29 ebook VCU tăng cường hiệu lực quản trị chất lượng sản phẩm thiết bị điện công nghiệp của công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng và môi trường EEC le thi hue 41c2 - Pdf 85

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
CHƯƠNG I
Tổng quan nghiên cứu vấn đề “Tăng cường hiệu lực quản trị
chất lượng sản phẩm thiết bị điện công nghiệp của công ty cổ
phần kỹ thuật năng lượng và môi trường EEC.”
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong lĩnh
vực kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp,
buộc các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế. Những năm gần
đây suy thoái kinh tế bắt đầu xuất hiện và dần lan rộng ra các quốc gia trên thế
giới, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế toàn cầu khiến tình trạng thất
nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân bị giảm sút khiến họ cắt giảm chi
tiêu, chỉ tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu. Người dân tiêu dùng thận trọng hơn
và yêu cầu đòi hỏi chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng ngày càng khắt khe. Xu
hướng cạnh cạnh về giá chuyển dần sang cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.
Vì vậy chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố nòng cốt, quyết định sự sống
còn của của các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của
các doanh nghiệp không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Do đó, đầu tư cho
chất lượng sản phẩm là điều mà các doanh nghiệp phải luôn chú trọng, nhận
thức đó là sự đầu tư cho phát triển bền vững.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa, đang ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực theo cơ chế thị trường.
Hơn nữa, với việc gia nhập vào các tổ chức quốc tế về kinh tế cũng như các
lĩnh vực khác theo xu hướng khu vực hoá, quốc tế hoá như: Việt Nam gia
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
1
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
nhập APEC năm 1998; gia nhập ASEAN năm 2005; và trở thành thành viên

Qua nghiên cứu tìm hiểu và phỏng vấn chuyên sâu tại Công ty cổ phần kỹ
thuật năng lượng và môi trường EEC em thấy chất lượng sản phẩm là yếu tố
mà doanh nghiệp luôn quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều
vấn đề bất cập trong việc quản trị chất lượng sản phẩm với một số mặt hàng.
Điển hình là sản phẩm thiết bị điện. Chính vì những nguyên nhân cũng như
thực trạng trên đây của công ty mà vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng
sản phẩm thiết bị điện công nghiệp của công ty trở nên cấp bách và cần thiết
trong điều kiện hiện nay.
Chúng ta đều thấy vấn đề nhạy cảm này đã được nhiều công trình khoa
học nghiên cứu khai thác với nhiều giác độ khác nhau từ xa xưa đến nay, song
không vì thế mà nó trở nên nguội lạnh mà ngược lại nó luôn mang tính thời sự
nóng bỏng. Có lẽ không ai trong xã hội lại bàng quan trước "điểm nóng" -Chất
lượng và quản trị chất lượng sản phẩm.
1.2. Vấn đề nghiên cứu của đề tài
Là một sinh viên chuyên ngành marketing kinh doanh nhận thức được
tầm quan trọng của chất lượng và quản trị chất lượng, với kiến thức đã được
đào tạo trong nhà trường xuất phát từ thực trạng về chất lượng và quản trị chất
lượng của Công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng và môi trường EEC nên em
chọn đề tài : “ Tăng cường hiệu lực quản trị chất lượng sản phẩm thiết bị
điện công nghiệp của công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng và môi trường
EEC.”
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
3
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chất lượng và quản trị chất lượng
sản phẩm.
Phân tích thực trạng về chất lượng và quản trị chất lượng của công ty đặc

Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng và quản trị
chất lượng
2.1. Khái niệm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm
2.1.1. Vai trò của chất lượng sản phẩm trong thời kỳ hội nhập
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở
thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của mỗi doanh nghiệp. Sản phẩm, dịch vụ muốn có tính cạnh tranh
cao thì chúng phải thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi
mặt một cách kinh tế nhất (sản phẩm có chất lượng cao, giá rẻ). Với chính
sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì
sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, nghĩa là doanh nghiệp
phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt.
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
(1) Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua:
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
5
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các
thuộc tính này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh
tranh của mỗi doanh nghiêp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào
những sản phẩm có thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và khả năng, điều
kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa chọn loại
hàng nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của
họ ở mức cao nhất. Bởi vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một
trong những căn cứ quan trọng cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
(2) Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiêp trện thị trường:
Khi chất lượng sản phẩm cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng vào thương

