Môn kế hoạch hóa - đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách giai đoạn 2006-2008 và đưa ra giải pháp thực hiện cho 2 năm còn lại của KH 2006-2010 - Pdf 66

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................ 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH
................................................................................................ 3
I. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH VÀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH ............................... 3
1. Ngân sách nhà nước .............................................................................................. 3
2. Kế hoạch ngân sách nhà nước ............................................................................... 3
II. NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH ...................................................... 3
1. Xác định tổng nguồn thu ngân sách và cơ cấu thu ngân sách ............................. 4
2. Xác định tổng nhu cầu chi tiêu và cơ cấu nhu cầu chi tiêu kỳ kế hoạch ............. 6
III. CÂN ĐỐI THU – CHI NGÂN SÁCH VÀ GIẢI PHÁP ....................................... 8
1. Thâm hụt ngân sách ............................................................................................... 8
2. Thặng dư ngân sách ............................................................................................... 8
IV. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN NGÂN SÁCH ........................................... 9
1. Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước ............................................................... 9
2. Giải pháp giảm chi ngân sách nhà nước ............................................................... 9
3. Giải pháp xử lí bội chi ngân sách ....................................................................... 10
CHƯƠNG II ......................................................................... 12
KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH 2006 – 2010 ............................ 12
VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRONG 3 NĂM 2006 –
2008 ...................................................................................... 12
I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN ............... 12
2006 - 2010 .................................................................................................................. 12
II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH BA NĂM ĐẦU KẾ
HOẠCH 2006 – 2008 VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ GIAI ĐOẠN 2009-2010. ................. 14
1. Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2006 ........................................... 14
2. Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2007 ........................................... 17
3. Tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách năm 2008 ........................................... 21
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIAI ĐOẠN .... 24
2009 – 2010 VÀ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
.............................................................................................. 24

Trong quá trình phân tích và đánh giá không thể tránh khỏi những sai sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài phân tích được hoàn chỉnh
hơn.
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH
I. KHÁI NIỆM NGÂN SÁCH VÀ KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH
1. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu
từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các
khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà
nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
2. Kế hoạch ngân sách nhà nước
Kế hoạch ngân sách là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, kế hoạch ngân sách xác định tổng nguồn thu ngân sách có thể đạt được dựa trên tổng
thu nhập của nền kinh tế, dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn và
dài hạn để từ đó cân đối các nguồn thu với các nguồn chi tiêu cần có từ ngân sách trong
thời kì kế hoạch, xác định thực trạng cân bằng ngân sách kỳ kế hoạch và đề xuất giải
pháp chính sách nhằm cải thiện cán cân ngân sách.
II. NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH
Kế hoạch ngân sách gồm 4 nhiệm vụ cơ bản
Kế Hoạch Hóa PT KT- XH
- Căn cứ vào thu nhập của nền kinh tế, kế hoạch ngân sách xác định tổng
nguồn thu ngân sách trong kỳ kế hoạch, cơ cấu thu ngân sách trong kỳ kế hoạch.
- Căn cứ vào các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, kế hoạch ngân sách xác định tổng
nhu cầu chi tiêu và cơ cấu nhu cầu chi tiêu trong kỳ kế hoạch.
- Dựa trên khả năng các nguồn thu và nhu cầu chi tiêu, kế hoạch ngân sách sẽ

phát triển kinh tế. Tỷ suất doanh lợi càng lớn là nhân tố quyết định đến việc nâng cao
tỷ suất thu ngân sách nhà nước.
- Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên: đối với các nước đang
phát triển và nguồn tài nguyên phong phú thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu
ngân sách.
- Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước: nhân tố này phụ thuộc
vào:
+ Quy mô tổ chức của bộ máy NN và hiệu quả hoạt động của nó.
+ Những nhiệm vụ KT – XH nhà nước đảm nhận trong thời kỳ.
+ Chính sách sử dụng kinh phí của nhà nước.
Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả
năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến tỷ suất thu ngân sách
nhà nước tăng.
- Tổ chức bộ máy thu nộp: tổ chức bộ máy thu nộp sẽ ảnh hưởng tới thu
ngân sách nhà nước. Nếu bộ máy thu nộp được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả
cao, chống thất thu do trốn, lậu thuế thì sẽ là nhân tố tích cực làm tăng thu ngân sách
nhà nước.
1.3. Khoản thu lớn trong thu ngân sách nhà nước
Thuế, phí và lệ phí là các khoản thu không thể thiếu trong ngân sách nhà nước,
bình quân các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí chiếm 95% đến 98% trong tổng ngân
sách nhà nước. Nguyên tắc thu thuế, phí và lệ phí phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc ổn định và lâu dài: trong những điều kiện hoạt động kinh tế
bình thường cần thiết phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không gây xáo trộn
Kế Hoạch Hóa PT KT- XH
thuế trong nền kinh tế.
- Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng: việc thiết lập hệ thống thuế phải có
quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội,
thành phần kinh tế. Việc thiết lập hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập
của người chịu thuế.
- Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: Nguyên tắc này yêu cầu các sắc thuế

