau
đây:
• Cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các tín chủ và những
đối tượng có nhu cầu sử dụng khác giúp họ đưa ra các quyết định đúng
đắn.
• Cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người cho vay và các
đối tượng khác trong việc đánh giá khả năng, tính chắc chắn của các dong
tiền mặt và tình hình sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tình hình vầ khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
• Cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả
của quá trình, sự kiện và các tình huống làm biến đổi cơ cấu nguồn vốn và
các khoản nợ của doanh nghiệp.
2. Nội dung của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền
kinh tế.
2.1. Các bước tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp.
2.1.1 Thu thập thông tin.
Đây là bước đầu tiên và có ý nghĩa xuyên suốt quá trình phân tích tài
chính doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cũng trong bước này, mục đích phân
tích phải dược xác định rõ ràng; mà dựa vào đó, những nhà phân tích sẽ lựa
chọn thông tin phù hợp.
Có rất nhiều nguồn khác nhau để thực hiện "thu thập thông tin" từ
thông tin nội bộ đến thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thôn tin kế toán đén
các thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị..., trong đó,
thông tin kế toán được coi là nguồn quan trọng nhất được phản ánh trong các
báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, có thể hiểu một cách đơn giản,
thực chất của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
2.1.2 Xử lý thông tin.
Đây là bước thứ 2 tiếp sau quá trình thu thập thông tin. Trong giai đoạn

riêng của doanh nghiệp trong quá khứ. Qua đó, mỗi đối tượng khác nhau khi
sử dụng các kết quả phân tích để đưa ra các quyết định riêng của mình trong
tương lai đáp ứng mục tiêu đã lựa chọn ở giai đoạn 1.
• Đối với chủ doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp: đó là quyết định có
liên quan tới mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
• Đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp: đó là các quyết định tài
trợ và đầu tư.
• Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: đó là các quyết định quản
lý doanh nghiệp
2.2 Nguồn thông tin sử dụng.
Như đã đề cập ở trên, phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng chủ yếu
các số liệu kế toán được phản ánh trong các báo cáo tài chính. Vì vậy, chủ yếu
nguồn thông tin được sử dụng là các báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế
toán tổng hợp các số liệu từ các sổ kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phat sinh
tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định.
Thông thường, hệ thông các báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 4 loại
sau:
- Bảng cân đối kế toán: là bảng tổng hợp- cân đối tổng thể phản ánh
tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài sản và nguồn vốn ở một thời
điểm nhất định thường là ngày cuối cùng của năm tài chính. Đây là tài liệu
quan trọng nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình và kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, trình đọ sử dụng vốn ở một thời điểm xác định và
triển vọng của doanh nghiệp. Thực chất bảng cân đối kế toán là bảng cân đối
giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được thể hiện qua
các chỉ tiêu nội bảng và ngoại bảng
- Báo cáo kết quả kinh doanh: nếu như bảng cân đối kế toán cho ta
biết toàn cảnh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời
điểm thì báo cáo kết quả kinh doanh lại cho ta biết tình hình thu nhập, chi phí,
kết quả kinh doanh từ các hoạt động trong cả một thời kỳ. Tài liệu này được

tăng giảm tài chính cố định, tình hình thu nhập của công nhân viên, tình hình
tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu và nợ phải trả... )
Ngoài thông tin từ các báo cáo tài chính, phân tích tài chính còn có thể
sử dụng thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp. Đó là những chỉ tiêu tài chính
của ngành hoặc ít nhất là nhóm những doanh nghiệp tương tự mà doanh
nghiệp lấy đó làm tham chiếu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của
mình. Thông tin này chỉ có ở các nước có nến kinh tế phát triển cao bởi một tổ
chức có chức năng thu thập và xử lý thông tin theo ngành và toàn bộ nên kinh
tế khi đã tách rời khỏi chức năng quản lý nhà nước.
Có thể nói, các báo cáo tài chính tuy có nội dung khác nhau, song chúng
có một mối liên hệ mật thiết tác động qua lại lẫn nhau. Một sự thay đổi của chỉ
tiêu này sẽ dẫn tới sự thay đổi của một, thậm trí một nhóm chỉ tiêu khác một
cách trực tiếp hay gián tiếp. Khi nghiên cứu các báo cáo tài chính, nhất thiết
phải tuân theo trình tự từ báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, bảng cân đối kế toán kỳ trước cho đến bảng cân đối kế toán kỳ này; và phải
đặt chúng trong sự tác động của tổng hợp các yếu tố tới kết quả của quả trình
phân tích.
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới Phân tích tài chính doanh nghiệp.
Mục đích cuối cùng của phân tích tài chính doanh nghiệp là cung cấp những
thông tin chính xác, có giá trị về doanh nghiệp cho người sử dụng đưa ra các
quyết định trong tương lai. Tuy nhiên, để những kết quả có được từ phân tích
tài chính doanh nghiệp mà thực chất là từ phân tích các báo cáo tài chính,
được như mong muốn thì người sử dụng còn cần phải căn cứ vào một số nhân
tố ảnh hưởng tới việc đưa ra quyết định sau cùng.
2.3.1 Yếu tố bên trong:
* Đó là mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và tương lai
mà một trong những căn cứ quan trọng là Chu kỳ sống của sản phẩm hay chu
kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với kết quả phân tích tài chính
từ các báo cáo tài chính, các đối tượng sử dụng phải biết lựa chọn những chỉ
tiêu hàng đầu (khả năng sinh lợi, khả năng thanh khoản, khả năng cân đối vốn,


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status