NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH - Pdf 64

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ
TÀI CHÍNH
Hình thức tài trợ thông qua cho thuê tài sản đã có lịch sử lâu đời và diễn ra trong hầu hết mọi
lĩnh vực hoạt động sản xuất, thuộc nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện phương
thức cho thuê tài chính (leasing) thì loại hình tài trợ này đã có những bước phát triển mang tính
đột phá. Đối với nước ta cho thuê tài chính là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với kết quả đạt được
còn khiêm tốn. Nhưng sau hơn 5 năm đi vào hoạt động các công ty cho thuê tài chính ( CTTC ) đã
chứng tỏ tính ưu việt của mình, hoạt động này đã tạo một kênh dẫn vốn rất quan trọng đến các
doanh nghiệp, và thực tế cho thấy hoạt động cho thuê tài chính đã có những bước phát triển vượt
bậc cả về quy mô và phạm vi địa ý lý. Hiện nay, ngành cho thuê đã dần khẳng định vị thế của mình
trên thị trường vốn. Song song với sự phát triển về chiều rộng, chiều sâu đang dần thay đổi và phát
triển. Với mục đích trang bị những vấn đề cơ bản về cho thuê tài chính ( từ khái niệm, đặc điểm,
phương thức giao dịch,... đến bản chất, vai trò, lợi ích ) nội dung của chương I gồm các vấn đề sau:
1.1. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1.1. CHO THUÊ TÀI CHÍNH - HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ
1.1.1.1. Lịch sử ra đời của hoạt động cho thuê
Cho thuê tài sản là một phương thức tài trợ được sáng tạo từ rất sớm
trong lịch sử văn minh nhân loại. Theo các thư tích cổ, hoạt động cho thuê tài
sản đã xuất hiện từ năm 2800 trước CN tại thành phố Sumeran của người UR
(là một thành phố phía Nam của thành phố Mesopotania, gần vịnh Ba tư, là
một phần của Iraq ngày nay). Trong đó những người cho thuê là các thầy tu,
còn những người đi thuê là những nông dân tự do, tài sản thuê là những công
cụ sản xuất nông nghiệp như súc vật kéo, nhà cửa, ruộng đất....
Những bộ luật quy định về nguyên tắc của hoạt động cho thuê đó cũng ra
đời rất sớm. Vào khoảng năm 1700 trước CN, vua Babilon là Hamunurabi đã
ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng tạo thành một luật lớn có liên
quan tới hoạt động cho thuê tài sản. Đồng thời trong các nền văn minh cổ đại
khác như Hy Lạp-La Mã hay Ai Cập cũng đã xuất hiện các hình thức cho thuê
để tài trợ cho hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên các giao dịch cho thuê tài sản diễn ra ở những thời kỳ trước chỉ

hợp và các hãng sản xuất, vì vậy ngành cho thuê ở Nhật phát triển khá nhanh.
Năm 1970 tổng giá trị hợp đồng của 31 Công ty cho thuê lớn nhất là 726 triệu
USD, năm 1981 là 7.500 triệu USD, tăng hơn 10 lần so với năm 1970.
Đến đầu những năm 70 hoạt động cho thuê tài chính cũng bắt đầu xuất
hiện ở Hàn Quốc, ấn Độ, Indonesia, đến cuối những năm 70 đầu 80 hoạt động
cho thuê tài chính đã phát triển ở hầu hết các nước Châu Á. Như vậy, Cho thuê
tài chính đã phát triển mạnh ở Châu Á và nhiều khu vực khác trên thế giới kể
từ thập niên 70. Năm 1994, ngành công nghiệp cho thuê trên thế giới có giá trị
trao đổi chiếm 350 tỷ đôla ($), đến năm 1998 đã là 450 tỷ đôla ($). Nguyên
nhân chính thúc đẩy hoạt động cho thuê phát triển mạnh mẽ là do nó là hình
thức tài trợ có tính an toàn cao, tiện lợi và đem lại hiệu quả cao cho các bên
tham gia.
So với các nước Châu Á ngành công nghiệp cho thuê thâm nhập vào Việt
Nam có phần muộn hơn. Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này là ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam, năm 1994 ngân hàng này đã thành lập công ty cho
thuê và đầu tư để thực hiện hoạt động cho thuê tài chính. Tuy nhiên, đến ngày
27/5/1995 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới ban hành thể lệ tín
dụng thuê mua ( Quyết định 149/QĐ-NH5 ) và ngày 9/10/1995 Chính phủ đã
ban hành Nghị định 64/CP về “ Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của
công ty cho thuê tài chính Việt Nam ”. Nhờ các văn bản pháp lý trên đã tạo điều
kiện cho các công ty cho thuê tài chính ra đời. Cho đến nay có 8 công ty CTTC
đang hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 5 công ty CTTC trực thuộc tổ chức tín
dụng ( công ty CTTC NH Công thương, công ty CTTC NH Ngoại thương, công ty
CTTC NH Đầu tư, công ty CTTC NH Nông nghiệp I và công ty CTTC NH Nông
nghiệp II ), 2 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài (Kexim và ANZ - VTrac ) và 1
công ty CTTC Liên doanh (VILC ). Với dư nợ cho thuê ( bao gồm cả phần vốn
đầu tư mua thiết bị ) của các công ty CTTC là 2.021,7 tỷ VNĐ chiếm 90,11%
trên tổng tài sản có (Tính đến ngày 30/06/2002).
1.1.1.2. Hoạt động của công ty cho thuê
Công ty cho thuê là một loại hình công ty tài chính, hoạt động chủ yếu là

