ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THAN mỏ tô PAN HUYỆN yên CHÂU TỈNH sơn LA và ĐỊNH HƯỚNG sử DỤNG hợp lý tài NGUYÊN - Pdf 65

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA ĐỊA CHẤT

LƯỜNG THỊ VÂN GIANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THAN MỎ TÔ PAN
HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN

Hà Nội - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA ĐỊA CHẤT

LƯỜNG THỊ VÂN GIANG
SINH VIÊN: ĐH4KS

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THAN MỎ TÔ PAN
HUYỆN YÊN CHÂU TỈNH SƠN LA VÀ ĐỊNH HƯỚNG
SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên khoáng sản
Mã ngành

: 7520501

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Chí Công
TS. Nguyễn Thị Thục Anh



BĐĐC

Bản đồ địa chất

BCTB

Biến chất trung bình

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

ĐCTV

Địa chất thủy văn

ĐCCT

Địa chất công trình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THKT

Thành hệ kiến trúc

TNDB

kiếm và thăm dò các mỏ ở địa phương khác để có thể khai thác phục vụ nhu cầu ở
chính địa phương đó, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đời sống xã hội ở chính
những nơi có mỏ. Trong đó, tỉnh Sơn La là một tỉnh có tiềm năng về khoáng sản và
than là loại khoáng sản mà Sơn La hướng tới trong những năm gần đây. Với nhiều
điểm mỏ được thăm dò và khai thác, trong đó có mỏ than Tô Pan thuộc xã Chiềng
Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, là một trong những mỏ than được coi là có tiềm
năng lớn có thể phục vụ nhu cầu sử dụng than của địa phương. Tuy nhiên, mỏ than
Tô Pan mới đi vào hoạt động và nguồn than sử dụng tại Sơn La là than được nhập
chủ yếu từ Quàng Ninh. Để đảm bảo cho mỏ than Tô Pan khai thác bền vững và lâu
dài, cần đánh giá chất lượng than để xác định được hướng sử dụng tài nguyên hợp
lý, vừa đảm bảo nơi tiêu thụ cho mỏ hoạt động có lãi, vừa đáp ứng được nhu cầu sử
dụng ngay tại địa phương, giảm giá thành sản phẩm và chi phí vận chuyển. Để góp
phần giải quyết vấn đề này, dưới sự định hướng của tiểu ban hướng dẫn, sinh viên
đã được giao đề tài “Đánh giá chất lượng than mỏ Tô Pan huyện Yên Châu tỉnh
Sơn La và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên”.

7


Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ đặc điểm, đặc tính công nghệ của khoáng sản than tại khu vực
nghiên cứu.
- Đánh giá chất lượng than trong khu vực nghiên cứu.
- Định hướng sử dụng tài nguyên hợp lý.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm khoáng sản than tại khu vực nghiên cứu (thành phần
khoáng vật, thành phần hóa học các nguyên tố trong khoáng sản).
- Nghiên cứu tính khả tuyển của than và khả năng làm giảm lưu huỳnh trong
than tại khu vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu và khảo sát nhu cầu thị trường về than tại địa phương để đưa ra

trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cán bộ công tác tại sở Tài nguyên và
Môi trường tỉnh Sơn La và Công ty Cổ phần phát triển Việt Mỹ luôn dồi dào sức
khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

9


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – KINH TẾ - NHÂN VĂN VÀ LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
1.1.

Vị trí địa lý
Yên Châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, nằm trên trục
Quốc lộ 6, cách Hà nội 240 km theo hướng Tây Bắc, cách thị xã Sơn La 64 km về
phía Đông, là khu vực đệm giữa 2 cao nguyên Nà Sản và Mộc Châu, có toạ độ địa
lý: 1040 10’ –1040 40’ kinh độ Đông, 210 07’ – 21014’ vĩ độ Bắc, phía Đông giáp
huyện Mộc Châu, phía Tây giáp huyện Mai Sơn, phía Bắc giáp huyện Bắc Yên,
phía Nam tiếp giáp với nước CHDCND Lào, có 47 km đường biên giới.
Mỏ than Tô Pan cách thị trấn Yên Châu 5km về phía Tây Bắc, thuộc bản Tô
Pan, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Diện tích khu vực mỏ 100 ha.

