Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và những giải pháp mở rộng thị trường của công ty cổ phần Docimexco - Pdf 64

GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

1

Phần I : MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói
riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
một đất nước. Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang lôi cuốn hầu
hết các quốc gia trên thế giới với hai cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa. Sự
phát triển mạnh mẽ của xu hướng này, luôn gắn liền với sự hình thành và phát
triển của công ty đa quốc gia. Đồng thời, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế cũng
đòi hỏi các Công ty đa quốc gia cũng phải có những chuyển biến rõ rệt trong tất
cả lĩnh vực sản xuất, tài chính quản trị nguồn nhân lực và R&D…
Với vị trí là một ngành xuất nhập khẩu đang phát triển ở Việt Nam trong
những năm gần đây, cùng với tiềm năng và thế mạnh về thiên nhiên và con
người. Ngành xuất khẩu gạo đang đóng vai trò quan trọng trong vấn đề phát
triển kinh tế nước nhà trong những năm qua, cho dù có rất nhiều khó khăn ở
phía trước. Công ty Cổ Phần DOCIMEXCO là một công ty kinh doanh xuất
khẩu các mặt hàng: gạo, thủy hải sản, cao su…và nhập khẩu các mặt hàng: phân
bón, thiết bị máy móc, hàng tiêu dùng. Trong những năm qua với tốc độ tăng
trưởng ngày càng nhanh. Công Ty đang chứng tỏa là một trong những Công Ty
Xuất Nhập khẩu hàng hóa có hiệu quả của ngành xuất nhập khẩu của nước nhà.
Góp phần phát triển kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xuất
khẩu và việc mở rộng thị trường sẽ đóng góp cho nền kinh tế nước ta phát triển
một cách đáng kể.Vì vậy khi thực tập tại công ty Em đã quyết định chọn đề tài :
“Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và những giải pháp mở rộng thị
trường”. Để làm bài báo cáo.
Với mong muốn đưa ra những giải pháp tốt nhất nhưng do lượng kiến
thức và thời gian có giới hạn cho nên bài báo cáo của Em không chánh những
thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô, cùng các Cô, Chú, Anh


3

Phần II: NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái quát về xuất khẩu:
1.1 Khái niệm về xuất khẩu :
Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản
phẩm và dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm dịch vụ ấy phải dịch
chuyển ra khỏi một biên giới của quốc gia.
Xuất khẩu được hiểu là giao dịch của hai hay nhiều thương nhân mà có
quốc tịch khác nhau, có sự dịch chuyển đồng tiền từ nước này qua nước khác,
hàng hóa không nhất thiết phải qua biên giới.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất của
hoạt động thương mại quốc tế. Nó có thể diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo
dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều
quốc gia khác nhau.
1.1.1 Vai trò, ý nghĩa và nhiệm vụ của xuất khẩu :
1.1.1.1 Vai trò:
Đóng góp phần vào sự phát triển của kinh tế.
Đóng góp hoạt động xuất khẩu vào nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đóng góp hoạt động xuất khẩu vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền
kinh tế thương mại.
Xuất khẩu có vai trò tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu góp phần
công nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc
đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất,
nâng cao mức sống của nhân dân vì sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút
của hàng triệu lao động tham gia vào làm việc có thu nhập ổn định. Ngoài ra,
xuất khẩu là cơ sở để mở rộng thúc đẩy và tăng cường hợp tác quốc tế giữa các

các cơ sở sản xuất hay tại các khu chế xuất nhằm mục đích tiêu thụ tại thị trường
nước ngoài có đi qua hải quan. Theo khái niệm này thì hàng tạm nhập tái xuất
cũng được coi là hàng hoá xuất khẩu, còn các hàng hoá quá cảnh thì không được
coi là hàng hoá xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá là những hoạt động buôn bán được diễn ra giữa các
doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau với nhau phương tiện thanh toán là
những đồng tiền chung hoặc những đồng tiền mạnh trên thế giới, hoạt động xuất
khẩu hàng hoá chính là sự phản ánh các mối quan hệ giữa các quốc gia và sự
phân công lao động quốc tế, chuyên môn hoá sản xuất quốc tế dựa trên lợi thế so
sánh của các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá cũng cho chúng ta thấy rõ
được sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trên thế giới.
Do đó hoạt động xuất khẩu hàng hoá đòi hỏi cần phải có sự phối hợp nhịp nhàn
trong bản thân mỗi nước và giữa tất cả các nước với nhau.
1.3 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu:
Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại
tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động xuất khẩu
GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