xác định trước.
Quan niệm của người bán hàng: Chất lượng là hàng bán hết, có khách
hàng thường xuyên.
Quan niệm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp với mong
muốn của họ. Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau:
(a) Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.
(b)Thể hiện cùng với chi phí.
(c) Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể.
2.1.2.3. Khái niệm chất lượng sản phẩm.
Theo ISO 9001:2000: “ Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu,
những đặc trưng kinh tế kỹ thuật của nó, thực hiện được sự thoả mãn nhu cầu
trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng, tên gọi của sản
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
7
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.
Cục Đo Lường Chất Lượng Việt Nam đưa ra khái niệm: “ Chất lựơng sản
phẩm của một sản phẩm là một tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho
thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu
tiềm ẩn” (Theo TCVN 5814 – 1994).
Tóm lại: Chất lượng sản phẩm là sự kết hợp giữa đặc tính nội tại khách
quan của sản phẩm, các chủ quan bên ngoài, là sự phối hợp với khách hàng. Vì
vậy những khái niệm hiện nay được chấp nhận khá phổ biến và rộng rãi.
2.1.3. Thuộc tính chất lượng sản phẩm.
Mỗi sản phẩm đều cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử
dụng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Các thuộc tính này có
quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một mức độ chất lượng nhất định của sản
phẩm. Chât lượng sản phẩm gồm 8 thuộc tính cơ bản sau đây:
Các thuộc tính kỹ thuật: phản ánh công dụng, chức năng của sản phẩm.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
 Nhóm yếu tố bên ngoài (vĩ mô).
 Tình hình phát triển kinh tế thế giới:
Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia hội nhập của doanh nghiệp vào nền
kinh tế thế giới của mọi quốc gia, đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế, chất
lượng đã trở thành ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu, nó ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải quan tâm
tới vấn đề chất lượng
 Tình hình thị trường:
Đây là nhân tố quan trọng nhất, tạo lực hút định hướng cho sự phát triển
chất lượng sản phẩm. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng và
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
9
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
thay đổi nhanh chóng, thì hoàn thiện chất lượng để đáp ứng với những nhu cầu
này là tất yếu và cần thiết.
 Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ:
Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác
hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản phẩm
chính xác hơn nhờ trang bị những phương tiện đo lường, dự báo, thí nghiệm,
thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn, làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới tốt
hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng mức thoả mãn khách hàng.
 Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:
Môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác
động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của
các doanh nghiệp. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy
mạnh đầu tư, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Nhóm yếu tố kỹ thuật - công nghệ - thiết bị có mối quan hệ tương hỗ khá
chặt chẽ không chỉ góp phần vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. mà còn
tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường, đa dạng hoá chủng loại,
nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao,
giá thành hạ.
Materials: Vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống cung cấp: Đây là yếu tố
cơ bản của đầu vào, nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn
có sản phẩm đạt chất lượng tốt điều trước tiên, nguyên vật liệu để chế tạo phải
đảm bảo những yêu cầu về chất lượng, mặt khác phải đảm bảo cung cấp cho
cơ sở sản xuất những nguyên nhiên vật liệu đúng số lượng, đúng kì hạn, có
như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện
đúng kế hoạch sản xuất.
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
11
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
2.2.Quản trị chất lượng sản phẩm
2.2.1. Khái niệm quản trị chất lượng sản phẩm.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO 9000 cho rằng: Quản trị chất lượng là
một hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm mục đích đề ra chính sách,
mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định
chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng
trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng: 3R (Right time, Right price,
Right quality).
Ý tưởng chiến lược của quản lý chất lượng là: Không sai lỗi (ZD - Zezo
Defect).
Phương châm: Làm đúng ngay từ đầu (Do right the first time), không có
tồn kho (non stock production), hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn, kịp
thời, đúng nhu cầu.

khăn trong giai đoạn hiện nay, nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp và các mục tiêu công ty đã đề ra, do đó công ty cần
đầu tư và đưa ra các giải pháp hữu hiện nhằm bảo bảo chất lượng và quản trị
chất lượng sản phẩm, như vậy công ty mới có thể tồn tại và phát triển trong xu
thế hiện nay.
2.2.3. Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng.
 Chính sách chất lượng (QP - Quality policy): Là ý đồ và định hướng
chung về chất lượng của một doanh nghiệp, do cấp lãnh đạo cao nhất chính
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
13
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
thức đề ra và phải được toàn thể thành viên trong tổ chức biết và không ngừng
được hoàn thiện.
 Mục tiêu chất lượng (QO-Quality objectives): Đó là sự thể hiện bằng
văn bản các chỉ tiêu, các quyết tâm cụ thể(định lượng và định tính)của tổ chức
do ban lãnh đạo thiết lập, nhằm thực thi các chính sách chất lượng theo từng
giai đoạn.
 Hoạch định chất lượng (QP - Quality planning): Các hoạt động nhằm
thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố
của hệ thống chất lượng.
 Kiểm soát chất lượng (QC - Quality control): Các kỹ thuật và các hoạt
động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng.
 Đảm bảo chất lượng(QA -Quality Assurance): Mọi hoạt động có kế
hoạch và có hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thoả
mãn các yêu cầu đối với chất lượng.
 Cải tiến chất lượng (QI - Quality Improvement): Là các hoạt động được
thực hiện trong toàn tổ chức để làm tăng hiệu năng và hiệu quả của các hoạt
động và quá trình dẫn đến tăng lợi nhuận cho tổ chức và khách hàng.
 Hệ thống quản trị chất lượng (QMS - Quality Management System):

