Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản lý của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam. - Pdf 66

Nhóm 3 kinh tế học quản lý
Lời nói đầu
Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý trong lĩnh
vực kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định đúng được phương thức tối đa hóa lợi
nhuận sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những phương hướng và mục tiêu đúng đắn,
tạo vị thế cho các doanh nghiệp trên thị trường. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh
nghiệp được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán cầu giúp cho doanh nghiệp
có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như
nội lực của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đứng trước nhiệm vụ xác định giá cả
của các hàng hóa, dịch vụ của mình cung ứng trên thị trường việc xác định và dự
báo cầu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh số và lợi nhuận. Đặc biệt trong thị trường độc quyền nhóm,chỉ có một số ít
hãng sản xuất phần lớn hoặc tất cả sản lượng, quyết định của một hãng sẽ ảnh
hưởng đến quyết định của các hãng khác trên thị trường.
Đề tài “Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản
lý của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam” nghiên
cứu về lý luận và thực tiễn về mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các thị trường độc
quyền nhóm ở Việt Nam, mà cụ thể là Viettel. Trước hết đề tài nghiên cứu hệ thống
cơ sở lý luận về các phương thức tối đa hóa lợi nhuận của các hãng độc quyền
nhóm, các phương pháp ước lượng và dự đoán cầu. Tiếp theo đề tài nghiên cứu
đánh giá hoạt động kinh doanh của Viettel, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
các quyết định tối đa hóa lợi nhuận của các nhà quản lý Viettel giai đoạn 2000
-2010, áp dụng phần mềm EVIEWS để ước lượng và dự đoán về lợi nhuận và
doanh thu của hãng. Trên cơ sở ước lượng và dự báo cầu cùng với mục tiêu và
phương hướng kinh doanh của hãng giai đoạn 2000 -2010 nhóm thực hiện sẽ nêu
ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng trong các
phương thức tối đa hóa lợi nhuận của Viettel.
Nhóm 3 kinh tế học quản lý
Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài nầy, nhóm thực hiện đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của ban lãnh đạo và các phòng trong công ty Viettel, đặc biệt là phòng kế toán

đường cáp quang 1A khá khó khăn vì chỉ có 2 sợi quang để sử dụng. Đến nay, tập đoàn đã có một
mạng truyền dẫn cáp quang dài 100.000 km với 4 đường trục, phủ sâu xuống 100% huyện trên đất
liền và đang phấn đấu phủ đến 100% xã.
Viettel được bình chọn là một trong 20 mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế
giới. Cách làm này cũng được Viettel áp dụng thành công trong quá trình lập hồ sơ thi tuyển và
triển khai mạng 3G. Ngoài ra, Viettel cũng là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông phủ sóng ở cả 3
nước Đông Dương và tiếp tục phát triển ra các nước châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.
Một năm trước, tập đoàn thành lập trung tâm phần mềm. Đến nay, Viettel đã tự sản xuất
hầu hết các sản phẩm phần mềm chuyên dụng khai thác và vận hành mạng viễn thông, các phần
mềm quản lý doanh nghiệp. Cũng trong năm đó, Viettel trở thành thành viên Liên minh Viễn thông
Quốc tế (ITU).
Chỉ là một tập đoàn non trẻ nhất trong ngành viễn thông xong không thể phủ nhận được
những thành tựu mà Viettel đã làm được, các nhà quản lý của Viettel đã làm những gì để có thể
cạnh tranh với rất nhiều hãng viễn thông khác mà vẫn giữ vững được thế độc quyền của hãng trên
thị trường, và các phương thức kiếm lợi nhuận của các nhà quản lý để đưa Viettel lên vị trí cao
nhất về doanh thu của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Từ cơ sở trên nhóm tôi quyết định thực hiện đề tài: “Lựa chọn và xây dựng một mô hình
về độc quyền nhóm tập đoàn viễn thông và chỉ ra cách thức việc ra quyết định quản lý của một
hãng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuậnở Việt Nam”.
Đề tài : “Xây dựng mô hình về độc quyền nhóm và cách thức việc ra quyết định quản lý
của tập đoàn viễn thông Viettel nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở Việt Nam” sẽ tập trung giải
quyết các vấn đề sau:
Nhóm 3 kinh tế học quản lý
Đề tài khái quát những cơ sở lý luận về các doanh nghiệp có sức mạnh thị
trường (độc quyền), hãng đã có những quyết định và cách thức như thế nào để tối
đa hóa lợi nhuận
Đề tài nghiên cứu về sức mạnh độc quyền Viettel. Sử dụng mô hình kinh tế
lượng để ước lượng cầu về doanh thu, lợi nhuận của Viettel trên thị trường viễn
thông, từ đó tìm ra được phương thức tối đa hóa lợi nhuận của hãng.