5

là khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động
quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã
xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi
điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến hàng hóa tư liệu sản xuất,
từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả hoạt động đó đều
nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia khi tham gia.
1.3.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu:
1.3.1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế toàn cầu:

nguồn viện trợ. Thu từ các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ trong nước. Thu từ
hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận
được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này,
các nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải
trả sau này. Vì vậy, xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan
trọng. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ
tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu.
Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển, dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã
và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các
quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế:
- Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong
trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa
đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ
bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không
có cơ hội phát triển.
Coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này
tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu, thể hiện:
- Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển. Ví dụ
như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi,
nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định
sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô của nó.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Cho phép một quốc gia có
thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả
năng sản xuất của quốc gia đó, thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả

tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất
khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện
kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh
nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn cả ở nước
ngoài. Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó
nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập
khẩu cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt
trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm
nhập. Buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và ngày hoàn thiện công

GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

8

tác quản trị kinh doanh. Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh nhau giữa các đơn
vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đó là một trong những nguyên nhân
buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá
xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản
phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào. Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh
nghiệp thu hút được nhiều lao động bán ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ
của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công
nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
Xuất khẩu giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh
doanh với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
1.4 Khát quát về thị trường:
1.4.1 Khái niệm, vai trò, chức năng, của thị trường:

chấp nhận hay không. Còn đối với bên mua, những cái mà họ mong muốn có thể
được chấp nhận hay không còn phải tuỳ thuộc vào việc có chủ thể nào của bên
bán tiếp nhận điều mong muốn đó của họ hay không.
- Thị trường có chức năng thực hiện: Cho ta biết sự trao đổi trên thị
trường có được tiến hành thuận lợi hay bị ách tắc giữa hai bên mua và bán
không.
- Thị trường có chức năng thông tin: cung cấp một cách đầy đủ và cụ thể
các thông tin về tình hình cung, cầu, và sản phẩm cho cả bên bán và bên mua.
Thị trường có phát triển hay không cũng phản ánh rõ bộ mặt kinh tế xã hội của
quốc gia đó có phát triển hay không.
- Thị trường còn có chức năng điều tiết: chính là nơi diễn ra sự thoả thuận
giữa hai bên mua và bán về số lượng và giá cả của sản phẩm, do đó nó có tác
động tới cả hai phía là bên bán và bên mua (cung và cầu).
1.4.1.4 Phân loại:
Chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của đất nước
thì chúng ta cần phải tìm ra đúng cái mà thị trường cần, mỗi một loại thị trường
lại có những nhu cầu khác nhau về những loại sản phẩm khác nhau, do đó việc
phân loại thị trường là hết sức cần thiết. Có rất nhiều cách để phân loại thị
trường, trong đó có một số tiêu chí phân loại cơ bản sau:
Theo mối quan hệ mua bán với nước ngoài: Thị trường được chia thành hai loại:
 Thị trường trong nước: là thị trường diễn ra trong phạm vi biên giới của
quốc gia.
 Thị trường quốc tế: là thị trường mà phạm vi hoạt động của nó vượt ra
khỏi lãnh thổ của quốc gia.
Theo từng khu vực trong nước chúng ta có thể chia thị trường thành:
 Thị trường thống nhất trong cả nước.
 Thị trường địa phương.
 Thị trường khu vực thành thị, khu vực nông thôn.
Theo trọng tâm phân bổ nguồn lực của bên bán thì thị trường bao gồm hai loại:
 Thị trường chính: là thị trường mà bên bán tập trung chủ yếu mọi nguồn

toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.
Thị trường xuất khẩu (hay còn gọi là thị trường của thế giới) là tập hợp
những khách hàng tiềm năng của công ty hay một doanh nghiệp ở nước ngoài
(khác nước xuất khẩu).
1.4.2.1 Phân loại thị trường xuất khẩu hàng hóa:
Để có thể vạch ra được chiến lược xuất khẩu hàng hoá phù hợp, chúng ta
phải tìm được những khu vực thị trường thích hợp với điều kiện quy mô, sản
phẩm của nước xuất khẩu. Do đó việc phân loại thị trường xuất khẩu là hết sức
cần thiết. Phân loại thị trường xuất khẩu, dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào vị trí địa lý chúng ta có thể phân thị trường xuất khẩu ra
thành các thị trường khu vực có quy mô lớn nhỏ khác nhau.
GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

