Tác động của hoạt động KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường Việt Nam - Pdf 69

Tác động của hoạt động KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế,
xã hội, môi trường Việt Nam.
1. Tác động về mặt kinh tế.
Sau 15 năm thành lập và phát triển, hoạt động của các KCN, KCX
đã có những tác động rõ nét đến tình hình phát triển kinh tế. Ta đã xây
dựng được 131 KCN, KCX và 450 cụm công nghiệp, hình thành cơ
chế quản lý KCN, KCX khá đầy đủ từ Trung ương đến địa phương. Cơ
chế quản lý hành chính "một cửa tại chỗ" tại các KCN, KCX đang phát
huy tác dụng làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Mô hình
các khu công nghiệp đặc biệt ra đời: khu công nghệ cao, khu kinh tế
mở… Nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng KCN, KCX, thu hút
nhiều loại hình vốn đầu tư. Phần lớn các KCN, KCX hoạt động có hiệu
quả đòng góp vai trò quan trọng đối với sự CNH- HĐH ở nước ta. Mặt
khác chúng ta đã hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý và làm việc
trong các KCN, KCX có trình độ cao, năng động, tạo đượ một đội ngũ
đông đảo công nhân chất lượng cao.
1.1 Các KCN, KCX đã góp phần trong sự phát triển công nghiệp
đất nước.
Cac KCN, KCX có đóng góp quan trọng vào chuyển dich cơ cấu
kinh của các địa phương tế theo hướng CNH –HĐH, đa dạng hoá các
ngành nghề…góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của
cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Cụ thể tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX giai đoạn
1996-2000 đạt khoảng 9.5 tỷ USD tănng bình quân khoảng 20% năm,
cao gấp 1,67 lần nhịp độ phát triển công nghiệp chung của cả nước,
còn bộ 3 con số này trong giai đoạn 2001-2005 là 22,4 tỷ USD; 32%
năm và 2 lần. Riêng năm 2005 thì giá trị sản xuất công nghiệp của các
KCN, KCX đạt 14 tỷ USD. Với nhịp độ tăng vượt trội như vậy, nếu tỷ
trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX trong tổng giá trị
sản xuất công nghiệp của cả nước năm 1996 mới là 8%, thì năm 2000
đã tăng lên 14%, năm 2001 là 17% năm 2005 đã tăng vọt lên 28%.

động xã hội. Lực lượng lao động của các KCN, KCX gia tăng cùng với
sự gia tăng của việc thành lập mới mở rộng và các dự án mới trong các
KCN, KCX. Trong thời kỳ năm 2001-2005 các KCN, KCX đã thu hút
được 650.000 lao động trực tiếp gấp 4 lần so với thời kỳ 1991-2000,
hiện nay tính đến tháng 6 năm 2006 các KCN, KCX đã thu hút được
865.000 lao động trực tiếp và 1,5 triệu lao động gián tíêp.Ngoài việc
tạo công ăn việc làm cho người lao động các khu này còn là nơi sử
dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ
mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế.
2.Tác động của KCN, KCX đến xã hội.
Ngoài các tác động tích cực đến việc tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ
sở hạ tầng, giải quyết công ăn việc làm, hoạt động của các KCN, KCX
cũng có một số tác động xấu đến mặt xã hội.
- Trong thời gian qua đã xảy ra các cuộc đình công do mâu thuẫn giữa
lợi ích của chủ đầu tư và người lao động có xu hướng tăng lên cả về
mật độ và quy mô.Trong 10 năm qua cả nước đã xảy ra 1000 cuộc
đình công, riêng 2 tháng đầu năm 2006 cả nước đã có 150 cuộc đình
công lớn nhỏ, số người tham gia lên tới hàng trăm ngàn người. Mâu
thuẫn chủ yếu là do chế độ thù lao tiền lương và xảy ra tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
-Việc hình thành các khu đô thị mới trong và ngoài hàng rào các KCN,
KCX chỉ có thể trở thành hiện thực và có hiệu quả khi có sự đầu tư,
phát triển đồng bộ giữa các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng
văn hoá xã hội. Các nghiên cứu thống kê gần đây cho thấy, thực tế phát
triển các công trình xã hội khác ở các KCN, KCX chưa tương xứng với
quy mô, tốc độ phát triển các sở sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ
thuật. Giải quyết được vấn đề này là giải quyết mâu thuẫn giữa phát
triển kinh tế với văn hoá và các vấn đề xã hội khác.
- Ở nhiều KCN, KCX, lượng công nhân tại địa bàn và các tỉnh lân cận
tập trung về rất lớn do yêu cầu tuyển dụng ngành nghề. Từ đó hình