10


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí hành chính khu mỏ than Tô Pan, Yên Châu, Sơn La
Bảng 1.1. Tọa độ các điểm góc diện tích thăm dò [1].
Điểm khống chế
vị trí khu mỏ
1

nước biển, các xã cách trung tâm huyện từ 30 -70 km.
Khu mỏ than Tô Pan phân bố ở địa hình đồi thấp, dạng dải kéo dài phương
Tây Bắc – Đông Nam. Độ cao tuyệt đối đường địa hình từ 370 m - 690 m. Khu mỏ
thấp dần về phía Nam – Tây Nam chuyển tiếp đến đồng bằng, thung lũng núi. Địa
hình thoải dần với độ nghiêng sườn từ 250 - 50, bề mặt ít bị chia cắt, đỉnh bằng, độ
bóc mòn yếu, đa phần bị lũ tích cuốn trôi và sườn tích che lấp. [8]
1.2.2. Đặc điểm sông suối
- Vùng quốc lộ 6 có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối Sập và hệ thống suối
Vạt. Hệ thống suối Sập bắt nguồn chảy từ Mộc Châu và các nhánh khác nhập về
như: Huổi Tô Buông, Huổi Nà Ngà, Suối Phà... và hợp với suốt Vạt ở xã Sặp Vạt.
trữ lượng nước nhiều nhưng giá trị sử dựng của suối này còn thấp, chưa đựơc khai
thác tốt chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt. Hệ thống suối Vạt bắt nguồn từ dãy Khau

11


Cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như: Huổi Hịt, Huổi Lưu, Huổi
Tủm... Lượng nước không nhiều nhưng nó là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản
xuất và sinh hoạt của vùng.
- Vùng cao biên giới có hệ thống suối Nậm Pàn chảy theo hướng Tây Bắc đổ
ra sông Đà, suối này chỉ phục vụ một phần ít cho xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng
Khoài và tập trung chủ yếu cho công trình thủy lợi Chờ Lồng.
Khu vực mỏ than Tô Pan không có sông chảy qua, thuộc khu vực thượng
nguồn sông Nậm Sập, gồm hệ thống suối Nậm Vạt, bắt nguồn từ Chiềng Đông chảy
qua Yên Châu theo hướng Đông Nam đổ vào sông Nậm Sập và hòa vào sông Đà
theo hướng Đông Bắc.
Sông Nậm Sập chiều dài chung 15km, phân bố ở phía Đông Nam khu mỏ Tô
Pan, lòng rộng nước chảy xiết, trong tương lai có khả năng cải tạo thành luồng vận
tải sông Đà. Chiều dài suối Nậm Vạt khoảng trên 20km, lòng suối rộng và nông.
Trong khu mỏ có hệ thống suối Huổi Mây, lòng hẹp, thượng lưu suối dốc.

thiệt hại mùa màng, phá vỡ các công trình, kè cống, đập, hệ thống đường giao thông
bị sạt lở khá mạnh mẽ. [8]
1.3.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

1.3.1. Đặc điểm dân cư
Khu vực mỏ than Tô Pan nằm trong địa bàn dân cư tương đối đông đúc, tính
đến năm 2016 dân số là 3455 người, cách quốc lộ 6A khoảng 4 km. Đây là nơi
chung sống của cộng đồng các dân tộc Kinh, Thái chiếm nhiều nhất. Ngoài ra có
dân tộc ít người như người Xá, Mông ở vùng sâu, vùng xa. Dân cư sinh sống chủ
yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản. Lực lượng công nhân viên
chức (chủ yếu giáo viên), cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm khoảng 5%.
Trình độ văn hóa tương đối khá. Văn hóa, giáo dục y tế đáp ứng cho cộng
đồng dân cư, ở vùng sâu vùng xa, giao thông khó khăn, đời sống vật chất, văn hóa
xã hội thấp, bệnh tật hoành hành. Song, nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước và
chính quyền các cấp đã kịp thời giúp đỡ, tài trợ. [8]
1.3.2. Đặc điểm kinh tế
Sản xuất nông nghiệp chiếm 60%, chăn nuôi chiếm 10%; dịch vụ, tiểu thủ
công nghiệp chiếm 30%. Đời sống nhân dân các dân tộc trong xã có bước phát triển
đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 22.500.000đồng/người/năm,
tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, tỷ lệ

13


hộ nghèo toàn xã còn 10,62%; hộ cận nghèo 5,73%; trong độ tuổi lao động 1.886
người. Tỷ lệ đạt danh hiệu văn hoá năm 2016, đạt 77,91% gia đình văn hóa, 100%
bản đạt danh hiệu văn hóa. Quốc phòng, an ninh luôn được củng cố và tăng cường,
an ninh chính trị luôn được giữ vững, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,

tạo, đo vẽ BĐĐC sơ lược tìm kiếm thăm dò, đánh giá một số mỏ than khu vực Vạn
Yên và Nho Quan.