11

 Thị trường Châu lục.
 Thị trường khu vực.
 Thị trường các nước và vùng lãnh thổ.
- Căn cứ vào lịch sử quan hệ ngoại thương giữa các quốc gia, ta có các
loại thị trường :
 Thị trường truyền thống.
 Thị trường hiện có.
 Thị trường mới.
 Thị trường tiềm năng.
- Căn cứ vào mật độ quan tâm và tính ưu tiên trong chính xác phát triển
thị trường xuất khẩu của quốc gia có lợi thế xuất khẩu hàng hoá thị trường xuất
khẩu được phân làm hai loại :
 Thị trường xuất khẩu trọng điểm hay thị trường xuất khẩu chính: là
thị trường mà nước xuất khẩu sẽ nhằm khai thác chủ yếu và lâu dài.
 Thị trường xuất khẩu tương hỗ: đó là thị trường mà trong đó nước

2. Các hình thức xuất khẩu:
2.1 Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức kinh doanh mà trong đó người mua
và người bán tiến hành trao đổi trực tiếp với nhau, có thể thông qua các phương
tiện giao tiếp hiện đại như điện thoại, thư tín, fax, email (thư điện tử)…để thỏa
thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng.
Thông qua xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp có thể thu được lợi
nhuận cao hơn do giảm được các chi phí trung gian, việc xuất khẩu diễn ra
nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao hơn. Hơn thế các doanh nghiệp còn có
thể khắc phục được những thiếu sót và có điều kiện để chủ động thâm nhập vào
thị trường thế giới. Tuy nhiên, để tham gia hình thức xuất khẩu này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, giao tiếp tốt, được đào tạo
một cách cơ bản, nắm vững và thông tin những nghiệp vụ về thị trường ngoại
thương, tâm quyết với nghề và có kinh nghiệm.
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp xuất hiện khi một nhà sản xuất trong một
người xuất khẩu trực tiếp cho người nhập khẩu hoặc người mua ở khu vực thị
trường nước ngoài.
Sự giao dịch giữa các bên được thực hiện một cách trực tiếp bằng các tổ
chức marketing của mình không thông qua trung gian.
Đối với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, phương thức xuất khẩu
luôn được áp dụng hơn. Công ty tự tìm kiếm đối tác kinh doanh và ký kết hợp
đồng với đối tác làm ăn của mình.
2.2 Xuất khẩu ủy thác :
Đây là hoạt động xuất khẩu diễn ra giữa một doanh nghiệp có nhu cầu
xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó nhưng không có điều kiện tham gia quan hệ
xuất khẩu trực tiếp, mà họ phải tiến hành hoạt động uỷ thác cho một tổ chức
trung gian có khả năng tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hoá đó để tiến hành
giao dịch mua bán với bên tham gia nhập khẩu. Tổ chức trung gian nhận uỷ thác
GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân


Phương thức xuất khẩu này có ưu điểm là: giúp cho các doanh nghiệp
nhận gia công giải quyết được công ăn việc làm, tranh thủ thu hút công nghệ
mới, nâng cao tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ…Bên cạnh những
ưu điểm đó thì cũng có một số nhược điểm như: đòi hỏi các doanh nghiệp nhận
gia công phải có thiết bị phù hợp với chủng loại sản phẩm, có một đội ngũ công
nhân có tay nghề cao, phải chấp nhận một phí gia công rẻ…
GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