nước và góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Nó là các khoản chi mang tính chất chi tích
luỹ như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà
nước, chi cho các dự án, chương trình quốc gia. Chi đầu tư phát triển gồm chi đầu tư
xây dựng cơ bản, chi xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn thu tiền sử dụng đất, chi xây
dựng cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn huy động theo khoản 3 điều 8 Luật ngân sách nhà
nước, chi xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư; chi góp vốn cổ phần các tổ chức tài
chính quốc tế, chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi, chi cho vay hộ đồng bào dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, chi bổ sung vốn và hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp hàng
hoá, dịch vụ công ích, doanh nghiệp khu kinh tế quốc phòng, chi bổ sung dự trữ quốc
gia, chi cấp vốn điều lệ, chi đầu tư phát triển khác
- Chi trả nợ: bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện nghĩa vụ trả nợ
các khoản đã vay trong nước và vay ngoài nước khi đến hạn (bao gồm cả nợ gốc và
lãi) và các khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
+ Chi trả nợ trong nước (nợ lãi và nợ gốc)
+ Chi trả nợ ngoài nước (nợ lãi và nợ gốc)
- Chi viện trợ
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất: là nhân tố vừa tạo ra khả năng và
điều kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu
thay đổi nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định.
- Khả năng tích luỹ của nền kinh tế: nhân tố này càng lớn thì khả năng chi
đầu tư phát triển tăng càng lớn. Tuy nhiên, việc chi ngân sách nhà nước cho đầu tư
phát triển còn tuỳ thuộc ở khả năng tập trung nguồn tích luỹ vào ngân sách nhà nước
và chính sách chi của Nhà nước trong từng giai đoạn.
- Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - xã
hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ.
- Ngoài ra, chi ngân sách nhà nước còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác như biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
Kế Hoạch Hóa PT KT- XH
III. CÂN ĐỐI THU – CHI NGÂN SÁCH VÀ GIẢI PHÁP

sách…
Kế Hoạch Hóa PT KT- XH
IV. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN NGÂN SÁCH
1. Giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước
Trước hết, Chính sách thuế Nhà nước phải vừa huy động được cho Nhà nước,
phải vừa khuyến khích tích tụ vốn của doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, cần phải ổn
định mức huy động bằng thuế của Nhà nước và phải sửa đổi, bổ sung chính sách thuế
cho phù hợp với thu nhập của các doanh nghiệp và của dân cư.
Chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước cần được đặt trên
cơ sở thu nhập và mức sống của dân. Nếu Nhà nước vay quá lớn, dân sẽ không cải
thiện được đời sống, không còn khả năng tự đầu tư để phát triển, giải quyết những vấn
đề mà Nhà nước chưa giải quyết được như thu nhập, việc làm đồng thời khó khăn
trong việc tạo ra nguồn tài chính mới.
Tài nguyên quốc gia thường đóng góp một khoản không nhỏ vào ngân sách
nhàn nước nên bên cạnh việc khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên để
tăng thu cho ngân sách thì cũng cần phải dành kinh phí thoả đáng để nuôi dưỡng, tái
tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá huỷ tài sản, tài
nguyên vì mục đích trước mắt.
Nhà nước sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư trực tiếp vào một số
doanh nghiệp quan trọng trên những ngành, những lĩnh vực then chốt nhằm định
hướng phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra nguồn tài chính mới. Bên cạnh đó, Nhà
nước cần chú trọng đầu tư vào con người, đào tạo nghề, nâng cao dân trí, phát triển
khoa học, chăm sóc sức khoẻ để có một đội ngũ lao động có tay nghề cao, năng suất
lao động cao.
Nhà nước phải giảm chi tiêu cho tiêu dùng, tinh giản bộ máy Nhà nước, cải
cách bộ máy hành chính để tích luỹ vốn chi đầu tư, đồng thời khuyến khích mọi người
tiết kiệm tiêu dùng dành vốn cho đầu tư phát triển.
2. Giải pháp giảm chi ngân sách nhà nước
Gắn chặt khả năng thu để bố trí các khoản chi. Chi ngân sách nhà nước phải
dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Mức độ chi, cơ cấu các khoản chi

ứng để đầu tư cho phát triển gây tăng trưởng nóng và không cân đối với khả năng tài
chính của quốc gia.
3.2. Vay nợ trong và ngoài nước để bù đắp bội chi.
Nhà nước thực hiện phát hành trái phiếu chính phủ, vay các Chính Phủ, các
NHTM nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế... Về nguyên tắc, chỉ được sử dụng
cho chi đầu tư phát triển.
Việc vay nợ nước ngoài quá nhiều sẽ kéo theo vấn đề phụ thuộc nước ngoài cả
về chính trị lẫn kinh tế và làm giảm dự trữ ngoại hối quá nhiều khi trả nợ, làm cạn dự
Kế Hoạch Hóa PT KT- XH
trữ quốc gia sẽ dẫn đến khủng hoảng tỷ giá.
Vay nợ trong nước sẽ làm tăng lãi suất, và cái vòng nợ - trả lãi - bội chi sẽ làm
tăng mạnh các khoản nợ công chúng và kéo theo gánh nặng chi trả của NSNN cho các
thời kỳ sau…
3.3. Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước. Tận thu các nguồn thu, đồng thời cắt
giảm các khoản chi không cần thiết.
Tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế. Việc tăng các khoản thu, đặc biệt là thuế
có thể sẽ bù đắp sự thâm hụt ngân sách nhà nước và giảm bội chi ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp cơ bản để xử lý bội chi ngân sách nhà nước,
bởi vì nếu tăng thuế không hợp lý sẽ dẫn đến làm giá cả hàng hóa tăng gây ảnh hưởng
lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân, nghiêm trọng hơn sẽ triệt tiêu động lực của các
doanh nghiệp trong các ngành sản xuất kinh doanh và làm mất đi khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân sách nhà
nước. Đây là một giải pháp tuy mang tính tình thế, nhưng vô cùng quan trọng với mỗi
quốc gia khi xảy ra bội chi ngân sách nhà nước và xuất hiện lạm phát. Triệt để tiết
kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chỉ đầu tư vào những dự án mang tính chủ
đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt
những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm, thậm chí không đầu tư. Mặt
khác, bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công, những khoản chi thường
xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status