với một nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất cụ thể
cho từng thời điểm nhất định trong năm. Dựa vào đó các công ty cho thuê có
thể nghiên cứu đa dạng hoá hoặc chuyên môn hoá đối tượng khách hàng và
lập kế hoạch cho thuê cụ thể. Thực tế loại hình kinh doanh này đem lại lợi
nhuận cao song độ rủi ro cũng lớn, đặc biệt là rủi ro do kỹ thuật lạc hậu, nên
nó không thích hợp với các công ty leasing mới ra đời, chưa có kinh nghiệm. Ở
Việt Nam hiện nay các công ty cho thuê chưa thực hiện phương thức cho thuê
này vì vậy trong luận văn này em xin đề cập về hình thức cho thuê tài sản trung
và dài hạn (cho thuê tài chính).
1.1.1.3. Giao dịch cho thuê tài chính
Phương thức cho thuê tài chính được “ du nhập ” từ nước ngoài, vì vậy
thuật ngữ “ Cho thuê tài chính ” tiếng Anh là “ Finance Lease ” ( một số tài liệu
gọi là “ Net Lease ” hay “ Capital Lease ” ) Trong tiếng Anh: “ Finance ” nghĩa là
tài chính hay tài trợ, còn “Lease” nghĩa là cho thuê nên có thể dịch là: Cho thuê
tài chính, tài trợ thuê mua, cho thuê tư bản hay cho thuê thuần,..
Từ “ Tài chính ” trong thuật ngữ “ Cho thuê tài chính ” xuất phát từ thực tế
là: Người cho thuê tuy sở hữu thiết bị về mặt pháp lýý nhưng lại đứng vào vị
thế kinh tế của một nhà tài chính ( hay nhà cấp tín dụng với thuật ngữ “Tín
dụng thuê mua” ) hơn là người sở hữu. Tách biệt quyền sở hữu pháp lý với
quyền sở hữu kinh tế là tinh thần cơ bản của cho thuê tài chính.
Tuy nhiên vấn đề thuật ngữ không đóng vai trò quá quan trọng mà điều
quan trọng là cần phải hiểu đúng và chính xác bản chất của sự việc. Để phù
hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, luận văn sẽ thống nhất sử dụng thuật ngữ
Cho thuê tài chính theo như các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện nay.
Một giao dịch được coi là cho thuê tài chính nếu như nó chuyển gần như
tất cả mọi rủi ro và lợi ích từ việc sở hữu tài sản cho người thuê. Như vậy,
người thuê tuy không phải là chủ sở hữu về mặt pháp lý nhưng thực sự chịu
mọi rủi ro và hưởng mọi lợi ích từ việc sử dụng tài sản (người thuê chỉ nắm
quyền sở hữu kinh tế, còn quyền sở hữu pháp lý vẫn thuộc người cho thuê).
Loại thuê này thường không thể huỷ bỏ nhằm đảm bảo cho người cho thuê có

4- Hiện giá của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 90% so với giá
trị tài sản thuê.
- Theo quyết định 1205 – CT/CĐKT ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính.
Ở Việt Nam, theo quyết định này, một giao dịch được gọi là thuê tài chính
phải thoả mãn 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1- Quyền sở hữu tài sản thuê cố định được chuyển giao cho bên đi thuê khi
hết hạn hợp đồng.
2- Hợp đồng cho phép bên đi thuê lựa chọn mua tài sản cố định thuê với
giá trị thấp hơn giá trị của tài sản cố định tại một thời điểm nào đó hoặc vào
lúc kết thúc hợp đồng.
3- ký hợp đồng ít nhất phải bằng 3/4 thời gian hoạt động của tài sản
thuê.
4- Giá trị tài sản cố định hiện tại của các khoản chi theo hợp đồng ít nhất
bằng 90% giá trị của tài sản cố định thuê.
Trên đây cụm từ “ Giá trị tài sản cố định hiện tại của các khoản chi ” được
hiểu như là giá trị hiện tại và gọi tắt là hiện giá ( The present Value ), có nghĩa
là 1 khoản tiền trong tương lai được quy đổi về hiện tại được tính theo lãi
suất.
Trong trường hợp thuê giá trị tương lai (Future Value) là số tiền mà
người thuê phải thanh toán theo hợp đồng. Hiện giá của khoản thanh toán tiền
thuê được tính theo công thức sau:

n1-n2
) i 1 (
f
) i (1
f
) i 1 (
f

Qua việc xem xét một giao dịch như thế nào được coi là một giao dịch cho
thuê tài chính ta có thể thấy việc đưa ra những tiêu chuẩn nhận dạng cụ thể, rõ
ràng về giao dịch cho thuê tài chính là rất cần thiết. Một hệ thống tiêu chuẩn
chính xác sẽ góp phần phân định rõ ràng giao dịch cho thuê tài chính với các
giao dịch thương mại cũng như các hoạt động tài chính khác.
b. Phân biệt cho thuê tài chính với Vay vốn Ngân hàng
Xét về bản chất, cho thuê tài chính là một hình thức tín dụng trung và dài
hạn, nhưng nó có những điểm khác cơ bản so với hình thức Vay vốn ngân hàng.
Về lãi suất: lãi suất tài trợ của phương thức cho thuê tài chính thường
cao hơn so với lãi suất cho vay trung, dài hạn của ngân hàng do nó được tính
trên cơ sở lãi suất cho vay trung, dài hạn cộng với một tỷ lệ phần trăm nhất
định để bù đắp các chi phí phát sinh đối với tài sản cho thuê cũng như chi phí
quản lý của Công ty cho thuê.
Về công cụ tài trợ: trong hoạt động tín dụng trung, dài hạn ngân hàng tài
trợ cho các doanh nghiệp bằng tiền và doanh nghiệp sẽ sử dụng số tiền đó để
mua máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng đối
với phương thức cho thuê tài chính, bên cho thuê tài trợ trực tiếp bằng các tài
sản như máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ....
Về tính an toàn: đối với nhà tài trợ của phương thức cho thuê tài chính
cao hơn so với tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng vì các nguyên nhân
sau:
- Cho vay bằng tiền so với cho vay bằng tài sản khó đảm bảo tính mục đích
của khoản vay hơn vì: Với cho vay bằng tài sản, công ty CTTC biết chắc khoản
tiền mà cho thuê cho vay đã đầu tư vào tài sản - tài sản do công ty CTTC mua
và công ty CTTC vẫn là chủ sở hữu tài sản trong suốt thời gian cho thuê nên họ
hiểu rõ về tài sản cho thuê, có điều kiện kiểm soát tài sản cho thuê tài chính.
Với cho vay bằng tiền thì khác hẳn, người đi vay vẫn là chủ sở hữu của tài sản
nên khách hàng của NHTM có thể cầm cố, thế chấp, bán tài sản này cho người
khác, trong khi khách hàng của công ty CTTC chỉ là người thuê tài sản nên
không có quyền này.

Như vậy, cho thuê vận hành và cho thuê tài chính có những điểm giống
nhau cơ bản sau:
Quyền sở hữu: Có sự tách biệt giữa quyền sở hữu pháp lý và quyền sở hữu
kinh tế.
Ưu đãi về thuế: Người cho thuê hưởng và khấu trừ vào tiền thuê.
Bồi thường bảo hiểm: Người cho thuê được hưởng tiền bồi thường bảo
hiểm.
Tuy nhiên, cho thuê vận hành và cho thuê tài chính còn có những điểm
khác nhau cơ bản sau:
STT
TIÊU THỨC
CHO THUÊ VẬN
HÀNH
CHO THUÊ TÀI
CHÍNH
1 Thời hạn thuê Ngắn hạn Trung và dài hạn
2
Quyền huỷ bỏ hợp
đồng
Hợp đồng cho thuê
có thể được huỷ bỏ
Bên cho thuê và
bên thuê không
được phép huỷ bỏ
hợp đồng
3
Trách nhiệm bảo trì,
đóng bảo hiểm và
thuế tài sản
Bên cho thuê Bên đi thuê