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản của
chủ đề nghiên cứu
2.1.Một số định nghĩa,khái niệm cơ bản:
− Khái niệm về độc quyền nhóm:
Xét từ phía người bán, thị trường độc quyền nhóm là dạng thị trường mà trên đó chỉ có một
nhóm nhỏ doanh nghiệp cùng hoạt động. Tuy không phải là một doanh nghiệp duy nhất độc chiếm
thị trường, doanh nghiệp độc quyền nhóm thường có quy mô tương đối lớn so với quy mô chung
của thị trường.Kết quả là hành động của một nhà cung ứng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của tất cả
các nhà cung ứng khác. Nghĩa là các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụ thuộc vào nhau theo cách
mà các doanh nghiệp cạnh tranh không có. Điều này cho phép nó có một quyền lực thị trường hay
khả năng chi phối giá đáng kể.
− Cấu trúc thị trường độc quyền nhóm:
Trường hợp cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền minh họa cho những ý tưởng quan trọng về
cơ chế vận hành của thị trường. Tuy nhiên, phần lớn thị trường trong nền kinh tế có các yếu tố của
các cấu trúc trên, do đó không thể mô tả chúng đầy đủ chỉ bằng một trong hai trường hợp này.
Doanh nghiệp điển hình trong nền kinh tế phải đối mặt với cạnh tranh, nhưng cạnh tranh không
mạnh đến mức làm cho nó trở thành người chấp nhận giá . Doanh nghiệp điển hình có sức mạnh
thị trường ở một mức độ nào đó, nhưng sức mạnh thị trường của nó không lớn đến mức nó có thể
được mô tả chính xác là doanh nghiệp độc quyền . Hay nói cách khác, doanh nghiệp điển hình
trong nền kinh tế của chúng ta có tính cạnh tranh không hoàn hảo.Có hai dạng thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo độc quyền nhóm và cạnh tranh độc quyền Hình 1 tóm tắt lại bốn dạng cấu
trúc thị trường. Câu hỏi đầu tiên là có bao nhiêu doanh nghiệp trên thị trường. Nếu chỉ có một
doanh nghiệp thì đó là thị trường độc quyền. Nếu chỉ có vài doanh nghiệp, thì đó là thị trường độc
quyền nhóm. Nếu có nhiều doanh nghiệp, thì chúng ta cần đặt thêm một câu hỏi nữa: các doanh
nghiệp bán sản phẩm giống hệt nhau hay khác biệt? Nếu các doanh nghiệp này bán sản phẩm khác
biệt thì đó là thị trường cạnh tranh độc quyền. Nếu nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm giống hệt
nhau thì đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Nhóm 3 kinh tế học quản lý
Hình 1. Bốn dạng cấu trúc thị trường.
Các nhà kinh tế nghiên cứu tổ chức ngành chia thị trường thành bốn loại: độc quyền, độc

tính đến hành vi của các đối thủ làm cho quá trình ra quyết định của các doanh nghiệp trở nên khó
khăn và phụ thuộc vào nhau.Tính phụ thuộc lẫn nhau của các doanh nghiệp là đặc điểm nổi bật
của thị trường độc quyền nhóm. Nó xuất phát từ quy mô tương đối lớn của mỗi doanh nghiệp
trong điều kiện số lượng doanh nghiệp hạn chế.
 Phân tích đường cầu,đường cung,chi phí biến đổi bình quân,tổng chi phí bình quân để từ đó tìm ra
điểm tối đa hóa lợi nhuận,điểm đóng cửa,điểm hòa vốn.. của hãng độc quyền:
+ Hãng độc quyền trong ngắn hạn
Hãng độc quyền giống độc quyền theo nhiều khía cạnh. Do sản phẩm của nó khác sản
phẩm của các doanh nghiệp khác, nên nó phải đối mặt với đường cầu dốc xuống. Như vậy, hãng
độc quyền tuân theo nguyên tắc của nhà độc quyền để tối đa hóa lợi nhuận: Nó chọn mức sản
lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên và sử dụng đường cầu để tìm ra mức giá
tương ứng với sản lượng đó.
Nhóm 3 kinh tế học quản lý
Hình 2. Hãng độc quyền trong ngắn hạn.
Giống như độc quyền, hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản
lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên. Doanh nghiệp trong phần (a) có lợi
nhuận vì tại mức sản lượng này, giá cao hơn chi phí bình quân. Doanh nghiệp trong phần (b) bị
thua lỗ vìtại mức sản lượng này, giá thấp hơn chi phí bình quân.Hình 1 vẽ đường chi phí, đường
cầu và đường doanh thu cận biên của hai doanh nghiệp điểnhình, ở trong các ngành cạnh tranh độc
quyền khác nhau. Trong cả hai phần của hình vẽ này,mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là mức
mà tại đó đường doanh thu cận biên cắt đường chi phí cận biên. Hai phần trong hình vẽ này cho
thấy các kết cục khác nhau về lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong phần (a), do giá cao hơn chi phí
bình quân, nên doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Trong phần (b), giá thấp hơn chi phí bình quân.
Trong trường hợp này,doanhnghiệp bị thua lỗ và điều tốt nhất mà nó có thể làm được là tối thiểu
hóa mức thua lỗ.Tất cả những điều này đều quen thuộc với chúng ta. Hãng cạnh tranh độc quyền
lựa chọn mức giá và sản lượng giống như nhà độc quyền. Trong ngắn hạn, hai loại cấu trúc thị
trường này giống nhau.
+ Hãng độc quyền trong dài hạn
Các tình huống mô tả trong hình 1 không kéo dài. Khi doanh nghiệp đang có lợi nhuận,
như trong phần (a), các doanh nghiệp mới có động cơ gia nhập thị trường. Sự gia nhập này làm