14


Từ việc phát hiện than, nghiên cứu các trầm tích chứa than khu vực sông Đà,
Chợ Bờ đến các vùng Vạn Yên và dọc sông Đà của các nhà địa chất Pháp như
Mausuy (1912 – 1914), Deprat (1915), Jacob (1919 – 1921) đến Dussaulit (1929),
Fromaget (1929 – 1937 – 1941),… đã xác định tuổi các trầm tích chứa than trong
khoảng Trias muộn đến Jura sớm, trên cơ sở đối sách các sưu tập hóa đá động vật
Chợ Bờ, Vạn Yên, Nho Quan và thực vật với phức tập Napeng Miến Điện và Hòn
Gai Việt Nam mạng các yếu tố “Nori-Reti”.
“Các thành tạo chứa than là một sản phẩm của địa mạng sông Đà sau pha uốn
nếp Indosini (Fromaget – 1941)”. Trục của địa mạng sông Đà phương Tây Bắc –
Đông Nam nằm giữa cánh nâng sông Mã (phía Tây Nam) và cánh nâng Fansipan
(phía Đông Bắc) kéo dài từ biên giới Việt – Trung đến bờ biên Ninh Bình.
Các thành tạo đá vôi (bao quanh hoặc lót dưới đáy các thành tạo chứa than
Nori-Reti) vùng hạ lưu sông Đà được Deprat (1915) xác định tuổi Anis (T2a).
Những tài liệu địa chất, khoáng sản đầu tiên có ở khu vực sông Đà do người
Pháp tiến hành từ 1954 để lại. Là tư liệu quý giá cho chúng ta tham khảo trong khi
nghiên cứu, đo vẽ BĐĐC tỷ lệ 1:500.000, BĐĐC tỷ lệ 1:200.000 và tìm kiếm thăm
dò các mỏ than cũ được phát hiện trước đây.
Hạn chế của nghiên cứu trước năm 1954 của các nhà địa chất Pháp: mức độ sơ
lược, khối lượng rất hạn chế, tài liệu sơ sài, công tác tìm kiếm thăm dò đánh giá mỏ
sơ lược được kết hợp với nghiên cứu địa chất nhằm định hướng cho các công ty
khai khoáng đầu tư vào Việt Nam.
1.5.2. Giai đoạn sau 1954
Giai đoạn sau 1954 là thành tựu nghiên cứu địa chất khoáng sản, tìm kiếm
thăm dò than được đẩy mạnh ở TBVN nói chung, vùng sông Đà nói riêng đã đạt

• Bùi Huy Chương (1985), nghiên cứu độ chứa than BCTB và phương hướng tìm
kiếm thăm dò than mỡ tây bắc Việt Nam. Tính toán tiềm năng BCTB và trữ lượng
đã tìm kiếm thăm dò vùng Yên Châu:
Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo (TNDB) = 1.525.560 tấn
Trong đó: Trữ lượng cấp 122 = 155.000 tấn
TNDB cấp 333 = 1.370.560 tấn
Xếp nhãn hiệu than khí – mỡ, vùng có trữ lượng nhỏ.
• Công trình nghiên cứu “Tổng hợp đánh giá tiềm năng than BCTB các vùng TBVN.
Tìm kiếm phát hiện và chi tiết hóa một số diện tích có triển vọng” (giới hạn các

16


vùng ở bờ phải sông Đà) do tác giả Nguyễn Đạt Khanh và những người khác (1995)
đã nêu kết luận về triển vọng than ở vùng Yên Châu như sau:
-

Các trầm tích hệ tầng Suối Bàng ở vùng Yên Châu có thể phân thành hai phân hệ
tầng:
+ Phân hệ tầng dưới (T3n- r sb1) nghèo than, nếu có thì triển vọng than không
đáng kể.
+ Phân hệ tầng trên (T3n- r sb2) chứa từ 1 đến 8 vỉa than. Có triển vọng công
nghiệp từ 1 đến 4 vỉa.

