Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học - Pdf 76



Luận văn

Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến
thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả vào các môn học

Phương pháp giảng dạy lồng ghép các kiến
thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả vào các môn học
Lời nói đầu
Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng đang
trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại
đang đứng trước hàng loạt nguy cơ mà nguyên nhân của nó chính là vấn đề khai
thác, sử dụng năng lượng: những nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá
thạch) đang ngày một cạn kiệt, nạn ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của khí hậu
trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây
dựng cho mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng đến
nguồn năng lượng sạch và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được nhà nước ta quan

học), 49 - Đại Cồ Việt - Hà Nội. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Học viên cần nắm:
- Mục tiêu, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
(SDNLTK&HQ) của môn học.
- Phương pháp và hình thức dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của
môn học.
- Cách khai thác nội dung và soạn bài để dạy học tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ.
2. Học viên có khả năng:
- Phân tích nội dung, chương trình môn học, từ đó xác định được các bài có
khả năng tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ của môn học.
- Soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ
- Tích cực thực hiện dạy học tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn học.
B. MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ GIÁO DỤC SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ

I. Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả
1. Khái niệm năng lượng, các loại năng lượng

phân loại theo mức độ ô nhiễm, phân loại theo trình tự sử dụng…Ở tài liệu này,
chúng tôi giới thiệu hai cách phân loại chủ yếu: phân loại theo nguồn gốc vật chất
của năng lượng và phân loại theo mức độ ô nhiễm.
2.1. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, có thể chia năng lượng
thành hai loại:
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần
Đây là dạng năng lượng mà nhiên liệu sản sinh ra nó không có khả năng tái
sinh và mất đi vĩnh viễn. Thành phần chủ yếu của nhóm năng lượng này là các dạng
nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên). Các loại nhiên liệu này được
hình thành thông qua sự hoá thạch của động, thực vật trong một thời gian rất dài,
tính tới hàng triệu năm.
Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần là nguồn cung cấp chủ yếu
năng lượng cho các hoạt động sản xuất và đời sống của con người. Tính đến những
năm đầu thế kỉ XXI, năng lượng hoá thạch cung cấp hơn 85 % tổng năng lượng tiêu
thụ toàn cầu, và cung cấp 2/3 nguồn năng lượng tiêu thụ tại Mĩ. Tuy nhiên đây cũng
là tác nhân chính làm ô nhiễm môi trường và làm tăng nhiệt độ trái đất. Theo thống

kê của Cơ quan bảo vệ môi trường của Mĩ, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu hoá
thạch trong hơn 150 năm qua đã khiến trái đất phải hứng chịu khoảng 245 tỉ tấn các-
bon đi-ô-xit.
Việc tái tạo loại nhiên liệu hoá thạch phải mất tới hàng triệu năm, vì
vậy đây là nguồn nhiên liệu được coi là không thể phục hồi, đến một ngày nào đó nó
sẽ biến mất khỏi trái đất.
- Năng lượng thay thế (hay năng lượng tái tạo)
Năng lượng thay thế là năng lượng thu được từ những nguồn ngoài 3 dạng
nhiên liệu hoá thạch đã đề cập ở trên, đó là: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, năng lượng
nước…
+ Năng lượng hạt nhân

Nước được hâm nóng tự nhiên có thể được sử dụng để làm nóng các toà nhà, làm
quay tua bin trong nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, sử dụng năng lượng địa nhiệt có thể mang lại những tác
động không tốt cho môi trường: những thành phần hoá học trong hơi nước nóng góp
phần làm ô nhiễm không khí, hoặc có thể có những khí độc từ lòng đất.

