GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ - Pdf 66

GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển
Phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại đến năm 2000 của Việt Nam
là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa
phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khi
chấp nhận hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là chấp nhận xu
hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là thách thức đòi hỏi cac cơ
quan quản lý cũng như các doanh nghiệp phải có định hướng phát triển thị
trường xuất xuất nhập khẩu và các biện phát trong việc hoàn thiện các chính
sách ngoại thương nhằm thúc đẩy hoạt động xuất xuất nhập khẩu thao hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trước hoàn cảnh đó, định hướng cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt
Nam trong thời gian tới là :
Chú trọng đáp ứng nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất trong
nước và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tạo công ăn việc làm và thu nhập
cao cho người lao động, nhất là lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Hạn chế và
giảm đần tỷ trọng nhập hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng mà nên
sản xuất trong nước đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, cố gắng
thay thế tối đa hàng nhập khẩu.
Bảo hộ sản xuất có điều kiện, không bảo hộ tràn lan nhằm hỗ trợ cho các
nghành sản xuất phát triển nhưng khồng làm cho người sản xuất ỷ lại vào
chính sách bảo hộ mậu dịch dẫn tơi thói quen cẩu thả và lãng phí.
Là một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp, để có thể
đứng vững và phát triển trong những năm tiếp theo, công ty cơ điện Trần Phú
cũng không thể nằm ngoài những định hướng trên về hoạt động xuất nhập
khẩu của đất nước. Thực tế đòi hỏi công ty cần có sự tiếp tục đổi mới hoạt
động xuất nhập khẩu của mình cho phù hợp với cơ chế thị trường và các chế
độ chính sách do nhà nước ban hành phù hợp với xu hướng biến động của thị
trường trong và ngoài nước. Tất cả không ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả
kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới, góp phần vào công

7 Lao động bình quân Người 325 350 108
8 Bình quân thu nhập 1000đ 2.250 2.350 105
9 Năng suất lao động bình
quân
Tr đồng 1.566 1.714 110
II- NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA
CÔNG TY CƠ ĐIỆN TRẦN PHÚ
1. Giải pháp đổi mới công nghệ kinh doanh và nâng cao hiệu quả
kinh doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu
1.1 Sự cần thiết của biện pháp
Chuyển sang cơ chế thị trường,công ty Cơ Điện Trần Phú hoạt động
trong môi trường cạnh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp thương mại
thuộc các thành phần kinh tế khác.trong bối cảnh đó để tồn tại và phát triển
thì công ty phải đầu tư vào dây chuyền công nghệ,phải quan tâm việc phát
triển thị trường của mình,từ đó có thể bán nhiều hàng hoá hơn và tăng doanh
thu cho công ty.việc mở rộng thị trường là rất thiết quan trọng cho công ty.
1.2 Nội dung của biện pháp
+ Đầu tư mở rộng và từng bước hiện đại, đồng bộ hoá hệ thống máy
móc thiết bị trên cơ sở nâng cấp một số máy móc cũ nhằm tận dụng các máy
móc đang còn phù hợp, đồng thời tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư.
+ Đầu tư nâng cấp mở rộng hệ thống kho tàng nhà xưởng và cải thiện
môi trường làm việc cho người lao động.
+Tăng cường nghiên cứu thị trường lựa chọn mặt hàng,nghành hàng
theo hướng chuyên doanh
+Tổ chức lại kênh bán hàng,mạng lưới bán hàng
+Tăng cường công tác quảng cáo,xúc tiến bán hàng và các loại dịch vụ
để kích thích sức mua của thị trường
+Thành lập các mối quan hệ kinh tế ổn định với các doanh nghiệp sản
xuất trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nhằm tạo
nguồn hàng ổn định phục vụ khả năng xuất nhập khẩu được chủ động.

-Nghiên cứu khái quát thị trường.
-Nghiên cứu chi tiết thị trường.
Nghiên cứu khái quát thị trường phải đạt được các yêu cầu
sau:
+Xác định được quy mô thị trường:điều này giúp cho công ty
Cơ Điện Trần Phú hiểu được tiềm năng của thị trường.
+Đánh giá quy mô của thị trường bằng các đơn vị khác nhau
như:số lượng người mua,khối lượng hàng hoá tiêu thụ,tổng số bán thực tế,tỷ
lệ thị trường mà công ty có thể đáp ứng và thoả mãn.
+Thấy được xu thế biến động của thị trường từ đó có hướng
chuẩn bị các phương án,biện pháp kịp thời.
Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường,công ty phải thực
hiện tốt các bước của quá trình này từ bước thu thập thông tin và ra quyết
định kinh doanh.
-lựa chọn mặt hàng,ngành hàng kinh doanh theo hướng chuyên
doanh
Hầu hết các doanh nghiệp và công ty trên địa bàn Hà Nội đều có mặt
hàng ngành hàng kinh doanh truyền thống của mình.tuy nhiên kể từ khi chuyển sang cơ chế
thị trường nhiều doanh nghiệp không còn giữ thế mạnh của mình trong kinh doanh các mặt
hàng truyền thống nữa mà bị cuốn hút vào những mặt hàng có lợi nhuận tức thời
như:ôtô,xe máy,vật liệu xây dựng...khi thị trường các mặt hàng đó bị bão hoà thì các doanh
nghiệp và các công ty se gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy công ty Cơ Điện Trần Phú cần chuyên doanh một hoặc một số mặt
hàng,ngành hàng phù hợp với nội lực,xu hướng của thị trường hiện tại và tương lai.Điều
này tạo điều kiện cho công ty Cơ Điện Trần Phú tạo ra được thế mạnh của mình trên thị
trường và chỉ có chuyên doanh công ty Cơ Điện Trần Phú mới có khả năng tốt nhất trong vai
trò định hướng điều tiết thị trường.
+Tăng cường công tác quảng cáo,xúc tiến bán hàng và các loại
dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường
Công ty Cơ Điện Trần Phú cần tăng cường biện pháp quảng cáo nhằm