14

Mỗi phương thức xuất khẩu điều có ưu và nhược điểm riêng của nó.Trong
xuất khẩu trực tiếp thì rủi ro về khả năng sinh lợi và vốn đầu tư cao hơn so với
xuất khẩu gián tiếp.
3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường:
3.1 Môi trường kinh tế:
 Tình hình kinh tế thế giới :
- Năm nay sẽ diễn biến tích cực hơn, khó khăn nhiều, tính hiệu phục hồi
vẫn còn yếu. Nhất là những nền kinh tế hiện là nguồn đầu tư lớn của nước ta.
Sau khủng hoảng, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và cải cách thể chế tài chính
toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Cơ cấu sản xuất và chiến lược thị trường của các
nước sẽ có nhiều thay đổi.
 Tình hình trong nước:
- Lạm phát tăng sẻ ảnh hưởng bất lợi đến nhà xuất khẩu vì một lượng
ngoại tệ thì thu được một đồng nội tệ ít hơn nhiều.
Khi đất nước có lạm phát tăng. Lạm phát sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của
công ty, vì lạm phát tăng sẽ kéo theo chi phí tăng, thì lợi nhuận giảm. Những
biển pháp kiềm chế lạm phát là tăng lãi suất ngân hàng. Nó gây bất lợi đến công
ty về áp lực của lãi vay.
- Lạm phát ở nước ta năm 2008 là mức 25 %, đến năm 2009 giảm còn
22%, tuy nhiên tỉ lệ này vẫn gây khó khăn bất lợi đến tình hình lương thực nước

quyền lợi và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu hàng hóa.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng năm 2001, chiến
lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn 2020 nhấn
mạnh “Chủ động và tích cực thâm thập thị trường quốc tế, chú trọng thị
trường trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị
trường quen thuộc, tranh thủ mở rộng thị trường mới”. Chính phủ cũng như
Bộ Thương Mại sử dụng các quỹ xúc tiến để hỗ trợ doanh nghiệp.
Nhà nước ta khẩn trương hoàn thiện những quy hoạch, những vùng lúa
xuất khẩu của toàn vùng trong cả nước: vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Vùng
Nam -Trung Bộ, đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Củu Long có tới 7 tỉnh quy
hoạch trồng lúa có chất lượng cao. Nhà nước có dự kiến quy hoạch chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản cả nước đến năm 2010, tầm nhìn
2020 cây trồng khác, đất chuyên lúa chỉ còn 3.96 triệu ở 2010, nhưng vẫn đảm
bảo ổn định sản lượng lúa 40 triệu tấn/năm, nhằm thực hiện chiến lược an ninh
quốc gia, trên cơ sở cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước mỗi năm xuất khẩu
3.8 -4 triệu tấn gạo. Hệ thống thủy lợi trên diện tích 1 triệu ha lúa xuất khẩu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ được đầu tư hoàn chỉnh, sử dụng các giống lúa
năng xuất chất lượng cao và áp dụng các biển pháp thâm canh, hạ giá thành
nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc
tế. Vì thế mà nhà nước ta luôn đầu tư nhiều vùng lúa có chất lượng cao, hỗ trợ
những vùng trồng lúa khô hạn để đầu tư hệ thống bom nước trồng lúa. Đây là cơ
hội cho các doanh nghiệp trong ngành có đủ nguồn nguyên liệu chất lượng tốt
để cung cấp những sản phẩm tốt nói chung và nói riêng cho mặt hàng gạo chất
lượng để xuất khẩu và tiêu thụ trong nội địa.
GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

16

Hiệp hội Lương Thực Việt Nam cung cấp nhiều thông tin hỗ trợ và đào
tạo nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất khẩu gạo.

tạo nhiều cơ hội và nguy cơ cho nông dân và cả công ty xuất khẩu gạo. Ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long chủ yếu sự dụng công nghệ xay xát và đánh bóng áp dụng

GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

17

sấy lúa đảm bảo sau thu hoạch chưa được áp dụng nhiều, nên bảo quản thu
hoạch vẫn chưa đạt yêu cầu.
Sự phát triển khoa học công nghệ giúp tạo ra nhiều giống lúa mới chất
lượng cao, chịu sự khắc nghiệt. Viện lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long nghiên
cứu sản xuất giống chất lượng lúa kháng rầy. Nguồn cung ứng lúa chất lượng
xuất khẩu chưa đáp ứng đủ diện tích sản xuất của người nông dân.
Trong những năm qua công ty Docimexco hoạt động chuyển giao, ứng
dụng khoa học công nghệ vào mặt hàng gạo luôn được chú trọng.
Với việc phát triển khoa học kĩ thuật công nghệ ngày nay phát triển rất
nhanh. Đặc biệt, là hệ thống tách màu Nhật Bản năng suất 6 tấn/giờ/máy. Ngoài
ra còn nhiều máy điều hòa không khí, đối với hệ thống sấy khô, hệ thống dự trữ,
kiểm tra chất lượng, hệ thống đóng gói tự động, hệ thống đảm bảo hạn sử dụng,
máy chế biến gạo đặc biệt, máy chế biến sản phẩm phụ...
3.5 Môi trường tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống con người cũng như hoạt
động của doanh nghiệp. Nó là yếu tố đầu vào quan trọng của ngành kinh tế
như: nông nghiệp, công nghiệp ( khoáng sản, dầu mỏ, than đá, vàng..) du lịch
vận tải...Đối với công ty xuất khẩu gạo là mặt hàng nông nghiệp phụ thuộc rất
nhiều vào thiên nhiên. Tình hình khí hậu hiện nay, hạn hán và sâu bệnh rầy
nâu, vàng lùn, xoán lá có nguy cơ phát tán, vẫn diễn biến phức tạp, nắng nóng
kéo dài ảnh hưởng đến thu hoạch của nông dân. Thu nhập của người dân càng
thấp, do giá bán thấp, thị trường bấp bênh giá bán giảm, người dân không tự
làm chủ được giá cả, làm ảnh hưởng đến đầu vào của công ty, ảnh hưởng đến

Công ty Cổ Phần DOCIMEXCO, tiền thân là Công ty Thương Nghiệp
Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Đồng Tháp (DOCIMEXCO) - một doanh nghiệp
nhà nước được thành lập năm 1992. Do sự cổ phần hóa Công ty Thương Nghiệp
Xuất Nhập khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp, theo quyết định số 04/QĐ- UBND- TL
ngày 12/01/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, với giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh của Công ty cổ phần số 5013000075 ngày 06/07/2007 đổi
tên thành Công ty Cổ Phần DOCIMEXCO. Công ty có trụ sở tại thành phố Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, vùng đồng bằng sông Mê Kông của Việt Nam là nơi tập
trung lượng lúa gạo lớn.Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới,
DOCIMEXCO đã mở rộng và phát triển đáng kể.
DOCIMEXCO cũng là một trong những thành viên của Hiệp hội lương thực
Việt Nam, Hiệp hội những nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam và hiệp
hội phân bón Việt Nam.
Biểu tượng của công ty: GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

19

- Tên thường gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO.
- Tên giao dịch quốc tế: DONG THAP TRADING CORPORATION.
- Văn phòng chính: 89 đường Nguyễn Huệ - F1 -Tp. Cao Lãnh - Đồng Tháp.
- Điện thoại : (84-67) 3852511.
- Fax: (84-67) 3851250.
- Văn phòng đại diện : 364 Phạm Hùng - Q.8 Tp.HCM.
- Điện thoại : 08.38506412.
- Email: [email protected]
- Website: www.docimexco.com
- Vốn điều lệ: 132.000.000.000 đồng.

chức tại An Giang năm 2009 (MDEC AN GIANG 2009). Góp phần phát
triển nguồn nhân lực ĐBSCL trong thời kì hội nhập.
Công ty đạt được cúp vàng “Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu uy
tín hàng lúa gạo Việt Nam-2009” và đạt được cúp vàng “Thần Nông
Hội Nhập”. Được tổ chức tại hội FESTIAL lúa gạo Việt Nam lần thứ
nhất năm 2009 tại Hậu Giang.
Công ty còn đạt danh hiệu:“BÔNG LÚA VÀNG VIỆT NAM- THƯƠNG
HIỆU VÀNG CHẤT LƯỢNG - DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ NÔNG
NGHIỆP& PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN, do Bộ Nông nghiệp & Phát
triển Nông Thôn trao tặng và rất nhiều bằng khen khác nữa.
Hình: 1.1.2 Các huân chương, bằng khen của công ty
1.2 Ngành nghề kinh doanh:
Bách hóa vải sợi, điện máy, xe đạp xe máy, vật liệu xây dựng, chất đốt.
Nông sản thực phẩm, lương thực, xuất khẩu lương thực, nông sản, thực phẩm
chế biến đông lạnh được Nhà nước cho phép.
Kinh doanh rượu, bia, nước giải khát.
Nhập khẩu vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Chế biến hàng xuất khẩu và một số hàng chế biến tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu.
Kinh doanh mặt hàng gỗ xẻ và gỗ tròn các loại.
Kinh doanh hàng thủy sản.
Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc.
Nuôi cá nước mặn, nước ngọt, nước lợ.
Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

