ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐẾN NĂM 2020 - Pdf 64

ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐẾN NĂM 2020
I. Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020.
1. Những căn cứ để xác định mục tiêu phát triển công
nghiệp đến năm 2020.
- Mục tiêu nền kinh tế: Mục tiêu chung của nền kinh tế là đến năm
2020, nước ta trở thành một nước CNH, do đó tốc độ phát triển công
nghiệp phải đạt cao trên 12% năm trong nhiều năm. Năm 2020 cơ cấu
giá trị gia tăng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%.
Phát triển công nghiệp có tầm quan trọng trong mục tiêu phát
triển của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước mà còn có vai trò tác động gián tiếp tác động đến các ngành kinh
tế khác trong việc tăng trưởng kinh tế, đặc biệt tác động đến quá trình
công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, một khu vực chiếm trên
80% dân số và gần 70% lực lượng lao động xã hội.
- Vai trò của phát triển công nghiệp trong quá trình công nghiệp
hoá nền kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hoá luôn luôn là vấn đề trung tâm trong các lý thuyết
về phát triển kinh tế cũng như chính sách kinh tế của mọi quốc gia
đang phát triển. Để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển
của một quốc gia, không có cách nào khác là phải xây dựng một nền
kinh tế có cơ cấu hợp lý dựa trên cơ sở công nghiệp hiện đại, với năng
suất lao động ngày càng cao. Cách đi đến một nền kinh tế như vậy là
thực hiện quá trình công nghiệp hoá.
Nhìn bề ngoài công nghiệp hoá được hiểu như một quá trình phát
triển công nghiệp trong một thời kỳ xác định nào đó trong lịch sử của
một nước. Các quá trình đó đều có những nét chung nhất gắn với việc
chuyển nền sản xuất bằng máy móc với năng xuất và hiệu quả và chất
lượng ngày càng được nâng cao. Đó cũng là việc xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của nền công nghiệp quốc gia và dựa trên cơ sở đó cải
toạ toàn bộ nền sản xuất xã hội, trước hết là nông nghiệp, đưa phương

Hàng lương thực, thực phẩm cơ bản
Hàng dệt may mặc
Vật liệu xây dựng
Dược phẩm cơ bản và các sản phẩm khác của hệ thống y tế.
Giấy viết và dụng cụ học tập…
Các nghiên cứu và đầu tư thường nhấn mạnh đến những hệ thống
sản xuất và phân phối có hiệu quả đối với các sản phẩm đáp ứng nhu
cầu cơ bản trong nước.
Các chính sách ngoại thương trước hết phải hướng vào việc hỗ
trợ sản xuất trong nước nhằm vào các nhu cầu trong nước. Công
nghiệp quy mô vừa và nhỏ có vai trò quan trọng.
+ Chiến lược phát triển công nghiệp dựa trên cơ sở nguồn lực:
Chiến lược này nhằm khai thác tối ưu các nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong nước từ khoáng sản đến các nguồn nguyên liệu từ nông,
lâm và hải sản. Khai thác và chế biến nguyên liệu từ các nguồn tài
nguyên đó cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu đặc biệt là thị
trường xuất khẩu.
Những đặc điểm chủ yếu của việc thực hiện chiến lược này la:
Đẩy mạnh thăm dò và khai thác các mỏ khoáng sản đặc biệt là
dầu khí.
Chú trọng sản xuất nông sản hàng hoá như chế biến cà phê, chè,
cao su và cả rau quả.
Điều tra về rừng, áp dụng các biện pháp tiên tiến về quản lý và
trồng rừng, lựa chọn những loại cây thích hợp chonhu cầu phát triển
công nghiệp chế biến, đồng thời phù hợp với yêu cầu sinh thái. Tìm các
biện pháp nhằm phủ nhanh đất trống đồi trọc, tạo nguồn nguyên liệu ổ
định cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Tăng cường hợp tác quốc tế để có được thiết bị và công nghệ hiện
đại. tiếp thu được các bí quyết sản xuất, học tập và tiếp cận với việc
nghiên cứu thị trường quốc tế về các mặt hàng công nghệ chế biến.