Một số phương pháp sau đây được áp dụng trong quản lý chất lượng:
2.3.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng.
Phương pháp này chủ yếu là tập trung vào khâu cuối cùng (sản phẩm sau
khi sản xuất). Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn đã được thiết kế
hay các quy ước của hợp đồng mà bộ phận kiểm tra chất lượng tiến hành kiểm
tra nhằm ngăn chặn các sản phẩm hư hỏng và phân loại sản phẩm theo các
mức chất lượng. Do vậy, khi muốn nâng cao chất lượng sản phẩm người ta
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
15
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
cho rằng chỉ cần nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật bằng cách tăng cường công
tác kiểm tra. Tuy nhiên với cách kiểm tra này không khai thác được tiềm năng
sáng tạo của từng cá nhân trong đơn vị để cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Hơn nữa việc kiểm tra gây nhiều tốn kém trong khi đó loại bỏ được phế
phẩm ít. Mặc dù vậy phương pháp này cũng có một số tác dụng nhất định
nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính thực tế (đối tượng)so với qui định.
2.3.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện.
Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể
hoá các nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào
trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể
tiến hành một cách kinh tế nhất, thoả mãn hoàn toàn khách hàng.
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong công
ty vào các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ
giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời thoả mãn nhu cầu
khách hàng.
2.3.3. Phương pháp quản trị chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality
Managenment).
Trong những năm gần đây,ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp
phần nâng cao hoạt động quản trị chất lượng,như hệ thống “vừa đúng lúc” đã

Qua điều tra ở công ty cũng như các công trình nghiên cứu ở trường qua
các năm vừa qua cho thấy chưa đề tài về tăng cường hiệu lực quản trị chất
lượng sản phẩm thiết bị điện công nghiệp, nên em hướng đề tài luận văn là:
“Tăng cường hiệu lực quản trị chất lượng sản phẩm thiết bị điện công nghiệp
của công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng và môi trường EEC.”
2.4.2.Phân định nội dung nghiên cứu.
Để đảm bảo logic cho bài luận văn, bài được phân định nội dung như sau:
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
17
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
Thứ nhất hệ thống hóa lại các kiến thức đã học về chất lượng và quản trị
chất lượng, lấy đây là cơ sở nền tảng cho hoạt động nghiên cứu thực trạng về
chất lượng và quản trị chất lượng tại công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng và
môi trương EEC: Các khái niệm về sản phẩm, chất lượng và quản trị chất
lượng, các phương pháp quản trị chất lượng sản phẩm…
Thứ hai nội dung về quá trình nghiên cứu thực tiễn về chất lượng và quản
trị chất lượng tại công ty và vận dụng những kiến thức đã được nêu ở phần 1
để rút ra những thành công và tồn tại về hoạt động kinh doanh của công ty
trong những năm vừa qua.
Thứ ba là các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết khó
khăn cho công ty, và phát triển trong thời gian tới,có hai nhóm giải pháp chính
là nhóm giải pháp vĩ mô và giải pháp vi mô.

SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
18
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
CHƯƠNG III
Phương pháp nghiên cứu và thực trạng về chất lượng và

