Đề tài Tài nguyên rừng - pdf 13

Download Đề tài Tài nguyên rừng miễn phí



MỤC LỤC
Tên Đề Tài
Lời Mở Đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về tài nguyên rừng
1.1 Khái Quát Chung
1.2 Khái niệm về rừng
1.3 Tài nguyên rừng
1.4 Vai trò của rừng
1.5 Tác động của rừng về kinh tế
Chương 2: Thực trạng và giải pháp của rừng Việt Nam
2.1 Thực trạng của rừng Việt Nam hiện nay
2.2 Nguyên nhân dẫn đến mất rừng
2.2.1 Nguyên nhân khách quan
2.2.2 Nguyên nhân chủ quan
2.3 Giải pháp khắc phục
2.3.1 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng
2.3.2 Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định
2.3.3 Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật
2.3.4 Nâng cao trách nhiệm của xã hội về bảo vệ rừng
2.3.5 Hỗ trợ nâng cao đời sống người dân
2.3.6 Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị bảo vệ rừng
Tổng Kết
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35878/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

năng của rừng tự nhiên.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG
Việt Nam nằm ở 102º 08' - 109º 28' kinh tuyến đông và 8º 02' - 23º 23' vĩ tuyến bắc, trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích 331.688 km², bao gồm 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định trên 1 triệu km².
Địa hình Việt Nam đa dạng với đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông lớn. Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ tạo thành một cánh cung lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ với diện tích 16.700 km², đồng bằng Nam Bộ với diện tích 40.000 km² và chuỗi cácđồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung với tổng diện tích 15.000 km².
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Quốc nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21ºC đến 27ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm. Độ ẩm không khí trên dưới 80%.
Từ góc độ sinh thái lâm nghiệp, Việt Nam được chia thành 9 vùng, đó là: vùng Tây Bắc, vùng Trung tâm, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ. Hệ sinh thái của Việt Nam giàu và có tính đa dạng cao vào bậc nhất thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô giàu và đẹp, tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loại chim và thú trên toàn cầu. Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có nơi nào khác trên thế giới đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất, trong một số trường hợp là nơi duy nhất để bảo tồn các loài đó.
Nước ta có tới 3/4 diện tích là đồi núi và rừng che phủ hơn 30% diện tích. Rừng Việt Nam là kho tài nguyên quí báu, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng làm cho không khí trong lành, điều hòa khí hậu.
Do đất nước ta trải dài từ bắc xuống nam và điạ hình với nhiều cao độ khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn…
Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía bắc xuống, phía tây qua, phía nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng. Ðồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3.000 m nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm và độc đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được.
1.2 Khái niệm rừng
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như sau:
“Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hay hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”
Tuy nhiên, định nghĩa này khó sử dụng vì nó không đưa ra các tiêu chí rõ ràng về rừng, chiều cao của cây rừng ở mức tối thiểu là 2 – 5m. Hơn nữa, với việc xác định diện tích đất có độ che phủ rừng từ 10% trở lên được coi là rừng thì các diện tích đất trống đồi núi trọc cây trồng phân tán hay không có rừng có thể được gọi là rừng. Với cách phân loại như vậy thì sẽ rất khó quản lý và bảo vệ rừng.
Tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải sử dụng các tiêu chí xác định rừng mở mức thấp nhất về độ che phủ rừng 10% và chiều cao cây rừng từ 2m trở lên mà mỗi nước có thể áp dụng các tiêu chí phù hợp nhất với quốc gia đó. Do vậy, Việt Nam đưa ra định nghĩa về rừng là:
“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hay hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
1.3 Tài nguyên rừng
Do đất nước ta trải dài từ Bắc xuống Nam và địa hình với nhiều độ cao khác nhau so với mực nước biển nên rừng phân bố trên khắp các dạng địa hình, với nét độc đáo của vùng nhiệt đới và rất đa dạng: có nhiều rừng xanh quanh năm, rừng già nguyên thủy, rừng cây lá rộng, rừng cây lá kim, rừng thứ cấp, truông cây bụi và đặc biệt là rừng ngập mặn.
- Rừng Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng. Có thể nói nước ta là trung tâm thu nhập các luồng thực vật và động vật từ phía Bắc xuống, phía Tây qua, phía Nam lên và từ đây phân bố đến các nơi khác trong vùng. Đồng thời, nước ta có độ cao ngang từ mực nước biển đến trên 3000m nên có nhiều loại rừng với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm, độc đáo mà các nước ôn đới khó có thể tìm thấy được.
- Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12000 loài thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10500 loài đã được mô tả, trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu,800 loài rêu, 600 loài nấm.... Khoảng 2300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài cho gỗ quý, 20 loài cho gỗ bền chắc, 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng..., loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. Ngoài ra rừng Việt Nam còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao.
- Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm và những cây lấy gỗ ra, rừng Việt Nam còn có những cây được sử dụng làm dược liệu gồm khoảng 1500 lo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status