không thể theo đuổi một mục tiêu riêng rẽ nào, trong thực tiễn, một
chiến lược công nghiệp phải là một hỗn hợp nhiều mục tiêu, nhiều
chính sách và nhiều mô hình bổ xung cho nhau; đồng thời cũng không
có một giải pháp nào tuyệt đối, mà phải có sự bổ xung cho nhau phù
hợp với từng giai đoạn cụ thể.
Chiến lược công nghiệp thường được định nghĩa là toàn bộ các
chính sách của Chính phủ được thực hiện nhằm mục đích khuyến khích
sự phân bổ nguồn lực của quốc gia tập chung vào những ngành công
nghiệp hoặc những lĩnh vực nhất định được đánh giá là sẽ đóng vai trò
quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế bền vững.
Từ những yếu tố tiền tệ cho phát triển công nghiệp và những
phân tích về bối cảnh quốc tế hiện nay: đồng thời nhằm phấn đấu mục
tiêu để nước ta về cơ bản hoàn thành giai đoạn công nghiệp hoá, hiện
đại hoá vào khoảng năm 2020, trong đó hình thành một cơ cấu công
nghiệp tương đối toàn diện, đủ sức trang bị cho các ngành và hoạt
động kinh tế xã hội. Khuôn khổ chiến lược công nghiệp của nước ta có
thể bao gồm những điểm sau:
* Phát triển công nghiệp nhằm khai thác được hết tiềm năng của
nền kinh tế, đó là nguồn nhân lực dồi dào, nguồn tài nguyên đa dạng và
phong phú. Công nghiệp có vị trí quan trọng trong định hướng xuất
khẩu, nâng cao hiệu quả của xuất khẩu, chế biến sâu tài nguyên hướng
về xuất khẩu, giảm đến ít nhất xuất khẩu nguyên liệu thô, nâng cao kim
ngạch xuất khẩu. Chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu phải là trục
chính trong chiến lược phát triển công nghiệp. Việc thay thế nhập khẩu
có hiệu quả cũng như các mục tiêu chiến lược khác cũng nhằm và ưu
tiên cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, không hạn chế và triệt tiêu mục tiêu
xuất khẩu.
* Phát triển công nghiệp nhằm nâng cao năng xuất lao động xã hội,
thông qua quá trình cơ giới hóa, tự động hoá, hoá học hoá… nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên cần có bước đi thích hợp với từng giai đoạn.

triển thị trường trong và ngoài nước. Tạo bước chuyển về chất lượng
và hiệu quả đầu tư. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh
tế. Chủ động đẩy nhanh kinh tế quốc tế theo lộ trình đã cam kết. Đảm
bảo quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng văn minh từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng cao trong công nghiệp, đóng góp phần quyết
định vào sự tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế. Cơ cấu kinh
tế phù hợp với CNH,HĐh trong đó công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm trên
90%. Lao động công nghiệp chiếm khoảng trên 50% trong tổng lao
động xã hội.
Về cơ cấu công nghiệp:
Sẽ hình thành một cơ cấu công nghiệp, trong đó có công nghiệp
chế biến và chế tạo là chủ yếu; Một số ngành công nghiệp nặng phát
triển trên cơ sở lợi thế về tài nguyên và nhu cầu thiết yếu của đất nước
đã có vai trò quan trọng trong nền kinh tế như công nghiệp lọc, hoá
dầu; công nghiệp luyện kim: công nghiệp hoá chất cơ bản; công nghiệp
vật liệu xây dựng; tiến tới có thể có điện nguyên tử…
Ngành cơ khí chế tạo giữ vai trò quan trọng làm nòng cốt trong
quá trình công nghiệp háo, hiện đại hoá đất nước, sử dụng rộng rãi
công nghệ tự động điều khiển dựa trên công gnhệ thông tin vi điện tử,
ứng dụng thành tựu của công nghệ vật liệu mới.
Công nghệ điện tử tin học, là ngành công nghiệp mũi nhọn đi đầu
trong CNH, HĐH nền kinh tế phát triển ngang tầm với trình độ trung
bình tiên tiến của thế giới.
Công nghệ thông tin thâm nhập sâu rộng trong các lĩnh vực quản
lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Viễn thông Việt Nam sánh
ngang với các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực.
Ý nghĩa mũi nhọn của ngành công nghiệp này không chỉ ở quy mô
phát triển của ngành công nghiệp này trong tương lai, mà còn ở ý

gây ra sự cạnh tranh trong khu vực trong việc thu hút đầu tư tìm kiếm
thị trường và công nghệ (ở các mức độ khác nhau).
b. Những thuận lợi:
Khi Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với khu vực sẽ
thu được những cơ hội cụ thể như sau:
Thứ nhất: Có điều kiện để thu hút được nhiều vốn đầu tư từ
những nước thừa vốn và đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh sang các
ngành có hàm lượng kỹ thuật cao sang, sử dụng ít nhân công trong khu
vực như Singagor, Malaisia, Thái Lan.
Thứ hai: Việt Nam có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo
kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước đó đang cần
chuyển giao.
Thứ ba: Việt Nam sẽ tận dụng được ưu thế về lao động rẻ và lao
động có hàm lượng chất xám cao để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang các nước trong khu vực.
Thứ tư: Sử dụng vốn kỹ thuật cao của các nước trong khu vực để
khai thác khoáng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng.
II. định hướng phát triển và chuyên dịch cơ cấu công nghiệp trong giai đoạn đến
năm 2020
1. Định hướng chung.
1.1 Định hướng phát triển đến năm 2010
Định hướng chung: là ưu tiên đầu tư phát tiển của ngành công
nghiệp chế biến, nhất là chế biến các sản phảm từ công nghiệp gắn với
việc phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm thuỷ sản (sữa gắn với vùng
phát triển đàn bò sữa, đường gắn với vùng nguyên liệu mía, thuốc lá
găn với vùng trồng thuốc lá, dầu thực vật gắn với vùng trồng dừa,
vừng, đậu tương, lạc; chế biến hải sản gán với vùng nuôi trồng và đánh
bắt thuỷ sản…); các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và
hàng tiêu dùng, tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động (dệt may,
da giầy, thêu ren…); các ngành công nghiệp sản xuất có lãi thu ngân


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status