-

Bồn trũng chứa than Yên Châu, chịu ảnh hưởng của hệ thống đứt gãy Tây Bắc –
Đông Nam và Đông Bắc – Tây Nam chia cắt thành các khối kiên trúc nhỏ chứa than
và mỗi khối tương ứng với khu mỏ hiện tại:
+ Khối Đông Nam bồn trũng Yên Châu (Mường Lựm, Ke Lay và Buôn An)

Hệ tầng do Đovjikov A.E. và nnk., 1965 (Trias giữa-muộn) xác lập. Hệ tầng
phân bố dọc sông Đà, đoạn từ Ghềnh Mon đến cửa suối Nậm Khoa. Hệ tầng gồm
phần thấp chủ yếu đá cát kết, cát kết dạng quarzit xen đá phiến philit, phần trên chủ
yếu có đá phiến muscovit, đá phiến chlorit xen ít lớp cát kết phân lớp mỏng. Có
nhiều thể pegmatit và gabro-diabas xuyên cắt hoặc xuyên theo các lớp đá trầm tích
gây hiện tượng biến chất đá vây quanh đến tướng anbit-epidot và sừng pyrocen,
chứa các hoá thạch: Howellella cf. crispa, Dicoelostrophia sp., Atrypa sp.,
Modilopsis cf. yunnanensis, Hexacrinites (?) trangxaensis, Hexacrinites sp.,
Fenestella sp., tuổi Đevon sớm (Tống Duy Thanh và nnk., 1994). Hệ tầng dày
1750m.
Quan hệ dưới của hệ tầng chưa rõ, phía trên hệ tầng nằm chỉnh hợp dưới trầm
tích tạm xếp vào hệ tầng Bản Cải tuổi Đevon muộn. Với quan hệ địa tầng và tập
hợp hoá thạch như mô tả, hệ tầng được tạm xếp vào tuổi Đevon sớm - giữa.
Giới Pleozoi
Hệ tầng Bản Cải (D3bc)
Hệ tầng do Nguyễn Xuân Bao và nnk., 1969, (Givet) xác lập trên cơ sở mặt
cắt theo ngọn sông Mua cắt qua Bản Cải.
Thuộc phạm vi tỉnh Sơn La hệ tầng phân bố thành những dải hẹp ở vùng
thượng nguồn sông Mua và vùng Bản Khoa. Mặt cắt tiêu biểu theo ngọn Sông Mua
cắt qua Bản Cải. Hệ tầng gồm phần thấp có đá phiến sét, phiến silic xen các lớp
mỏng đá vôi, phần trên chủ yếu đá vôi, đá vôi sét cấu tạo dạng sọc dải phân lớp vừa

18


đến dày xen ít lớp đá phiến silic, chứa mangan và các hoá thạch: Palmatolepis
delicatula, P. marginifera,P. glabra pectinata, P. quadratinodosalotaba, P. cf.
regularis, P. gigas, P. triangularis, Eogeinitzina sp. (aff. rara), Eonodosaria cf.
evlanensis, Nanicella cf. uranica, Tikhinella. Hệ tầng dày 350-900m.
Hệ tầng có quan hệ chỉnh hợp trên hệ tầng Bản Páp tuổi Đevon sớm- giữa và

Chernyshinella

Parathurammina

tumulosa.,...

Conodonta:

Pseudopolygnathussp.,Siphonodella sp.,... tuổi Turne sớm - giữa.
Phần cao hệ tầng chứa Foraminifera: Spinoendothyra ucrrainica.,S.umberculata...;
Conodonta: Siphonodella cooperi ., Scaliognathus amchoralis, tuổi Turne muộn.
Hệ tầng là mức địa tầng cao nhất của chu kỳ trầm tích Đevon, tương ứng với
hệ tầng Lũng Nậm (C1ln) ở Đông Bắc.
Đáng chú ý, ở rìa nếp lồi Tạ Khoa đới Sông Đà có mặt tầng đá vôi màu đen
chứa ít Trùng lỗ: Tetrataxis cf. torosus, Brunsia signoides., Endothyra sp.,... tuổi

