THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐÃI NGỘ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI HABUBANK - Pdf 69

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐÃI NGỘ NHẰM NÂNG CAO
ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI
HABUBANK.
I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI HABUBANK.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng HABUBANK.
Theo đường lối đổi mới do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), lần
đầu tiên ở nước ta các ngân hàng cổ phần được thành lập, trong đó có Ngân hàng Phát
triển nhà Hà Nội ( là tiền thân của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội).
Ngày 21/12/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra quyết số 139
NH/QĐ ban hành điều lệ Ngân hàng Phát triển nhà thành phố Hà Nội. Căn cứ vào
quyết định này, ngày 30/12/1988, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định
số 6719 QĐ/ UB cho phép Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội được phép hoạt động từ
ngày 02/01/1989 với tên giao dịch quốc tế là Building Commercial Joint Stock Bank (
HABUBANK).
Ngày 06/06/1992, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã cấp phép hoạt động số
00020/NH- GP với thời hạn là 99 năm, từ đó Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội mang
tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng
đồng thời loại hình kinh doanh của Ngân hàng cũng được mở rộng gồm tiền gửi, tiết
kiệm, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong nước.
Năm 1995, Ngân hàng HABUBANK bước sang một giai đoạn phát triển mới
với chức năng bổ sung là kinh doanh dịch vụ Ngân hàng bằng ngoại tệ. Ngày
8/5/1996, thống đốc Ngân hàng nhà nước cho phép HABUBANK được mở tài khoản
ở nước ngoài, bước vào các hoạt động thanh toán quốc tế. Vốn điều lệ của Ngân hàng
lúc này đã lên đến 50 tỷ đồng.
Năm 1999, vốn điều lệ của HABUBANK là 57 tỷ với Hội sở chính và 3 p hòng
giao dịch, Ngân hàng được đánh giá là một trong những Ngân hàng thương mại cổ
phần hoạt động ổn định ở khu vực phía Bắc.
Năm 2004, Ngân hàng HABUBANK được Ngân hàng nhà nước xếp loại A sáu
năm liên tục và được đánh giá là năm thành công nhất kể từ khi thành lập.
HABUBANK cũng vinh dự được đón nhận bằng khen của thống đốc Ngân hàng nhà
nước Việt Nam. Vốn điều lệ của Ngân hàng tiếp tục được nâng lên đến 200 tỷ đồng.

tranh thủ thời cơ thuận lợi để phục vụ tích cực mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo
hướng bền vững, hiệu quả. Để làm được điều đó, hệ thống ngân hàng cần nâng cao
hơn nữa hiệu quả quản lý đồng thời tiếp tục phát triển nhanh, mạnh, bền vững thị
trường vốn.
Trong bối cảnh đó, HABUBANK cũng sẽ có những cải cách hợp lý nhằm thích
ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thời hội nhập. Tiếp tục phát
triển bền vững song song với việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo năng lực tài chính,
mở rộng mạng lưới hoạt động, chú trọng tăng trưởng về chất lượng sản phẩm và đa
dạng hoá các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa vào mảng dịch vụ ngân hàng cá
nhân, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tự động. Đa dạng hoá các loại cổ phiếu, sử dụng
thặng dư vốn hiệu quả nhất để quay vòng giá trị đầu tư cho các cổ đông.
HABUBANK sẽ không ngừng nâng cao việc quản trị rủi ro và quản lý nguồn vốn
hiệu quả thông qua các hợp tác hỗ trợ kỹ thuật với cổ đông tương lai – Deutsche Bank
– ngân hàng mà sự hiệu quả trong quản lý rủi ro và kinh doanh nguồn vốn hàng đầu
thế giới không có gì có thể phủ định.
2.3. Mục tiêu chiến lược của Ngân hàng HABUBANK.
Để tạo dựng niềm tin, HABUBANK hoạt động theo năm mục tiêu chiến lược rõ
ràng.
Thứ nhất, tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông. Giữ vững tốc độ tăng trưởng
lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh: HABUBANK sẽ không ngừng nâng cao
năng lực tài chính, tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ bình quân của ngành trong
tất cả các mảng kinh doanh với mục tiêu chất lượng và an toàn cao.
Thứ hai, không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ thông qua
việc luôn là Ngân hàng đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển các chính sách đãi ngộ
cũng như phát triển sự nghiệp cho các cán bộ của mình; HABUBANK xác định nhân
lực là yếu tố quyết định sự thành bại của Ngân hàng, do đó tiếp tục đầu tư thích đáng
để đảm bảo có một đội ngũ nhân viên đủ năng lực nghề nghiệp và đạo đức để xây
dựng Ngân hàng. Bên cạnh chế độ lương bổng và phúc lợi xã hội đảm bảo cuộc sống
cho nhân viên, HABUBANK coi trọng việc xây dựng sự nghiệp bản thân của từng
nhân viên thông qua công tác đào tạo và bổ nhiệm cán bộ theo năng lực và kết quả