ro liên quan đến tài
sản
Bên cho thuê chịu
phần lớn các rủi
ro, chỉ trừ rủi ro do
bên đi thuê gây ra
Bên đi thuê chịu
phần lớn các rủi
ro, kể cả rủi ro
không phải do
mình gây ra
d. Hợp đồng cho thuê tài chính
Các giao dịch cho thuê tài chính đều được thực hiện thông qua một hợp đồng cho thuê
tài chính, trong hợp này phải thể hiện đầy đủ các thông tin về bên cho thuê, bên thuê, tài sản
cho thuê, thời hạn cho thuê, tiền thuê, quyền chọn mua, các trường hợp và cách xử lý việc
chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và một số thông tin khác theo từng hợp
đồng cho thuê tài chính cụ thể.
Hợp đồng cho thuê tài chính là một loại hợp đồng kinh tế được ký kết
giữa bên cho thuê và bên đi thuê về việc cho thuê tài sản trong một thời gian
nhất định thoã mãn điều kiện là cho thuê tài chính.
Hợp đồng cho thuê tài chính sẽ bao gồm các nội dung sau:
Bên thuê là người nắm quyền sử dụng tài sản thuê, là các cá nhân, các
doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trực tiếp sử dụng
tài sản thuê trong thời hạn thuê.
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê được lập theo quy định của pháp luật
và một số thoả thuận riêng của hai bên (nếu có).
Bên cho thuê là người nắm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cho
thuê, là các công ty cho thuê có tư cách pháp nhân, được cấp giấy phép hoạt
động.
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê được lập theo quy định của pháp

- Chi phí marketing: bao gồm tất cả chi phí giúp cho việc mua thiết bị cho thuê, chi
phí công chứng đối với những tài sản có giá trị cao và chi phí trả hoa hồng môi giới (nếu
có).
- Chi phí quản trị chung: bao gồm tất cả các loại chi phí cố định và chi phí biến
đổi trong quản lý của văn phòng công ty cho thuê, được phân bổ cho thiết bị thuê
và một tỷ lệ nhất định để dự phòng cho khoản tiền đã chi tiêu cho giao dịch cho
thuê đó.
- Khoản dự phòng trong trường hợp không thu được vốn tài trợ: Độ
lớn của khoản dự phòng cho sự thiệt hại do không thu được vốn tài trợ được
xác định trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động cho thuê trước đó. Đối với những
hợp đồng có giá trị lớn tỷ lệ này thường có giá trị thấp hơn so với các hợp
đồng có giá trị nhỏ.
- Lợi nhuận mong đợi trong tương lai : Lợi nhuận chịu sự chi phối của
yêu tố cạnh tranh tại phu vực thị trường đang diễn ra giao dịch. Do đó, người
cho thuê thường chấp nhận xác định mức tiền thuê thấp hơn đối với việc tài
trợ cho những khách hàng lớn nếu thấy trong tương lai còn có thể thu được
lợi nhuận từ khách hàng này và tài sản thuê chỉ là một phần của các dịch vụ hỗ
trợ kèm theo. Đây là một chiến lược thu hút khách hàng của các công ty cho
thuê.
- Giá trị còn lại của tài sản cho thuê khi kết thúc hợp động cho thuê:
Tuỳ theo giá trị còn lại của tài sản cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê mà
người cho thuê tính toán mức tiền thuê cho phù hợp. Nếu tài sản được chuyển
giao cho người thuê vào thời điểm kết thúc hợp đồng với mức giá tượng trưng
hay hoàn toàn miễn phí thì người cho thuê thường xác định mức tiền thuê cao
hơn so với giá thị trường của tài sản được chuyển giao hay trả lại cho người
thuê.
Ngoài những yếu tố trên người cho thuê còn cung cấp các loại phụ tùng,
các thiết bị kỹ thuật hay các loại dịch vụ bảo trì khác theo hình thức tài trợ cho
thuê tài chính trọn gói thì chi phí này cũng được tính vào tiền thuê. Trong
trường hợp không phải là hợp đồng tài trợ trọn gói những chi phí này không

,
2
u
,...
n
u
là số tiền thanh toán mỗi kỳ và g là số tiền giảm mỗi kỳ
kế tiếp. Khi đó
2
u
=
1
u
- g
3
u
=
2
u
- g
...
n
u
=
1-n
u
- g
Khi đó kỳ thanh toán tiền được tính như sau:
n
n

n
u
=
1-n
u
- g
Công thức tính tiền thuê ở trên trở thành:
n
n
n2
n
i)i.(1
1i)(1
i)(1i
n.i1i)(1
g.p
u
+
−+
+
−−+

=
- Nếu khi kết thúc hợp đồng thuê, người cho thuê sẽ bán lại tài sản cho
người thuê theo một giá tượng trưng được xác định trước.
+ Công thức tính tiền thuê có giá bán ấn định khi kết thúc hợp đồng, thanh
toán cuối kỳ.
Khi đó gọi s là giá bán tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì các kỳ
thanh toán được tính như sau:
[ ]


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status