19


Turne - Vize (Đoàn Nhật Trưởng, 1994). Do đó, các đá vôi này cũng được xếp vào hệ tầng
Đa Niêng.
Giới Pleozoi
Hệ tầng Yên Duyệt (P3yd)
H tầng do Phan Cự Tiến và nnk., 1977 xác lập.
Hệ tầng đặc trưng bởi các trầm tích biển gần bờ, gồm đá vôi, đá vôi silic, đá
phiến sét và sét vôi, có hoá thạch đa dạng phong phú: Foraminifera, Trilobita,
Rugosa, Brachiopođa, Crinoidea... Chúng phân bố thành dải hẹp lượn khớp đều
quanh diện phân bố các đá phun trào mafic Cẩm Thuỷ. Ngoài ra, các vết lộ lục
nguyên ở thượng nguồn Nậm Hẹ, sát biên giới Việt-Lào, có Phillipsidae, Leptodus
richthofeni tuổi Permi muộn cũng được xếp vào hệ tầng Yên Duyệt.

- Tập 1: đá phiến sét, bột kết xen cát kết màu vàng, phân lớp mỏng, có chỗ
phân dải thanh, chứa Pteria sp., Lingula tenuisima., dày 30 m.
- Tập 2: bột kết, đá phiến sét xen cát kết màu vàng, nâu đỏ xen thấu kính đá
vôi, dày 0,5-1m, chứa Pteria sp., Entolium discites., Eumorphotis cf.
inaequicostata,...dày 30 m.
- Tập 3: cát kết chuyển lên bột kết xen cát kết phân lớp song song hoặc xiên,
dày 100m.
- Tập 4: bột kết màu đỏ xen ít cát kết màu xám vàng, dày 15 m.
- Tập 5: đá phiến sét xen bột kết màu xám nhạt xen bột kết và ít cát kết, chứa
Eumorphotis sp., dày 35 m.
- Tập 6: đá phiến sét vôi, vôi sét xen bột kết, đá phiến sét, trên mặt lớp sét vôi
thường có cấu tạo vón cục dài dạng giun, dày 100 m, chứa Eumorphotis reticulata.,
E. inaequicostata,... tuổi Olenec. Tập này chuyển tiếp liên tục lên đá vôi Anizi hệ
tầng Đồng Giao tại ngay bản Cò Nòi.
Bề dày hệ tầng 310 m.
Ở vùng thị xã Sơn La, theo mặt cắt Nà Có, phần thấp của hệ tầng còn có mặt
các hoá thạch: Claraia aurita, C. stachei.,...tuổi Indi. Do đó hệ tầng Cò Nòi xếp vào
Trias sớm (T1cn).
Giới Mesozoi
Hệ tầng Viên Nam (T1vn)
Hệ tầng do Phan Cự Tiến và nnk., 1977 xác lập trên cơ sở nghiên cứu mặt cắt
chuẩn từ núi Viên Nam đến làng Cổ Đông thuộc tờ Hà Nội. Trên diện tích tỉnh Sơn
La hệ tầng Viên Nam có diện phân bố rộng rãi dọc lưu vực sông Đà thành dải kéo
dài phương tây bắc - đông nam, diện lộ ít hơn ở vùng núi Ông, thành dải phương á
kinh tuyến.

