Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà - Pdf 62

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bánh
kẹo Hải Hà
I. Giới thiệu chung về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ Công nghiệp chuyên
sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của mọi
tầng lớp nhân dân.
Trụ sở của Công ty đặt tại:
Số 25 Trương Định- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội
Tên giao dịch: Haiha Confectionery Company
Viết tắt: HaiHaCo
Sau đây là những chặng đường Công ty đã trải qua:
Giai đoạn từ 1959 – 1961:
Miền Bắc nước ta sau ba năm khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh
(1955 – 1957) đã có nhiều tiến bộ. Để thực hiện công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc,
Đảng ta đã đề ra kế hoạch ba năm (1958-1960) cải tạo và phát triển kinh tế quốc dân. Trên
cơ sở đó, tháng 1-1959 Tổng công ty Nông thổ sản miền Bắc (thuộc Bộ Nội thương) đã xây
dựng một cơ sở thử nghiệm nghiên cứu hạt trân châu với chín cán bộ công nhân viên của
Tổng công ty gửi sang. Giữa năm 1959, nhà máy chuyển sang ngiên cứu sản xuất miến.
Tháng 4-1960 công trình thử nghiệm đã đem lại kết quả ngày 25-12-1960 xưởng miến
Hoàng Mai ra đời đánh dấu bước ngoặt đầu tiên cho cho quá trình phát triển của nhà máy
sau này.
Giai đoạn từ 1962-1967:
Đến năm 1962, xưởng miến Hoàng Mai thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý. Tuy khó
khăn về trình độ chuyên môn nhưng năm nào doanh nghiệp cũng hoàn thành kế hoạch.
Năm 1965 xí nghiệp đã hoàn thành kế hoạch với tổng giá trị sản lượng 2999,815 nghìn
đồng . Bên cạnh đó, xí nghiệp Hoàng Mai đã có nhiều tiến bộ trong công tác tổ chức Đảng, tổ
chức công đoàn, nâng cao tay nghề công nhân và cải thiện đời sống của người lao động
trong xí nghiệp.
Năm 1966 nhiệm vụ của nhà máy đã có sự chuyển hướng để phù hợp với tình hình
mới. Thực hiện chủ trương của Bộ công nghiệp nhẹ, Bộ thực phẩm đã lấy nơi đây làm công

ty liên doanh HaiHa- Kotubuki và Haiha- Kameda, HaiHa- Miwon nhưng đến nay chỉ còn
Haiha-kotubuki và Haiha-Miwon.
Trải qua hơn một phần tư thế kỉ, Hải Hà mang nhiều tên gọi khác nhau, qua nhiều bộ
phận quản lý, đánh dấu sự thay đổi từng loại hình sản xuất và phản ánh xu thế phát triển
của Nhà máy. Công ty bánh kẹo Haỉ Hà bằng tiềm lực sẵn có với nỗ lực không ngừng vươn
lên đã tự khẳng định mình và tiếp tục thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh phục vụ nhu
cầu xã hội ngày càng tốt hơn. Tính đến nay, Công ty đã có 5 xí nghiệp thành viên và 2 công
ty liên doanh.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Nhiệm vụ của công ty bánh kẹo Hải Hà được qui định như sau:
- Sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để cung cấp cho thị trường.
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và công ty liên doanh, nhập khẩu thiết bị,
nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường.
- Ngoài sản xuất bánh kẹo là chính công ty còn kinh doanh các mặt hàng khác để
không ngừng nâng cao đời sống và thúc đẩy sự phát triển của công ty ngày càng lớn mạnh.
Ngoài ra, công ty còn có nhiệm vụ sau:
+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao.
+ Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
+ Thực hiện phân phối theo lao động: chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
CBCNVC, nâng cao trình độ chuyên môn.
Như vậy, mục tiêu chung của công ty là đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với
nhà nước, đồng thời không ngừng phát triển qui mô doanh nghiệp, nâng cao đời sống của
cán bộ công nhân trong công ty.
3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Bánh kẹo Hải Hà
3.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty
Qua sơ đồ ta thấy bộ máy tổ chức của Công ty được bố trí theo cơ cấu trực tuyến –
chức năng. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của công ty có mối quan hệ chặt chẽ,
hữu cơ với nhau tạo động lực phát huy hiệu quả trong công việc. Thông tin của lãnh đạo cấp
cao nhanh chóng được truyền đạt cho cán bộ cấp dưới và có được nhanh thông tin phản hồi,
thông tin có tính nhất quán và tính chính xác cao.

