Tài liệu Kinh nghiệm trị bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa chiêm xuân - Pdf 85

Kinh nghiệm trị bệnh đạo ôn cổ bông hại lúa chiêm xuân

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Theo dự báo của Cục bảo vệ thực vật, bệnh đạo ôn cổ bông có thể gây
thành dịch hại lúa chiêm xuân trổ bông sớm 20-30/4 đối với các tỉnh đồng bằng
Trung du, miền núi phía Bắc. Xin giới thiệu kinh nghiệm phòng trừ bệnh đạo ôn
cổ bông hại lúa...
1. Triệu chứng:
Trên đồng ruộng các tỉnh phía Bắc nước ta hiện nay phần lớn diện tích đều
cấy các giống lúa nhiễm bệnh đạo ôn, đặc biệt bà con nông dân thường bón thừa
đạm vào giai đoạn làm đòng-trỗ-chín càng tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát
triển gây hại mạnh. Với những ruộng lúa đã bị đạo ôn lá, thường hay bị đạo ôn cổ
bông, nhất là khi trỗ gặp điều kiện nhiệt độ mát <28
0
C, tiết trời râm mát, có mưa
nhỏ hoặc mưa rào. Những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm khi trỗ 20-30/4, gặp gió
mùa Đông Bắc muộn (rét nàng Bân), thường hay bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại.
Nhận biết: Các vị trí khác nhau của bông lúa đều có thể bị bệnh với triệu
chứng, các vết màu nâu xám hơi teo thắt lại. Vết bệnh trên cổ bông xuất hiện sớm
làm bông lúa bị lép trắng hoàn toàn. Nếu bệnh xuất hiện muộn khi hạt đã vào chắc
sẽ gây hiện tượng gẫy cổ bông làm các hạt bị lửng, lép. Bệnh đạo ôn cổ bông có
thể hại trên các nhánh (chẽ) gié lúa, làm các hạt trên chẽ bị lửng lép, giảm 20-50%
năng suất lúa cuối vụ. Vết bệnh ở hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu
đen. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn
bệnh truyền từ vụ này sang vụ khác.
2. Kỹ thuật phòng trừ:
Biện pháp phòng bệnh: Muốn phòng trừ bệnh đạo ôn đạt hiệu quả cao cần
làm tốt công tác dự tính dự báo bệnh; điều tra theo dõi và phân tích các yếu tố liên
quan đến sự phát sinh của bệnh như: Vị trí tồn tại của nguồn bệnh, diễn biến của
khí hậu thời tiết, tình hình sinh trưởng của cây và điều kiện đất đai, phân bón, cơ
cấu giống lúa. Tăng cường sử dụng các giống lúa mới lai tạo có gen kháng bệnh

xuôi trái vẫn tiếp tục thuận lợi cho bệnh phát triển, cần phun lại lần 2 sau lần 1 từ
10-12ngày. Thuốc có tác dụng tiếp xúc như New Hynosan 30EC cần phải phun
phòng 2 lần, khi lúa thấp tho trỗ và khi lúa xuôi trái, lượng nước thuốc dã pha 20-
24 lít/sào/lần. Với những ruộng đã bị đạo ôn lá, khi thời tiết sau khi lúa xuôi trái
vẫn tiếp tục thuận lợi cho bệnh phát triển, cần phun lần 3 sau lần 2 từ 5-7ngày.
Liều lượng, nồng độ nếu phun phòng khi bệnh chưa xuất hiện hoặc thuốc
phun lần đầu dùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Với những ruộng
có bệnh đạo ôn đã xuất hiện những vết bệnh điển hình trên lá cần tăng nồng độ
thuốc lên 1,2-1,5lần. Hàng năm ở mỗi ruộng lúa, thuốc trừ bệnh đạo ôn cần phải
luân phiên thay thế để tránh hiện tượng nhờn thuốc của nấm bệnh. Dùng bình bơm
có "béc" tia nhỏ để phun; cho thêm chất bám dính khi phun các loại thuốc trừ sâu,
bệnh làm tăng khả năng bám dính của dung dịch thuốc lên lá cây, tăng hiệu quả
của thuốc lên 15-20%. "


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status