+ Năng lượng thuỷ triều
Việc ứng dụng dòng thuỷ triều lên, xuống để quay cánh quạt chạy máy phát
điện tiềm ẩn một nguồn năng lượng vô tận. Đây cũng là nguồn năng lượng sạch,
không gây ô nhiễm môi trường.
+ Năng lượng sinh khối
Một phần sinh khối (tổng lượng động thực vật và vi sinh vật trên một đơn vị
diện tích) có thể được sử dụng như nhiên liệu sản sinh ra nhiệt năng. Gỗ, cây trồng,
phế phẩm nông nghiệp, khoáng vật hay vật phẩm từ động thực vật là những bộ phận
của sinh khối. Sinh khối trong rác thải có thể được đốt cháy để tạo ra nhiệt năng
hoặc phân huỷ thành mêtan, một loại khí tự nhiên (ở Tây Âu có hơn 200 nhà máy
đốt rác thải nhằm sản sinh ra điện).
Tuy nhiên, loại nhiên liệu này liên quan đến việc khai thác rừng và gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường qua việc thiêu huỷ chất thải.
2.2. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường:
- Năng lượng sạch:
Năng lượng sạch là những năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Có
thể kể ra những loại năng lượng sạch: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,
năng lượng sức gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sức nước…
- Năng lượng gây ô nhiễm môi trường:
Năng lượng gây ô nhiễm môi trường là loại năng lượng khi sử dụng sẽ có
những tác động xấu đối với môi trường: các dạng năng lượng hoá thạch, năng lượng
lòng đất.

2. Vai trò của năng lượng đối với đời sống con người; việc khai thác, sử

3. Vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với đời
sống của con người
Thông tin phản hồi cho hoạt động 3
1. Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm: sử dụng hợp lí, giảm hao phí năng
lượng trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng năng lượng hiệu quả: đảm bảo thực hiện được các hoạt động
cần thiết với mức tiêu phí năng lượng thấp nhất.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng lượng một
cách hợp lí, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt
động của các phương tiện, thiết bị mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho
các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.
2. Sự cần thiết phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng
Hoạt động 3
Thảo luận trong nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả ?
2. Sự cần thiết phải sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Do nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hoá thạch) ngày
càng cạn kiệt.
- Do ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường của việc sử dụng các
nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người.
II. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong
trường tiểu học Thông tin phản hồi cho hoạt động 5
1. Mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
Giáo dục SDNLTK&HQ cho học sinh tiểu học nhằm:
- Về kiến thức:
+ Giúp cho học sinh có sự hiểu biết ban đầu về năng lượng và lợi ích của việc
tiết kiệm năng lượng với cuộc sống của con người.
Hoạt động 5
Hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Xác định mục tiêu trong giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
2. Xác định nội dung SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
3. Nêu tầm quan trọng của việc giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu học + Một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường học, ở nhà.
- Về thái độ, tình cảm:
+ Biết quý trọng, có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng
+ Có thái độ thân thiện với môi trường sống
- Về kĩ năng- hành vi:
+ Tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm năng lượng.
2. Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học
- Nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở trường tiểu học được tích hợp trong
các môn học và đưa vào nội dung hoạt động giáo dục với khối lượng kiến thức,
phương pháp, hình thức phù hợp:
+ Khái niệm về năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Ý thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Kĩ năng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cuộc sống

Hãy thảo luận trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ sau:
Đề xuất cách thức, phương pháp đưa nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả vào trường tiểu học.

+ Thực hiện Chương trình giáo dục năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Giáo viên và học sinh có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng.
2. Phương pháp
Một số phương pháp dạy học có thể tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực tế:
Học sinh có thể tham gia hoạt động tham quan, khảo sát thực tế sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi các em có thể tiếp cận với sự chỉ dẫn của
giáo viên. Điều đó giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng
thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn
luyện hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
- Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp thí nghiệm giúp cho việc tái tạo lại những hiện tượng đã xảy ra
trong cuộc sống hàng ngày, đơn giản hoá các quá trình cho học sinh quan sát dễ tiếp
thu.
- Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục:
Nên khai thác những hiện tượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và chưa tiết
kiệm, gần gũi với học sinh, giúp các em thấy được những hành vi cần phê phán hay
ủng hộ.
- Phương pháp hoạt động thực tiễn kết hợp với kĩ năng sống.

Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng ở cấp Tiểu học cần đạt tới đích là để
học sinh ở cấp học này có được những hành động dù rất nhỏ nhưng cụ thể, thiết thực
góp phần sử dụng tiết kiệm năng lượng ở nơi các em đang sống, từ ở nhà, tới trường
và rộng ra làng bản, khu phố. Ví dụ các kĩ năng được sử dụng ở đây như kĩ năng từ

hành vi đạo đức cần thiết, phù hợp trong mối quan hệ của các em với cuộc sống
hàng ngày.
- Tiếp cận giáo dục sử dụng SDNLTK&HQ cho các em thông qua giáo dục
Quyền trẻ em.
- Giáo dục sử dụng SDNLTK&HQ gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của
HS trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC VÀ MỨC ĐỘ TÍCH
HỢP

Hoạt động 1
Bạn đã biết được mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong trường tiểu
học. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, chương trình môn Đạo đức cấp tiểu học, bạn

hãy thực hiện nhiệm vụ sau:
1. Xác định mục tiêu giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Đạo đức.
2. Nêu hình thức, phương pháp dạy học và mức độ tích hợp giáo dục
SDNLTK&HQ trong môn Đạo đức.
Bạn hãy độc lập suy nghĩ, sau đó trao đổi trong nhóm .

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
1. Mục tiêu:
Giáo dục SDNLTK&HQ trong môn Đạo đức nhằm giúp cho HS :
- Bước đầu nhận thức được vai trò, ý nghĩa của năng lượng và
SDNLTK&HQ đối với cuộc sống con người.
- Hình thành và phát triển ở các em thái độ, hành vi đúng đắn trong việc
SDNLTK&HQ.
- Bước đầu có thói quen gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và tiết kiệm trong sinh
hoạt hàng ngày.
- Biết quan tâm tới môi trường xung quanh, sống hoà hợp, thân thiện với
thiên nhiên.

dưới đây:
Tên bài Nội dung tích hợp Mức độ Thông tin phản hồi cho hoạt động 2
Tên bài Nội dung tích hợp Mức
độ
- Bài
3.
Giữ gìn
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập là tiết
kiệm được tiền của, tiết kiệm được nguồn tài
nguyên có liên quan tới sản xuất sách vở, đồ dùng
Liên
hệ

sách vở, đồ dùng
học tập
học tập – Tiết kiệm năng lượng trong việc sản xuất
sách vở đồ dùng học tập.
- Bài
14.
Bảo vệ
cây và hoa nơi
công cộng
- Bảo vệ cây và hoa là góp phần bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, không khí trong lành, môi

môi trường của trường, của lớp, môi trường xung
quanh, đảm bảo một môi trường trong lành, giảm thiểu
các chi phí về năng lượng cho các hoạt động bảo vệ
môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Liên
hệ

Bài 8.
Giữ
trật tự vệ sinh
nơi công cộng

- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần
bảo vệ, làm sạch đẹp, an toàn môi trường ở lớp, trường
và nơi công cộng, góp phần giảm thiểu các chi phí (có
liên quan tới năng lượng) cho bảo vệ, giữ gìn môi
trường, bảo vệ sức khoẻ con người.
- Một trong các yêu cầu giữ gìn vệ sinh nơi
công cộng là giảm thiểu việc sử dụng các loại phương
tiện giao thông, công nghệ sản xuất,...có liên quan tới
sử dụng các loại năng lượng có nguy cơ gây tổn hại
việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng (ôtô, xe máy dùng
Liên
hệ

xăng, ..) xả khí thải làm ô nhiễm môi trường.

Bài 14.
Bảo vệ
loài vật có ích

cực tham gia
việc lớp, việc
trường
- Các việc lớp, việc trường có liên quan tới giáo
dục SDNLTK&HQ :
+ Bảo vệ, sử dụng nguồn điện của lớp, của
trường một cách hợp lí ( Sử dụng quạt, đèn điện, các
thiết bị dạy học có sử dụng điện hợp lý, hiệu quả,...)
+ Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo
sự thoáng mát, trong lành của môi trường lớp học,
trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh
hoạt.
+ Bảo vệ, sử dụng nước sạch của lớp, của
trường một cách hợp lí,...nước uống, nước sinh hoạt,
giữ vệ sinh,...
Liên
hệ

Trích đoạn Bài “Cắt, dỏn và trang trớ ngụi nhà” (Mụn Thủ cụng lớp 1). Tớch hợp bằng cỏch tổ chức cỏc hoạt động khỏc theo chủ đề mụn học gắn với giỏo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 1 Phương phỏp thảo luận Chuẩn bị của HS Hướng dẫn dỏn và trang trớ ngụi nhà
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status