NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI - Pdf 66

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÁC DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1. Kinh doanh
Khi nói về quan niệm kinh doanh thì có rất nhiều cách hiểu và cách diễn
đạt khác nhau nhưng theo quan niệm của kinh tế thương mại thì kinh doanh
được định nghĩa như sau “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả
các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung
ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời’’. Như vậy ta thấy kinh
doanh không nhất thiết là phải thực hiện toàn bộ các công đoạn từ mua hàng,
sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm mà tuỳ khả năng tiềm lực của các
doanh nghiệp mà họ thực hiện được một hoặc một số công đoạn nào đó mà thôi.
Riêng đối với doanh nghiệp thương mại với các chức năng sau : Chức năng lưu
thông hàng hoá từ nguồn hàng này đến lĩnh vực tiêu dùng, chức năng tiếp tục
quá trình sản trong khâu lưu thông, chức năng dự trữ hàng hoá và điều hoà cung
cầu sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ sản phẩm ngày càng tốt hơn và ngày càng
thoã mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng
Trong thực tế người ta rất hay nhầm kinh doanh với hoạt động kinh tế khác
nên có thể phân biệt kinh doanh với các hoạt động kinh tế khác thông qua các
đặc tính chủ yếu sau:
Thứ nhất :Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện được gọi là chủ thể
kinh doanh. Chủ thể kinh doanh có thể là một cá nhân ,hộ gia đình hoặc tổ chức
kinh tế.
Thứ hai:Kinh doanh phải gắn liền với thị trường, chụi chi phối của các quy
luật thị trường.
Thứ ba: Kinh doanh phải gắn liền với sự vận động của vốn.Chủ thể kinh
doanh sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất như nguyên
vật liệu ,máy móc thiết bị …hay hàng hoá để tiến hành sản xuất hoặc kinh
doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân

của hiệu quả và tăng thêm của chi phí ”. Theo quan điểm này thì doanh nghiệp
đạt hiệu quả kinh doanh trong một kỳ khi mức tăng của doanh thu lớn hơn mức
tăng của chi phí tức là đã sử dụng chỉ tiêu tương đối để phân tích nhưng nếu
xem xét về mức tuyệt đối giữa doanh thu và chi phí trong kỳ thì có thể doanh
nghiệp chưa đạt hiệu quả kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay , có rất nhiều quan điểm về hiệu
quả kinh doanh phù hợp với thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
Quan điểm 3: “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế, nó phản ánh
trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của các doanh nghiệp để hoạt động sản
xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất có thể, hiệu quả phải,
gắn liền với, việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp .’’. Theo quan điểm
này thì hiệu quả kinh doanh được biểu dưới dạng công thức sau :
Mục tiêu hoàn thành
Hiệu quả kinh doanh (H) =
Nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu
Theo quan điểm trên thì hiệu quả kinh doanh được hiểu trước tiên là việc
hoàn thành mục tiêu và việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để hoàn
thành mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là quan điểm tiến bộ hơn các quan điểm
trước kia vì đối với quan điểm trước kia thì luôn cho rằng doanh nghiệp muốn
đạt hiệu quả kinh doanh thì lúc nào cũng phải tăng doanh thu giảm chi phí.
Nhưng đối với quan điểm này thì không phải lúc nào để đạt hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp cũng là giảm chi phí mà sử dụng các chi phí đó như thế nào
tức là có những chi phí ta cần phải giảm nếu không cần thiết cho doanh nghiệp
bên cạnh đó cũng có những chi phí ta phải tăng để đảm bảo cho hoạt động của
doanh nghiệp và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra.
Quan điểm 4: “ Hiệu quả kinh doanh phản ánh quá trình sử dụng các
nguồn lực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng
kinh tế kỹ thuật được xác định vào tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết
quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn
vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh’’. Theo quan điểm này thì