theo giấy phép số 4298/GP/TLDN năm 2005 của uỷ ban Thành Phố Hà Nội,
công ty hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 07457 do sở kế hoạch
và đầu tư Hà Nội, với tên giao dịch: Công ty cổ phần kỹ thuật năng lượng và
môi trường EEC.
Trụ sở chính : Tầng 27-Toà nhà 101 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội.
Số điện thoại giao dịch: (04) 435625152 − Fax: (04) 35625153.
 Lĩnh vực hoạt động của công ty
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty khá đa dạng tập trung tập trung chủ
yếu vào các mặt hàng sau:
+ Thiết bị điện công nghiệp bao gồm máy phát điện, máy nén khí, máy biến
thế,…được nhập từ các hãng nổi tiếng thế giới như: Nhật (MITSUBISHI),
Anh (PERKINS); Mỹ(JOHN DEERE, CUMMINS); Hàn Quốc (DOOSAN);
Ý (IVECO); Thụy Điển (VOLVO); Trung Quốc (WEICHAI) chiếm 55% theo
giá trị tổng sản phẩm của công ty.
+ Các vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng, máy móc trong xây dựng,
gạch ốp lát các loại....chiếm 15% theo giá trị tổng sản phẩm của công ty.
+ Hóa chất bao gồm: Chất tẩy động (đóng trong thùng 20 lít); chất tẩy rửa
thiết bị điện (lưu giữ trong thùng 20 lít); chất tẩy thiết bị điện “Quick Dry”
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
20
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
(lưu giữ trong thùng 20 lít); chất tẩy sơn cũ AT3200ST(đóng trong can 20–25
lít)…chiếm 25% theo giá trị tổng sản phẩm của công ty.
+ Các loại sản phẩm khác chiếm 5% theo giá trị tổng sản phẩm của công ty.
3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
 Chức năng của công ty
Vận hành bộ máy tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
theo đúng mục tiêu đặt ra. Vì chức năng chính của công ty là nhập khẩu và
bán hàng hóa cho nên việc thực hiện xuất nhập theo đúng quy trình là vấn đề

với tổng giám đốc điều hàng công việc của công ty, và là người trực tiếp giúp
tổng giám đốc điều hành và giám sát các hoạt động của các phòng chức năng
của công ty.
+ Phòng nhân sự: Có nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, lao động, điều
động các nhân viên trong công ty theo các vị trí thích hợp, thay đổi nhân viên,
tuyển thêm nhân viên và chịu trách nhiệm về lương của nhân viên, thực hiện
công tác thanh tra và kỷ luật, khen thưởng cho nhân viên công ty.
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh Phòng kế toánPhòng hành chính
Phòng nhân sự
22
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
+ Phòng hành chính: giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý hành
chính, chăm lo sức khoẻ, đời sống cho cán bộ công nhân viên, giữ gìn vệ sinh
môi trường, vệ sinh lao động, quản lý công tác xây dựng cơ bản trong phạm vi
Công ty.
+ Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc
về các hoạt động kinh doanh và quản lý chất lượng hàng hoá, khai tác tìm
kiếm khách hàng, nguồn hàng, tổ chức tiêu thụ hàng hoá ,thực hiện các giao
dịc với nhà cung ứng, với khách hàng, nghiên cứu thị trường trong từng giai
đoạn và tổ chức hoạt động marketing thúc đẩy khả năng tiêu thụ hàng hoá.
+ Phòng kế toán: Có nhiệm vụ về tổ chức hạch toán tài chính và công tác kế
toán theo pháp lệnh của nhà nước đã quy định như: lập báo cáo tài chính, lập
kế hoạch tài chính, dự trữ ngân sách cho từng giai đoạn của công ty, tổ chức
theo dõi và kiểm soát các công việc, chỉ tiêu và thực hiện các chính sách của
công ty và nhà nước.
3.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( 2006/2007/2008).

2006. Tỷ lệ doanh thu tăng mạnh cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công ty
qua các năm.
Qua bảng trên cho thấy hàng năm công ty đóng góp nghĩa vụ nộp ngân
sách cho nhà nước ngày càng tăng: năm 2006 là 56,3 triệu đồng đến năm 2008
lên đến 345,27 triệu đồng, tăng bình quân là 15.5%.
Theo bảng trên cũng cho thấy thu nhập của cán bộ công nhân viên trong
công ty đều ở mức lương khá và tăng theo các năm như năm 2006 là 1,7 triệu
đồng đến năm 2008 tăng lên 2,5 triệu đồng, đảm bảo mức sống tương đối cho
toàn bộ công nhân viên trong điều kiện kinh tế suy thoái. Điều này chứng tỏ
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt.
3.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công
ty.
3.3.1. Nhân tố bên ngoài.
 Tình hình thị trường: đời sống xã hội ngày càng cao, nhu cầu tiêu
dùng ngày càng phong phú và đa dạng, tiêu dùng các thiết bị điện công nghiệp
cũng ngày càng tăng cao không chỉ ở các doanh nghiệp mà giờ đây các hộ gia
đình cũng có nhu cầu đối với loại sản phẩm này.
 Trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ: công nghệ kỹ thuật
ngày càng phát triển, đây là cơ sở để tạo ra các sản phẩm thiết bị điện công
nghiệp tốt hơn với các chức năng tốt hơn và chất lượng sản phẩm được nâng
cao.
SVTH: Lê thị Huệ_ Lớp K41C2
24
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS.TS.Nguyễn Văn Hiệu
 Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước: chính sách thuế của nhà
nước, các thủ tục hải quan, các chính sách chống hàng giả hàng kém chất
lượng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, các chính sách kích
cầu cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty.
3.3.2. Các nhân tố bên trong.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status