Văn phòng có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm, xác định mức
tiền lương, tiền thưởng cho toàn bộ công nhân viên của công ty, tuyển dụng lao động, phụ
trách vấn đề bảo hiểm an toàn lao động vệ sinh công nghiệp, phục vụ và tiếp khách.
* Cơ cấu sản xuất:
Cơ cấu sản xuất của công ty được chuyên môn hoá tới từng xí nghiệp, mỗi xí nghiệp
được phân công chế biến những sản phẩm nhất định và tổ chức sản xuất theo phương pháp
dây chuyền liên tục. Sự mạnh dạn đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất được công ty
thực hiện năm 1995:
-Tập trung 3 phân xưởng sản xuất kẹo thành xí nghiệp kẹo.
-Tập trung 2 phân xưởng sản xuất bánh thành xí nghiệp bánh.
-Tập trung các bộ phận in hộp, cắt giấy, nề mộc, cơ điện ... thành xí nghiệp phụ trợ.
-Sát nhập Nhà máy thực phẩm Việt Trì vào công ty.
-Sát nhập Nhà máy bột dinh dưỡng vào công ty.
3.2. Đặc điểm về lao động.
Đặc điểm sản xuất của Công ty là lao động nhẹ nhàng, đòi hỏi sự khéo léo của người
lao động nên lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%.
Trong những năm qua lực lượng lao động của Công ty không ngừng lớn mạnh cả về
số lượng cũng như chất lượng. Từ một Công ty chỉ có 1000 lao động đến nay con số này lên
tới gần 2000 lao động. Điều này cho thấy trong những năm qua Công ty hoạt động rất có
hiệu quả, từ đó dẫn tới mở rộng hoạt động sản xuất. Số lượng cán bộ công nhân viên được
bố trí như sau:
Bảng 2: Số lượng và cơ cấu lao động của Công ty
Stt Nội dung
Tổng
số
Hành
chính
XN
Kẹo
XN

ty trên thị trường.
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ.
ĐVT: người
Chỉ tiêu lao động
Đại
học
Cao
đẳng
Trung
cấp
Công nhân
kỹ thuật
1.Cán bộ kỹ thuật 35 15 6
2.Cán bộ quản lý 129 22 38
3.Công nhân bậc 6-7 305
4.Công nhân bậc 4-5 507
5.Công nhân bậc 3 722
Tổng số 164 37 44 1534
Số lượng cán bộ làm công tác lãnh đạo quản lý, làm công tác khoa học kỹ thuật là 245
người, chiếm 15% trong tổng số lao động. Trong đó, trình độ đại học chiếm 9,9%, cao đẳng
chiếm 2,23% và trình độ trung cấp chiếm 2,87%. Đối với đặc điểm của ngành sản xuất bánh
kẹo thì đây là một tỷ lệ khá cao, thể hiện số cán bộ có trình độ quản lý có trình độ cao, tạo
điều kiện tốt cho Công ty trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh của Công ty.
3.3. Đặc điểm về công nghệ, thiết bị sản xuất.
3.3.1 Đặc điểm về trang thiết bị.
Trước đây máy móc thiết bị của Công ty phần lớn là lạc hậu cũ kỹ, năng suất thấp.
Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, Công ty đã nhập các thiết bị của các nước công nghiệp tiên
tiến như: Đức, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản. Tuy nhiên, các thiết bị có công suất nhỏ và vừa,
đây là chiến lược dài hạn đúng đắn của Công ty do nhận định về thị trường Việt Nam tương

1997
1998
300
500
600
1000
2000
120
200
2.Thiết bị sản xuất bánh.
-Dây chuyền sản xuất bánh qui.
-Dây chuyền phủ sôcôla.
-Dây chuyền sản xuất đóng gói bánh.
Đan Mạch
Đan Mạch
Nhật Bản
1993
1993
1995
300
200
300
Như vậy, trình độ trang thiết bị sản xuất bánh kẹo của Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã có
sự đầu tư hợp lý. Bên cạnh các trang thiết bị hiện đại tự động hoá Công ty còn kết hợp sử
dụng kỹ thuật thủ công truyền thống. Việc đầu tư thêm máy móc thiết bị không chỉ làm tăng
qui mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn góp phần đa dạng hoá sản phẩm,
hoàn thiện sản phẩm và phát triển sản phẩm của Công ty
3.3.2 Đặc điểm về qui trình công nghệ
Hầu hết các qui trình công nghệ sản ở Công ty rất đơn giản, chu kỳ ngắn, qúa trình chế
biến sản phẩm nằm gọn trong một phân xưởng nên công tác tổ chức và quản lý chất lượng

