Môn học kế hoạch hóa phát triển - đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006 - 2010 tỉnh sơn la - Pdf 66


Đề án môn học
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
tăng trưởng kinh tế 2006-2010 tỉnh
Sơn La

Lời mở đầu
Xu thế chung hiện nay của các nước trên thế giới đều tiến tới áp dụng cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Tuy dung lượng kết hợp hai yếu tố
điều tiết này không giống nhau nhưng KHH (Kế hoạch hóa) với tư cách công cụ
điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân hiện nay được khẳng định là yếu tố không
thể thiếu được nhằm thực hiện có hiệu quả sự can thiệp của chính phủ vào nền
kinh tế thị trường. Việt Nam có lịch sử áp dụng cơ chế KHH tập trung ngay sau
khi hòa bình lập lại (1955) cho đến thập niên 80. Qúa trình sau đó chúng ta liên
tục có những bước đổi mới vận dụng linh hoạt cơ chế KHH tập trung phù hợp
với các điều kiện mới. Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ
KHH tập trung sang KHH định hướng phát triển và đổi mới KH (kế hoạch) 5
năm được xem là vấn đề trung tâm. KH 5 năm sẽ không chỉ bao gồm những nội
dung về tăng trưởng kinh tế mà phải giải quyết được cả những vấn đề xã hội,
môi trường đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên trong đó thì KH tăng
trưởng kinh tế vẫn được coi là tiền đề, cơ sở để từ đó có thể xây dựng các chỉ
tiêu xã hội và môi trường, và việc thực hiện KH tăng trưởng thành công cũng là
điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề đó. Được coi là một trong những
tỉnh có tiềm năng lớn nhưng nền kinh tế còn hết sức yếu kém Sơn La trên con
đường phát triển hội nhập với sự phát triển chung của cả nước sẽ cần phải thực
hiện tốt chiến lược, cũng như KH 5 năm phát triển kinh tế xã hội của mình.
Trong giới hạn khả năng của bản thân, Em xin đóng góp một góc nhìn về việc:
“Đánh giá tình hình thực hiện KH tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 tỉnh
Sơn La”. Giai đoạn 2006-2010 là một giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với Sơn La khi mà công trình thủy điện Sơn La_công trình thủy điện lớn
nhất Đông Nam Á đang đi vào giai đoạn hoàn thành, đặt tỉnh trước thách thức

cơ sở để xác định các KH mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng
thu nhập dân cư trong KH phát triển xã hội… Các chỉ tiêu của KH tăng trưởng
còn được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các KH biện pháp cũng như xây
dựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ KH.
Như vậy, trong KH 5 năm phát triển kinh tế xã hội bộ phận KH tăng
trưởng kinh tế là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu nhất, quyết định ảnh hưởng
tới các KH bộ phận còn lại. Việc xây dựng KH tăng trưởng phù hợp, chính xác
sẽ là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của cả KH 5 năm.
Trong công tác phát triển kinh tế ở các địa phương thì công tác KHH
càng trở nên quan trọng nhất là KH trung hạn 5 năm. Mỗi địa phương có điều
kiện thuận lợi, khó khăn riêng để phát triển kinh tế-xã hội vì vậy KH cũng cần
được xây dựng riêng cho mỗi tỉnh, thậm chí là tới từng huyện. Thực hiện tốt KH
tại các địa phương sẽ là cơ sở quyết định, góp phần thực hiện thành công KH
của các ngành cũng như của cả nước, đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống
KHH. Việc đánh giá quá trình thực hiện KH cũng vì thế đóng một vai trò không
nhỏ. Đánh giá đầy đủ chân thực những thành tựu, hạn chế đạt được sẽ giúp cho
việc thực hiện đúng tiến độ KH, cũng như có những điều chỉnh cần thiết bảo
đảm tính linh hoạt nhạy bén của KHH nói chung. Đặc biệt là khi tình hình có
biến động và thay đổi lớn đặt địa phương trước cơ hội rất lớn có thể “đi tắt đón
đầu” hội nhập với nền kinh tế của cả nước cũng như trong khu vực và thế giới.
B. Sơn La điểm sáng mới của Tây Bắc
Sơn La là một trong 4 tỉnh miền núi Tây Bắc, quê hương của điệu múa
xoè của đồng bào dân tộc Thái, (Tây Bắc bao gồm: Hòa Bình, Lai Châu, Sơn
La, Điện Biên) có diện tích tự nhiên 14.125 km2 chiếm 4.27% tổng diện tích cả
nước đứng thứ 3 trong số các tỉnh thành phố trong cả nước. Phía bắc giáp các
tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây
giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào; có chung đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, có
chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.
Sơn La có 11 đơn vị hành chính (1 thị xã, 10 huyện) với 12 dân tộc. Tỉnh