21


Mặt cắt được nghiên cứu khá tốt dọc Suối Trát sang đến cửa Suối Sập và dọc



Giới Mesozoi
Hệ tầng Đồng Giao T2ađg
Hệ tầng Đồng Giao gồm các khối núi đá vôi phân bố thành dải hẹp bao quanh
khu Bản Phô về phía Bắc và kề sát với khu Tô Pan ở phía Nam – Tây Nam. Hệ tầng
Đồng Giao chia làm 2 phân hệ:
Phân hệ tầng dưới T2ađg1: Phân hệ tầng dưới có diện tích phân bố thành những
dải hẹp ở phía Bắc – Tây Bắc đến Đông Nam vùng nghiên cứu. Thành phần gồm đá
vôi màu xám đen, đá vôi sét, đá vôi dăm, đôi khi kẹp đá vôi silic. Cấu tạo phân lớp
mỏng đến dày hoặc dạng khối. Thế nằm của phân hệ tầng dưới cắm về Nam – Tây
Nam, Bắc – Đông Bắc tạo thành nếp lõm với góc dốc các cánh từ 45 0 – 600 dọc theo
đứt gãy các đá bị biến đổi góc dốc 750 – 800. Chiều dày 350 – 750 m.
Phân hệ tầng trên T2ađg2: Thành phần trầm tích của phân hệ tầng trên bao gồm
đá vôi phân lớp dày, đá vôi dạng khối màu xám sáng, xám trắng, trắng phớt hồng
xen kẹp các tập đá vôi silic hạt mịn. Trong đá vôi còn xen kẹp đá vôi sét, đá vôi
dạng dăm, đá vôi cát sắc xám phớt hồng. Diện phân bố của hệ tầng trên thành dải
bao quanh các trầm tích hệ tầng Suối bang từ bản Phô đến bắc Tô Pan. Ranh giới
phân hệ tầng trên có quan hệ chuyển tiếp với phân hệ tầng dưới nó, có tiếp xúc kiến
tạo đứt gãy với hệ tầng Suối Bàng. Do đó thế nằm các đá khó xác định, các đá bị
biến vị khá mạnh mẽ. Chiều dày 800 – 1000 m.
Giới Mesozoi
Hệ tầng Suối Bàng T3n-r sb
Hệ tầng Suối Bàng phân bố thành 2 dải hẹp phương Tây Bắc – Đông Nam kéo
dài từ Chiềng Đông đến suối Nậm Sập.
Dải thứ nhất – Trũng Bản Phô (phía Bắc – Đông Bắc khu vực nghiên cứu)
chiều dài 9km, rộng 1,5 – 2km.
Dải thứ hai – Trũng Tô Pan (phía Nam – Tây Nam khu vực nghiên cứu) chiều
dài từ 6 – 8 km, rộng từ 0,8 – 1,5 km. Hệ tầng Suối Bàng chia thành hai phân hệ:
-

hợp trên nó. Chiều dày từ: 225 – 450 m.
Các thành tạo phủ trên hệ tầng Suối Bàng
Trong diện tích nghiên cứu địa chất khu vực các thành tạo phủ trực tiếp trên hệ
tầng Suối Bàng bao gồm: Hệ tầng Yên Châu và các trầm tích Đệ Tứ.
Giới Mesozoi
Hệ tầng Yên Châu K2 yc
Các thành tạo vụn thô màu đỏ, hệ tầng Yên Châu phân bố khá rộng, dọc thung
lung QL6A từ đèo Chiềng Đông qua thị trấn Yên Châu đến đèo Mộc Châu.
Hệ tầng Yên Châu được chia làm 2 phân hệ:

24


• Phân hệ dưới K2yc1
Các thành tạo vụn thô phân hệ tầng dưới phủ không chỉnh hợp trên các thành
tạo có tuổi trước nó, thành phần gồm: cuội kết, sạn kết đa dạng về thành phần. Chủ
yếu là cuội đá vôi, cát kết vôi, silic, quazt, đá phun trào, độ gắn kết rắn chắc, phân
lớp xiên theo hướng dòng chảy: từ xiên thoải đến dốc. Quan sát các mặt cát Tô Pan,
Bản Mây, Bản Phát: phân hệ tầng dưới tiếp xúc với hệ tầng Suối Bàng, dọc theo đứt
gãy FB đá bị ép, cà nát, vỡ vụn mạnh, hướng cắm chung về đông bắc góc dốc từ 55 0
– 600 tăng lên 750 – 850. Chiều dày từ 150 – 250 m.
• Phân hệ tầng trên K2yc2
Phân hệ tầng trên chuyển tiếp từ phân vị dưới lên, thành phần trầm tích gồm
cát kết, bột kết, sét kết, phân lớp dày từ 40 đến 80 cm. Đá cấu tạo phân lớp xiên
thoải đến phân lớp ngang, trong chúng xen kẹp một vài lớp cuội kết, sạn kết mỏng
kích thước cuội không quá chênh lệch nhau. Chuyển lên phần trên mặt cắt là bột –
sét kết, sét – bột kết, cát – bột kết hạt mịn, có biểu hiện thạch cao, nước muối.
Quan hệ phía trên của phân hệ tầng với trầm tích Đệ Tứ là không chỉnh
hợp.Chiều dày từ 70 – 400m.
Giới Kainozoi


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status