tiện, hiệu quả trong thanh toán.
- Trả lương qua tài khoản: Đó là một giải pháp kế toán hiệu quả dành cho các
công ty, doanh nghiệp, tổ chức…
- Cho vay doanh nghiệp: HABUBANK cung cấp dịch vụ cho vay ngắn hạn,
trung và dài hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trong các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế.
- Bảo lãnh: HABUBANK sẽ nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thay
cho các tổ chức, doanh nghiệp khi họ đáp ứng được nhu cầu của Ngân hàng.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Ngân hàng sẽ thay mặt các công ty xuất nhập khẩu
thanh toán và nhận tiền trong giao dịch quốc tế.
2.4.3. Ngân hàng đầu tư.
- Tiền gửi tiết kiệm cá nhân: Là phương thức đầu tư an toàn và hiệu quả cho các
nguồn tiền nhàn rỗi.
- Tiền gửi tiết kiệm doanh nghiệp: Là giải pháp vừa an toàn, sinh lợi mà lại
thuận tiện trong thanh toán.
- Đầu tư chứng khoán: HABUBANK cung ứng tới khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp các dịch vụ kinh doanh chứng khoán đa dạng.
2.4.4. Ngân hàng điện tử.
- Internet Banking: Ngay khi có giao dịch phát sinh, thông qua dịch vụ này
khách hàng có thể có những thông tin về tài khoản của mình.
- Phone Banking: Khi muốn biết só dư về tài khoản của mình, khách hàng có thể
gọi điện đến hỏi thông qua dịch vụ này.
- SMS Banking: Khi khách hàng muốn biết thông tin về tài khoản, tỷ giá ngoại
tệ, lãi suất huy động tiết kiệm… chỉ cần nhắn tin theo mẫu và gửi đến 997.
2.4.5. Một số dịch vụ khác như: Bảo hiểm, đồng tài trợ, chiết khấu và tái chiết khấu
giấy tờ có giá, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá.
3. Cơ cấu tổ chức của HABUBANK.
Hiện tại, HABUBANK có 01 hội sở và 24 chi nhánh phòng giao dịch với sản
phẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp ( tài trợ thương mại

Phòng nhân sự
3.1. Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm các thành viên tham gia đóng góp. Chức năng
chủ yếu của họ là: Quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần chào bán cũng như mức
cổ tức hàng năm. Quyết định về các điều lệ của Ngân hàng…
3.2. Hội đồng quản trị.
Phòng kế toán
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Phòng nguồn vốn
ngoại hối
Phòng quỹ giao dịch
BAN ĐIỀU
HÀNH
Phòng kiểm tra
xét duyệt
Phòng thanh toán
quốc tế
Phòng tín dụng
Phòng tin học
Các chi nhánh và các
phòng giao dịch
Công ty chứng khoán
Hiện nay hội đồng quản trị của ngân hàng gồm có 5 thành viên, trong đó có 1
chủ tịch hội đồng quản trị và 4 uỷ viên.
• Ông Nguyễn Văn Bảng – Chủ tịch hội đồng quản trị.
• Ông Nguyễn Tuấn Minh – Uỷ viên.
• Ông Nguyễn Đường Tuấn – Uỷ viên .
• Ông Đỗ Trọng Thắng – Uỷ viên.