Thực tế những năm qua,hàng ngoại nhập hơn hẳn hàng sản xuất trong
nước vệ chất lượng,mẫu mã và giá cả.Bên cạnh đó trên địa bàn Thủ đô Hà Nội tình trạng
buôn lậu và sản xuất hàng giả cũng sảy ra phổ biến,ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hoá
trong nước và các công ty nhập khẩu.tuy nhiên hiện nay với chủ trương của Đảng và Nhà
Nước vế bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước thì các công ty và doanh nghiệp sẽ có
cơ hội sản xuât ra hàng hoá đủ sức cạnh tranh với hàng nước ngoài.Đây là cơ sở để cho
Công ty Cơ Điện Trần Phú nói riêng và các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội
nói chung quan tâm đến hàng hoá nội địa và kiên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sản
xuất trong nước.
+giảm chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí trong
quá trình kinh doanh của công ty.Nó bao ngồm từ chi phí nghiên cứu thị trường tạo nguồn
mua hàng,dự trữ,bán hàng,quảng cáo và xúc tiến bán hàng,chi phí dịch vụ và bảo hành hàng
hoá.Chi phí kinh doanh của công ty là cơ sở cho việc định giá các mặt hàng kinh doanh.Công
ty muốn đề ra được một mức giá có thể trang trải cho mọi phí tổn vế mua hàng,phân phối
bán sản phẩm...và cả một tỷ lệ lãi hợp lý cho những nỗ lực và rủi ro của công ty thì phải xem
xét cẩn thận các chi phí của mình.nếu chi phí của công ty cao hơn chi phí của những đối thủ
cạnh tranh thì khi tếp thị và bán một mặt hàng tương đương,công ty sẽ phải đề ra một mức
giá cao hơn đối thủ cạnh tranh hoặc thu lãi ít hơn và phải ở vào thế bất lợi về cạnh tranh.
Công ty hiện đang hoạt động trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần với chính sách mở cửa của nền kinh tế nên tất yếu có hợp tác,có cạnh tranh trên
thị trường trong nước và thị trường quốc tế.Điều đó dẫn đến một loại mặt hàng kinh doanh
sẽ có nhiều nguồn cung cấp lý tưởng.Chẳng hạn,nguồn cung cấp ổn định,có chất lượng hàng
hoá tốt nhất,uy tín hàng hoá cao,giá mua vào hợp lý có giá bán hợp lý tiêu thụ được nhanh
và có chi phí lưu thông thấp,do đó có thể đạt được mức lợi nhuận tối ưu.
Hiên nay chi phí lưu thông hàng hoá là bộ phận chi phí quan trọng nhất
của công ty Cơ Điện Trần Phú.Vì là một doanh nghiệp thương mại cho nên chi phí lưu thông
chiếm tỷ lệ cao trong tông chi phí của công ty.Tiết kiệm hợp lý chi phí lưu thông hàng hoá là
con đường cơ bản để tăng lợi nhuận cho công ty và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có
thể hạ thấp giá bán nhưng vẫn đảm bảo mức lãi thoả đáng,và từ đó công ty có thể đứng

Một doanh nghiệp hay trong một tổ chức nói chung, các quyết định đưa
ra muốn đúng đắn và giải quyết được vấn đề thì phải dựa trên cơ sở các thông
tin thu thập được. Các doanh nghiệp muốn chiến thắng trong cạnh tranh đòi
hỏi phải có các quyết định kịp thời và chính xác. Chính vì vậy, Công ty Cơ Điện
Trần Phú, tuy hiện nay đang có ưu thế trong lĩnh vực cung cấp các trang thiết
bị cho các công ty điện lực Việt Nam và các gói thầu lớn trong nước nhưng
Công ty Cơ Điện Trần Phú vẫn phải thường xuyên tiến hành nghiên cứu, dự
báo thị trường, thu thập nhanh các thông tin về tình hình biến động của thị
trường, về đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là nhu cầu sản phẩm, từ đó có các giải
pháp thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty, giữ vững
và tăng thị phần. Đồng thời, biện pháp này có tầm quan trọng trong việc xác
định đúng đắn phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời làm
cho quá trình sản xuất có thể thực hiện nhanh chóng, nhịp nhàng.
Nếu không nghiên cứu kỹ thị trường thì hiển nhiên Công ty sẽ không có
những thông tin có giá trị và cần thiết trong quá trình đàm phán để đi tới ký
kết hợp đồng, đặc biệt là những thông tin có tính quyết định có liên quan đến
đối tác làm ăn. Nhờ làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, khi đàm phán các
điều khoản trong hợp đồng, Công ty mới chủ động và đưa ra những điều khoản
có lợi cho đối tác hơn so với đối thủ cạnh tranh, để đối tác tiếp tục làm ăn lâu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status