Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám 1945 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám 1945



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
4. Phương pháp nghiên cứu . 7
5. Cấu trúc luận văn . 7
PHẦN NỘI DUNG . 8
CHưƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN
NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN . 8
1.1. Cái nhìn độc đáo về con người . 8
1.2. Quan niệm về nhà văn và nghề văn . 19
1.3. Nhãn quan ngôn ngữ . 29
CHưƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT . 36
2.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật . 36
2.2. Ngôn ngữ người kể chuyện . 36
2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện biết trước . 37
2.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật . 40
2.3. Ngôn ngữ nhân vật . 41
2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại . 42
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại . 50
2.4. Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa . 51
CHưƠNG 3 : GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT . 59
3.1. Khái niệm giọng điệu . 59
3.2. Các giọng điệu chính . 59
3.2.1. Giọng điệu khinh bạc . 60
3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc . 77
3.2.3 Giọng điệu triết lý . 81
KẾT LUẬN . 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 91



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rị
cũng không ai truyền lại cho ai nữa, để lại một mối tiếc cho làng men mỗi khi
nhắc tới cái phong vị hồi cận đại‟‟. [58, 12]
Hay hòn than trong Chén trà sương cũng có một sự sống, một linh hồn
như con người.
“Cụ Ấm phẩy quạt nan phành phạch theo một nhịp nhanh chóng trước
cửa hỏa lò. Hòn than tàu lép bép nổ, nghe vui tai. Và làm vui cho cả mắt nữa,
những tàn lửa không có trật tự, không bị bó buộc kia còn vẽ lên một khoảng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
không những nét lửa ngang dọc ngoằn ngoèo. Những lúc có cháu nhỏ ngồi
với mình, cụ Ấm thường hỏi chúng xem pháo hoa cải như thế có thích không.
Những hòn than tàu cháy đều, màu đỏ ửng, có những tia lửa xanh lè
vờn quanh. Không khí mỗi lúc giao động càng nâng cao thêm những lưỡi
ngọn lửa xanh nhấp nhô. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và
trong suốt như thỏi vàng thổi chảy.
Thỉnh thoảng hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất
gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời khoáng đạt. Bây giờ hòn than chỉ còn
là một điểm lửa ấm áp trong một cái vỏ tàn tro dầy và xốp trắng”.[58, 148]
Tình cảm đặc biệt mà cụ Ấm dành cho những chiếc ấm đất được tả một
cách tỉ mỉ. Một loạt những động từ: khẽ nâng, nhắc, dờ, ngắm nghía mãi, thử
mãi da lòng bàn tay được kết hợp với nhịp chậm rãi đều đều của câu văn tái
hiện dáng cụ Ấm ung dung, tự tại, thoải mái thoát khỏi những mưu sinh,
lo toan của cuộc sống, toàn tâm toàn ý đến với nghệ thuật.
“Cụ khẽ nâng vuông vải tây điều phủ lên trên khay trà gỗ trắc có chân
quỳ. Nhẹ nhàng, khoan thai, cụ Ấm nhắc cả đĩa dầm chén tống chén quân ra
khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh càng hơn.
Cụ ngắm nghía mãi cái ấm màu đỏ da chu, bóng không một chút gợn. Dáng
ấm làm theo hình quả sung và khi luyện đất cho vào lò lửa, người thợ Tàu lấy
dáng cho ấm kia đã là một người thợ có hoa tay. Cụ Ấm thử mãi da lòng tay
mình vào mình cái ấm độc ẩm, hình như cố tìm tòi một chút gợn trên đất nung
để được sung sướng hơn thêm nữa sau khi nhận thấy cái ấm độc ẩm kia là
nhẵn nhụi quá”. [58, 148, 149]
Câu chuyện về cuộc đời của cậu Ấm Đới cũng có cái dư vị man mác
buồn thương, nuối tiếc. Những câu văn thể hiện sự tài hoa trong miêu tả nội
tâm nhân vật như xoáy sâu vào lòng người về số phận của một kẻ tài hoa, lãng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
tử như cậu Ấm Đới. Những suy nghĩ của Ấm Đới trước lúc chết được bóc ra
từng lớp một, nỗi lòng trăn trở, day dứt về cuộc đời, số phận, tương lai sẽ
chẳng có gì là tốt đẹp. Tình yêu của Vỵ dành cho cậu lại càng khiến cậu Đới
thêm phần xót xa. Không muốn làm khổ người yêu, không muốn tiếp tục sống
bằng sự thương hại của người khác, Ấm Đới đã chọn cho mình cái chết.