động kinh doanh và điều hành của Ngân hàng. Kiểm tra tính chính xác của sổ sách kế
toán và báo cáo tài chính, báo cáo với Đại hội đồng cổ đông đồng thời báo cáo với
Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh.
3.5. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
♦ Phòng nhân sự.
Phòng nhân sự có chức năng, nhiệm vụ lập các chương trình, kế hoạch về lựa
chọn, tuyển dụng lao động cho các phòng ban chức năng tại Ngân hàng. Tiếp nhận và
lựa chọn các hồ sơ dự tuyển.
Quản lý số liệu về lao động các phòng ban, lập danh sách thuyên chuyển lao
động trình lên cấp trên.
Quản lý công tác tiền lương nhân viên của Ngân hàng.
♦ Phòng tài chính kế toán.
Thực hiện các nghiệp vụ công tác kế toán ngân hàng bao gồm: Kế toán tiền gửi,
kế toán tiết kiệm, kế toán tiền vay, kế toán tiết kiệm, kế toán nguồn vốn, kế toán thẻ…
♦ Phòng nguồn vốn ngoại hối: Có chức năng cập nhật thường xuyên những
thông tin về tình hình ngoại hối, thông tin về tỷ giá hối đoái, sự thay đổi tỷ giá của
các loại ngoại tệ, xác định tỷ giá hợp lý đối với Ngân hàng. Mua bán ngoại tệ thông
qua tỷ giá của Ngân hàng đưa ra và căn cứ vào tỷ giá trên thị trường. Lập bảng phí
thanh toán, giao dịch bằng ngoại tệ.
♦ Phòng quỹ giao dịch: Thu chi tiền mặt tại Ngân hàng, thực hiện giao dịch với
khách hàng. Điều chuyển tiền trong nộ bộ hệ thống Ngân hàng. Thông báo, đối chiếu
số dư đầu và cuối ngày với kế toán. Quản lý kho quỹ và kiểm kê tình hình tài chính
kho quỹ. Lên danh sách sổ quỹ và vào sổ kế toán quỹ.
♦ Phòng kiểm tra xét duyệt: Kiểm tra toàn bộ sổ sách kế toán, tình hình hoạt
động kinh doanh, lượng tiền của Ngân hàng. Kiểm tra xét duyệt các báo cáo do phòng
kế toán nộp. Tìm ra những sai sót trong quá trình lên sổ sách.
♦ Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện các giao dịch quốc tế trên hệ thống
chứng từ. Thực hiện các giao dịch thanh toán qua tài khoản ngoại tệ tại các ngân
hàng trong và ngoài nước. Giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng. Giao dịch với
khách hàng ngoại quốc.

Lợi nhuận
trước thuế
29.131 60.466 103.097 248.047 561.333
Lợi nhuận
sau thuế
19.816 45.657 75.190 185.193 466.210
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 và báo cáo KQKD 2007 của HABUBANK
Tuy nhiên, bên cạnh các chỉ tiêu tăng trưởng khả quan đó thì ta thấy chi phí
cũng tăng rất nhanh, giai đoạn 2004 – 2005 tăng 55,5%, giai đoạn 2005- 2006 tăng
90,6%, giai đoạn 2006- 2007 tăng 95,9 %. Điều đó cho thấy chi phí đầu ra của Ngân
hàng vẫn tăng cao. Tăng chi phí đồng nghĩa với việc lợi nhuận của Ngân hàng sẽ
giảm. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là Ngân hàng nên hạn chế chi phí một cách thấp nhất.
Bảng 2.2: Tài sản và nguồn vốn của HABUBANK tại thời điểm cuối năm
(31/12).
Đơn vị: Triệu đồng
Thời điểm
cuối năm 2003 2004 2005 2006 2007


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status