Gói máy

Sơ đồ 3: Qui trình sản xuất kẹo mềm
Đường kính, glucô
Hoà, lọc đường
Thùng chứa
Nấu tại nồi nấu liên tục
Phòng làm lạnh
Thành hình
Sàng, làm nguội
Hương liệu Bơm dịch nhân
Tạo dịch nhân
Lựa chọn
Bao gói
Đóng thành phẩm
Nhập kho
(Nếu kẹo có nhân)
Sơ đồ 4: Qui trình sản xuất kẹo cứng
Cả ba qui trình công nghệ trên tuy không phức tạp nhưng mỗi bước đều phải tuân
theo các chỉ tiêu kỹ thuật. Nếu một trong các chỉ tiêu kỹ thuật bị vi phạm như vệ sinh, thừa
thiếu nguyên vật liệu, già lửa, non lửa…sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm.
Chẳng hạn nhiệt độ quá cao hoặc áp suất quá cao sẽ gây ra hiện tượng già lửa, kẹo cứng, ăn
khó nhai. Nếu nấu ở áp suất thấp gây ra non lửa, kẹo thường hay bị chảy nước, khó bảo
quản.
Biện pháp để tránh sai sót trong quá trình sản xuất là Công ty phải luôn nâng cao tay
nghề cho công nhân và phổ biến thường xuyên về các chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt được. Đồng
thời, kết hợp hài hoà giữa máy móc và thủ công, đưa nguyên vật liệu vào sản xuất phải kịp
thời phù hợp với qui trình công nghệ cả về số lượng và chất lượng.
3.4. Đặc điểm về vốn
Vốn là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất

kẹo ngắn chỉ trong ba giờ, vì vậy không có sản phẩm dở dang.
Sản phẩm của Công ty được chia thành các loại chính như sau:
Tên sản phẩm Công suất sản xuất
Bánh
Ngọt 7 Tấn/ ngày
Mặn 5 Tấn/ ngày
Kẹo
Cứng 10 Tấn/ ngày
Mềm 8 Tấn/ ngày
Dẻo 12 Tấn/ ngày
Kẹo cứng là mặt hàng truyền thống của Công ty, bao gồm: Kẹo Caramen béo, hoa
quả, Wandisney, kẹo tây du ký…Mỗi loại sản phẩm kẹo cứng có hương vị khác nhau như
dứa, Socola, Ô mai, dừa, Cốm, Me. Kẹo cứng có nhân lần đầu tiên sản xuất ở Việt Nam tại
Công ty bánh kẹo Hải Hà với dây truyền sản xuất nhập từ Ba Lan. Nó có đặc trưng về mùi
thơm, dòn, dễ ăn, hương vị hài hoà. Tuy nhiên, trong Công ty thì sản kẹo mềm và kẹo dẻo
chiếm ưu thế hơn cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu hiện nay trên thị trường về kẹo
thì kẹo mềm và kẹo dẻo vẫn được nhiều người yêu thích hơn. Kẹo dẻo của Công ty gồm: Jelly
chíp chíp, Gôm, mè xửng, Jelly đổ khuôn. Kẹo mềm gồm: kẹo bắp bắp, mơ, sữa dừa, cốm…
Về sản phẩm bánh, Công ty đã kịp thời nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,
đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến của Italia, Đan Mạch… để cho ra xưởng các loại
bánh Biscuit, bánh Craker, bánh kem xốp… phục vụ cho nhu cầu sở thích của từng đối tượng
tiêu dùng.
3.6. Đặc điểm thị trường bánh kẹo ở nước ta hiện nay và các đối thủ cạnh
tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Ngay sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thị trường bánh kẹo ở nước ta trở
nên hết sức sôi động. Nó có sự góp mặt của hàng trăm đơn vị cung cấp bánh kẹo trong nước
như Công ty đường Biên Hoà, Công ty đường Quảng Ngãi, Công ty Vinabico, Tràng An, Hải
Châu, Kinh Đô…Bên cạnh đó, còn có các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền
thống như: Kẹo dừa bến tre, Bánh đậu xanh Rồng Vàng, Bánh Cốm, Bánh kẹo nhập khẩu từ
biên giới Việt Nam – Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc, rồi bánh kẹo nhập lậu, nguồn sản

Công ty bánh kẹo Hải Hà phải chịu một sức ép rất lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
* Đối thủ cạnh tranh trong nước
Sản phẩm cuả Hải Hà có mặt ở cả ba vùng Bắc, Trung, Nam. Trong đó, thị trường
miền Bắc là thị trường chính của Công ty và chiếm tỷ trọng tiêu thụ lớn nhất. Miền Trung
cũng đã tiêu thụ một phần nhưng ở miền Nam lượng tiêu thụ rất ít so với Miền Bắc và miền
Trung mặc dù dân cư rất đông. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt về khả năng tiêu thụ
là thị hiếu tiêu dùng của từng vùng là khác nhau.
ở thị trường miền Bắc mà cụ thể là tại Hà Nội, Hải Hà có một đối thủ cạnh tranh lớn
là Công ty bánh kẹo Hải Châu. Hải Châu cũng sản xuất một số sản phẩm tương tự như của

Trích đoạn Tổng sản lượng Triệu đồng 133.350 135.500 132.800 138 Đánh giá tổng quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status