“Mặt người bán roi lại nghiêm trang và xa vắng hơn cũ. Thế này thì ra
Vỵ nó muốn lấy mình và đêm nay là một tối tân hôn của nhau đây. Vỵ nó
thương một anh bán roi không muốn cho anh bán roi phải khổ nữa!... Đới Roi
hiểu Vỵ thương mình lắm. Nhưng gắn cái thân mình vào đời Vỵ chàng thấy là
buộc một quả chì vào đời người ta để rồi mà chịu ơn đời đời. Mà từ sau phút
này, từ chối Vỵ nữa, chàng thấy sống là một sự hết cả vui. Mà không lấy
người tri kỉ thì lấy ai ? Mà cứ đi chuốt roi mãi như thế này, tết ấy qua tết khác,
sống bằng sự thương hại của một giáo phường thì cũng là một điều hớ. Đới
Roi vừa nghĩ ra một việc rất hay và phải làm ngay, không thì chẳng có lúc nào
làm được. Đêm ấy, không để một chữ gì cho Vỵ, gọi là đáp đền nhau một cái
tri ngộ, Đới Roi đã men ra phía Cống Trắng treo cổ lên ngành tre bên dòng
nước tù”.[58, 284]
2.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật
Người kể chuyện hóa thân vào nhân vật, đứng ở ngôi thú nhất (Tôi). Gắn
với điều đó là sự hiện diện của điểm nhìn bên trong. Cách kể này giúp cho tác
giả có thể tái hiện những chiều kích khác nhau của tâm trạng, những biến thái
tâm lý tinh vi của nhân vật.
Một tác phẩm có thể có một hay nhiều người kể chuyện. Hình tượng
người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ
sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm
cho sự trình bày tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Người kể chuyện trong truyện ngắn Chiếc dĩa sứ Giang Tây là thuộc loại
người kể chuyện hóa thân vào nhân vât. Truyện được kể qua trí nhớ của nhân
vật Tôi. Trong hồi ức của mình, tui là một người tuy còn trẻ nhưng lại có sở
thích đi uống nước trà và ăn bánh ngọt ở tiệm cao lâu của các chú người
Quảng Đông. Sự ấm ức khi bị tên hầu ở tiệm vô lễ được bộc lộ rõ ràng khi
tui và đám bạn của mình đến đây ăn bánh, uống trà nhưng vì túi tiền ít nên
chỉ chia nhau bát vằn thắn. Đến cả nỗi nhớ vì đã lâu không được đến gác Viễn
Lai Châu được miêu tả tỉ mỉ, chi tiết. Câu chuyện được kể theo trình tự thời
gian, người kể chuyện đã hóa thân vào nhân vật, kể lại câu chuyện của chính
mình. Một lần, rủng rỉnh túi tui đã quyết phải trả thù cái tên hầu sáng vô lễ
kia bằng cách rủ anh Phúc Cáo đi cùng. Quả không chọn nhầm người, anh
Phúc Cáo ấy đã khiến tui phải khâm phục vì đã làm tên hầu sáng không dám
cãi lại câu nào. Khi đã ăn uống xong ra quầy trả tiền, tui đã ngậm ngùi thanh
toán bữa ăn hôm ấy với cái giá chín hào sáu mà lẽ ra chỉ có bẩy hào sáu. Bởi
lẽ cái anh Phúc Cáo, người làm tui hôm nay được nở mày nở mặt đã lấy cái
dĩa con Giang Tây mua ở ngoài giá phải đồng rưỡi.
2.3. Ngôn ngữ nhân vật
Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện quan trọng được nhà
văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm,
nhà văn có thể cá biệt hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh
cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại
những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc và địa phương… Dù
tồn tại duới hình thức nào hay được thể hiện bằng cách nào ngôn ngữ nhân
vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sĩnh động giữa cá thể và tính khái
quát, nghĩa là một mặt mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng,
có lời ăn tiếng nói riêng. Mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, giai cấp,
trình độ văn hóa …[42, 214]
Về ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân, chúng tui sẽ
khảo sát qua những đoạn đối thoại và độc thoại của các nhân vật trong tác phẩm.
2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ đối thoại là một hình thức giúp người đọc nhận thấy rõ hơn
đặc điểm tính cách, chân dung, v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status