tính mức giá cao.Những người tham gia vào trò chơi đối mặt với một sự lựa chọn tương đối đơn
giản khi tồn tại một chiến lượcđộc quyền. Một chiến lược độc quyền là một chiến lược mang lại
phần tiền thưởng cao nhất cho mỗi cá nhân với mỗi hành động có thể xảy ra của đối thủ của họ.
Trong quyết định giá độc quyền được miêu tả ở trên, chiến lược độc quyền đưa ra một mức giá
thấp hơn. Để hiểu điều này, giả sử bạn đang đưa ra quyết định này và không biết công ty kia sẽ
làm gì. Nếu công ty kia tính giá cao, bạn có thể nhận được lợi nhuận lớn nhất bằng việc giảm giá
của công ty này. Nói cách khác, nếu công ty kia tính giá thấp, chiến lược tốt nhất với bạn là lại tính
giá thấp (nếu bạn tính giá cao khi công ty kia tính giá thấp, bạn sẽ chịu tổn thất lớn). Trong trường
hợp này, nếu trò chơi này chỉ được chơi một lần, mỗi công ty sẽ dự tính tính mức giá thấp cho dù
thậm chí lợi nhuận kết hợp của họ sẽ cao hơn nếu cả hai đều tính giá cao. Dù vậy, nếu sự cấu kết là
có thể (và bị ép buộc) cả hai công ty có thể tính giá cao.
2.3.Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu, đề tài của mình có gì mới hơn so với những
đề tài trước
Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu
-Đề tài đã đưa ra cơ sở cho việc xác định,chọn lựa mô hình độc quyền nhóm,giúp những
người tham gia nghiên cứu bộ môn kinh tế học quản lý vận dụng để xây dựng mô hình độc quyền
nhóm,phân tích đường cầu,đường cung,chi phí biến đổi bình quân,tổng chi phí bình quân để tìm ra
điểm tối đa hóa lợi nhuận,điểm đóng cửa,điểm hòa vốn.. của hãng độc quyền một cách dễ
dàng,nhanh chóng
-Đề tài đã đề cập và nêu lên được sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu và giới hạn được
phạm vi nghiên cứu phù hợp với điều kiện thị trường thực tế.Để có thể trở thành một nhà kinh tế
học quản lý tài giỏi thì các chủ thể phải có được những kiến thức về kinh tế và thông tin đầy đủ về
sự biến động của thị trường để từ đó đưa ra những mô hình kinh tế và quyết định phù hợp.
-Đề tài đã khảo sát tình hình nghiên cứu và sử dụng,phân tích bảng dữ liệu tổng hợp về giá
cước điện thoại của Viettell trong những năm gần đây.Xây dựng mô hình thi trường độc quyền
nhóm,phân tích các biểu đổ cùng với việc sưu tầm số liệu giúp làm rõ tình hình giá cước điện thoại
của Việt Nam hiện nay.
-Thực hiện một số ví dụ tính toán về giá cước điện thoại của Viettell,công thức,các bước
tính toán và bảng biểu cụ thể từ lúc thu thập xử lý số liệu cho đến khi hoàn thiện kết quả tính
toán,đây là một nội dung rất cần thiết và có ý nghĩa rất cao giúp cho việc đưa kết quả của đề tài


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status