hội như mại dâm, ma tuý, nghiện hút, cờ bạc, lối sống lai căng xa lạ
bám rễ với tốc độ không lường trước được.
- Việc đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng ở các KCN, KCX chưa
được quan tâm đúng mức. Do tốc độ thị hoá nhanh, cộng với việc lo
phát triển kinh tế tài chính, nên việc quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ
tầng xã hội phục vụ sinh hoạt ăn ở đi lại học hành khám chữa bệnh ở
các KCN, KCX hầu như chưa được quan tâm.
+ Do áp lực của việc làm, của thu nhập, của số lượng lớn lao động dồn
về các KCN, KCX trong khi các cơ sở chưa phát triển đồng bộ, phần
lớn công nhân trong các KCN, KCX phải chấp nhận sống và sinh hoạt
trong những điều kiện tạm bợ về nhà ở điện nước, sinh hoạt; đa phần
các cư dân KCN, KCX phải thuê những căn hộ tối thiểu của người dân
hàng rào KCN, KCX để sinh sống. Điều này đã gây khó khăn, bức xúc
trực tiếp cản trở đến đời sống hàng ngày của người dân lao động, tạo
tâm lý không an tâm cho người lao động. Với lực lượng công nhân trẻ
chưa có gia đình và những người dân mới lập gia đình, đây là vấn đề lo
ngại về lâu dài và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, chất
lượng ngành nghề, chất lượng sản xuất kinh doanh… của cá nhân, gia
đình, cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời gây khó khăn trong quản
lý, các doanh nghiệp trong KCN, KCX và cho điạ phương có KCN,
KCX.
+ Mặt khác việc hưởng thụ bình đẳng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, chế độ giáo dục, chăm sóc khi ốm đau, bệnh tật, vấn đề tăng
chất lượng dân số… chưa được đáp ứng đã làm nảy sinh nhiều khó
khăn, phức tạp về xã hội. Đây cũng là áp lực đối với điạ phương khi
giải quyết những phát sinh ngoài ý muốn, ngoài khả năng của họ như
gánh nặng về đầu tư khám chữa bệnh, việc giải quyết học hành cho con
em dân cư KCN, KCX, các tệ nạn xã hội.
- Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần nhanh chóng thành lập
các tổ chức chính trị xã hội như tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn thanh

cực từ việc phát triển các khu công nghiệp ở địa phương, sự ô nhiễm
nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ khu
công nghiệp gây ra…
3.2 Nguyên nhân dẫn đến những tác động trên.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong
các khu công nghiệp, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch các khu
công nghiệp còn nhiều điềm không hợp lý, như việc bố trí các khu
công nghiệp gần đường giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư,
do đó ô nhiễm trong khu công nghiệp dễ dàng gây ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh. Thêm vào đó là việc nhận thức về việc bảo vệ môi
trường trong các khu công nghiệp của chính quyền địa phương chưa
cao, chưa đánh giá đúng mức về vấn đề môi trường với phát triển bền
vững. Các cơ quan Nhà nước ở địa phương và chíng quyền địa phương
và trung ương chưa có chế tài giám sát chặt chẽ việc xây dựng các khu
công nghiệp theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, trong báo cáo khả thi các hạng
mục xử lý chất thải nước thải và bảo vệ môi trường, trên thực tế không
được triển khai. Ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý môi
trường, Sở tài nguyên và môi trường thành phố HCM cho biết: "Trong
9 KCN, KCX của thành phố HCM chưa có hệ thống xử lý chất thải tập


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status