1.3.3 Quyền hạn:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị Công ty chịu hoàn toàn
trách nhiệm về cam kết của mình các cấp chủ Quyền nhà nước không chịu trách
nhiệm về những cam kết của công ty và ngược lại. Vì vậy, công ty có quyền hạn
sau:
+ Được quyền đàm phán và ký kết hợp đồng với các đơn vị kinh doanh
thuộc các thành phần kinh tế liên doanh, liên kết trong và ngoài nước theo quy
định của Nhà nước.
+ Được mở rộng và phát triển cửa hàng chi nhánh,..để giới thiệu và mua
bán các mặt hàng sản phẩm của Công ty trong và ngoài nước, được phép mời
các cá nhân hoặc đơn vị nước ngoài ký kết hợp đồng, hợp tác kiểm soát thị
trường, trao đổi nghiệp vụ.

GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

22

+ Được vay vốn tại các ngân hàng mà công ty đảm bảo trang trải được nợ vay,
thực hiện tất cả các quyết định về tài chính và ngoại hối của Nhà nước.
1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty:
1.4.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KHKD &
MARKETING

PHÒNG TÀI
CHÍNH
KẾ TOÁN

Chi nhánh
Docifish

Chi nhánh
Dociland

VP ĐẠI DIỆN
TPHCM

PHÒNG HÀNH
CHÁNH
NHÂN SỰ

PHÒNG
KIỂM SOÁT
NỘI BỘ

Chi nhánh
Docitrade


và phát triển, công tác kinh doanh và các hoạt động tài chính của Công ty.
 Phó tổng giám đốc: thay mặt Tổng giám đốc để điều hành hoạt động của
Công ty Tổng giám đốc đi vắng hay được ủy quyền của Tổng giám đốc,
chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Tổng giám đốc Công ty về nhiệm vụ
được phân công.
 Phòng kế hoạch kinh doanh và Marketing: quản lý chương trình hoạt
động Marketing, lập kế hoạch, kiểm tra việc thực chương trình kinh
doanh…
 Phòng tài chính kế toán: phụ trách việc thu chi của công ty, lên sổ sách
quyết toán, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty.
 Văn phòng đại diện TP.HCM: chịu sự quản lý trực tiếp từ văn phòng
chính và quản lý các chi nhánh DOCIFISH, DOCIFOOD, DOCILAND,
DOCITRADE, DASCO, DOCIFARM, DOMYEED.
 Phòng nhân sự hành chính: phụ trách công việc hành chính quản trị tổ
chức tuyển dụng và quản lý nhân sự của công ty.
 Phòng kiểm soát nội bộ: chịu trách nhiệm hoạch định và trực tiếp thực
hiện chức năng nhiệm vụ của Phòng Kiểm soát nội bộ như: kiểm soát
giá mua, giá bán hàng hóa, kiểm soát thực hiện các quy trình làm việc, tài
chính, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tạo lập, giám sát qui trình, thực hiện
GVHD: Thầy Huỳnh Duy Phương SVTH: Nguyễn Thanh Vân

24
nghiệp vụ liên quan đến chức năng nhiệm vụ phòng Kiểm soát nội bộ tại
Công ty.

1.5 Những thuận lợi và khó khăn của công ty:
1.5.1 Những thuận lợi mà công ty đạt được :
- Kể từ ngày mà chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty Cổ Phần,
DOCIMEXCO đã có những bước tiến đáng kể. Sản phẩm của công ty DASCO


25
1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh mặt hàng gạo ở giai đoạn trong thời
gian 2008-2010:
Đơn vị tính: Triệu đồng

502.433
106
838.307
124.502
871.474
60.378
0
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
năm 2008 2009 2010
doanh thu
lợi thuận


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status