rộng và phát triển quy mô kinh doanh. Nhưng xét trong toàn bộ nền kinh tế thì
điều quan trọng hơn là phải đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội , đó là tiêu chuẩn
quan trọng nhất của sự phát triển ..Hiệu quả kinh tế -xã hội đạt được trên cơ sở
hiệu quả của các doanh nghiệp thương mại .Bởi vậy, nhà nước cần có chính
sách bảo đảm kết hợp hài hoà lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của
từng doanh nghiệp và người lao động trên quan điểm cơ bản là đặt hiệu quả
kinh doanh trong hiệu quả kinh tế -xã hội
3.2.Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh một sản phẩm nào đó
với nguồn vật lực nhất định và khi doanh nghiệp mang sản phẩm đó bán ra trên
thị trường đều mong muốn tối đa hoá lợi nhuận thông qua giá cả song chính thị
trường mới là nơi quyết định giá cả của sản phẩm .Sở dĩ như vậy là do thị
trường chỉ thừa nhận mức hao phí lao động xã hội cần thiết trung bình để sản
xuất ra một đơn vị hàng hoá. Quy luật giá trị đặt các doanh nghiệp với mức chi
phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, phải thông qua một mức
giá cả do chính thị trường quyết định .
Xét trong phạm vi một doanh nghiệp thì chi phí bỏ ra tiến hành hoạt động
kinh doanh suy đến cùng cũng đều là chi phí lao động xã hội, nhưng khi đánh
giá hiệu quả kinh tế, chi phí lao động xã hội được biểu hiện dưới dạng chi phí
cụ thể sau:
+Chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm.
+Chi phí ngoài quá trình sản xuất sản phẩm.
Bản thân mỗi loại chi phí trên có thể phân chia chi tiết theo những tiêu
thức nhất định .Do đó đánh giá hiệu quả kinh doanh của hoạt động thương mại
cần phải đánhgiá hiêu quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây đồng thời
đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí . Từ đó doanh nghiệp có thể tìm ra các
biện pháp để giảm chi phí cá biệt và giảmchi phí tổng hợp nhằm tăng hiệu quả
kinh doanh.
3.3. Hiệu quả tuyết đối và hiệu quả so sánh .
Mục tiêu của kinh doanh nói chung và kinh doanh thương mại nói riêng là

phức tạp và tính biến động của môi trườngkinh doanh thì doanh nghiệp mới đề
ra được chiến lược và kế hoạch kinhdoanh đúng đắn . Đặc biệt, hiện nay trong
xu thế hội nhập khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh biến động với
những thay đổi diễn ra nhanh chóng và khó dự báo một cách sát thực tế là rất
phổ biến.Sự biến động của môi trường kinh doanh có thể dẫn đến những cơ hội
hay nguy cơ đối với doanh nghiệp .Những cơ hội là những điều kiện môi trường
kinh doanh phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp,tạo điều kiện cho doanh
nghiệp kinh doanh thuận lợi .Những nguy cơ đối với doanh nghiệp là điều kiện
của môi trường vận động trái chiều với nguồn lực của doanh nghiệp ,gây ra
những nguy cơ như giảm doanh thu lợi nhuận hoặc thiệt hại với doanh
nghiệp ,bị mất thị trường mất khách hàng. Như vậy môi trường kinh doanh một
mặt tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp nắm bắt được
những cơ hội đấy. Mặt khác môi trường kinh doanh cũng tạo ra những nguy cơ
và rủi ro nếu doanh nghiệp không nắm bắt được những cơ hội đó.
Đối với Công ty Cổ phầnThiết bị và Công nghệ là doanh nghiệp kinh
doanh một số mặt hàng chính trong đó có mặt hàng là hạt màu .Doanh nghiệp
phải nhập hạt màu từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới nên nó chụi ảnh hưởng
rất nhiều bởi các yếu tố trong nước và nước ngoài.Chính vì vậy nó cũng chính
là tác nhân của môi trường kinh doanh.Do đó doanh nghiệp muốn tồn taị và
phát triển trong nền kinh tế thị trường thì phải tìm hiểu và nghiên cứu các yếu
tố hợp thành môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp .
1. Môi trường vĩ mô .
Môi trường vĩ mô là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân, có ảnh
hưởng đến doanh nghiệp và ngành kinh doanh. Môi trường vĩ mô là môi trường
đa yếu tố. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp thương mại một cách độc lập hoặc trong mối liên
kết với các yếu tố khác. Do đó môi trường vĩ mô là những nhân tố không thể
kiểm soát được và tác động đến hoạt động kinh doanh theo những xu hướng
khác nhau. Nó vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra những rủi ro trong hoạt động của

kinh doanh đạt kết quả và hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần phân tích dự báo
các nhân tố kinh tế sau cùng với xu hướng vận động của nó.
Thứ nhất:Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng sự mở rộng hay thu hẹp
quy mô kinh doanh của doanh nghiệp .
Thứ hai :Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh
của doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng chiều hướng phát triển của doanh
nghiệp.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status