trình Thủy điện Sơn La nằm trên sông Đà, tại xã Ít Ong, huyện Mường La, cách
Thủy điện Hòa Bình 250km về phía thượng lưu. Với công suất 2400 MW (với
mực nước dâng 215m) cho sản lượng điện 10,2 tỷ KWh điện trung bình năm,
Thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Đây sẽ là một
cơ hội rất lớn để phát triển kinh tế cho tỉnh đồng thời cũng đặt tỉnh trước thách
thức lớn trong việc di dời dân cư khỏi lòng hồ thủy điện. Thủy điện Sơn La phải
chăng sẽ là một cú “hích” giúp phát triển nền kinh tế còn nặng về nông nghiệp
của tỉnh, giúp cải thiện nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn
tỉnh nhà.
C. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Tây Bắc là vùng kinh tế quan trọng của cả nước, có tiềm năng lớn, nhưng
hiện nay trình độ phát triển kinh tế xã hội còn rất thấp. Thu nhập bình quân
người/tháng năm 2006 cả nước là 636.000đ thì của Tây Bắc là 373.000đ_thấp
nhất cả nước, của Sơn La là 350.000đ. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với
tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 46% (theo tiêu chuẩn thời kỳ 2006-2010) Sơn La
được xếp là một trong các tỉnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay, Việt Nam đã là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, luồng gió hội nhập
đã đem một hơi thở mới cho nền kinh tế nước ta. Và đặc biệt đối với Sơn La,
tỉnh đang đứng trước cơ hội rất lớn khi mà công trình thủy điện lớn nhất Đông
Nam Á (thủy điện Sơn La) đang được xây dựng trên địa bàn tỉnh, và sẽ đi vào
hoạt động vào năm 2010_năm cuối của kỳ KH 2006-2010. Trong điều kiện đó
thì KH tăng trưởng kinh tế với vai trò định hướng phát triển nền kinh tế cho tỉnh,
và việc thực hiện nó càng trở nên vô cùng có ý nghĩa. “ Hòn ngọc Tây Bắc” liệu
có thể thực hiện thắng lợi KH 5 năm 2006-2010, đưa cả tỉnh đi lên cùng với sự
phát triển chung của cả đất nước!
Phần II: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế
2006-2010 tỉnh Sơn La.
Chương I : Kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010 tỉnh Sơn La.
1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu
-Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2010 (theo giá so sánh) đạt 4.136 tỷ đồng,

Thực hiện liên kết chặt chẽ nông-công nghiệp. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp
thời kỳ 2006-2010 tăng bình quân 8-9%/năm; phấn đấu giá trị sản xuất bình
quân đạt 14-15 triệu đồng/ha đất.
Phát triển sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp. Khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm củng cố
nâng cao năng lực hiệu quả các cơ sở hiện có; phát triển các ngành công nghiệp
có lợi thế như thủy điện, công nghiệp chế biến nông –lâm sản…Duy trì tốc độ
phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm. Giá trị sản xuất công
nghiệp 5 năm (2006-2010) tăng bình quân 23,3%/năm.
Định hướng phát triển các ngành dịch vụ: Phát triển mạnh các loại hình
dịch vụ, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, xây dựng các trung
tâm thương mại chất lượng cao tại các huyện, thị; mở rộng hệ thống dịch vụ
phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân ở địa bàn nông thôn, nhất là các trung tâm
cụm xã, tạo thêm việc làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chủ động hội nhập thị
trường trong nước và thị trường các tỉnh Bắc Lào, từng bước hội nhập với thị
trường thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP dịch vụ bình quân giai đoạn
2006-2010 đạt 17-18%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân
21-22%/năm. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 25 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất
khẩu đạt 5,5 triệu USD.
Chương II : Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tăng trưởng kinh
tế 2006-2010 tỉnh Sơn La.
KH 5 năm 2006-2010 đã thực hiện được hơn một nửa chặng đường, sau
đây là những thành tựu cũng như yếu kém trong việc thực hiện KH 5 năm của
Sơn La. Trong quá trình đánh giá xin được chia thành 2 phần theo như logic
trong bản KH 2006-2010 là việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế
chung và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm của tỉnh. Trước khi đi
vào đánh giá tình hình thực hiện KH qua 2 năm 2006, 2007 cũng xin đưa ra một
số số liệu của giai đoạn 2001-2005 để có được sự đối chiếu so sánh toàn diện,
chính xác hơn.
A. Kết quả đạt được.

Nông- lâm nghiệp chiếm 42,1%,
Công nghiệp- xây dựng 19,92%,
Dịch vụ chiếm 37,98%,
Ta có bảng số liệu một số chỉ tiêu chủ yếu qua các năm như sau
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KH
2006-2010
GDP (theo giá
so sánh 1994)
(tỷ đồng)
2121,51 2414,650 2692,34 4136
Tốc độ tăng
trưởng kinh tế
(%)
15,55 14,28 11,5 14-14,5
Tốc độ tăng
trưởng nông-
lâm nghiệp
(%)
5 10,08 6,75 4-5
Tốc độ tăng
trưởng công
nghiệp-xây
dựng (%)
12,1 24,6 22,9 25-26
Tốc độ tăng
trưởng dịch
vụ (%)
5,47 14,42 12,93 17-18
Kim ngạch
xuất khẩu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status