Tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội" - Pdf 86

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài "Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám
sát của Quốc hội"
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới – thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến hành xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Thực hiện nhiệm vụ đó
không thể tách rời với việc nâng cao vị trí, vai trò của Quốc hội – cơ quan
đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để hoàn thành được mục tiêu đó thì
yêu cầu đặt ra là phải có một hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó tính tối
cao của Hiến pháp đựợc đảm bảo và có một cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu
quả đối với hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, mà trước hết
là hoạt động giám sát của Quốc hội.
Trong những năm qua, cùng với công cuộc cải cách, đổi mới bộ máy nhà
nước nói chung, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội nói riêng cũng đã có
nhiều bước đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chất lượng và hiệu quả của việc
thực hiện các chức năng lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước ngày càng được
nâng cao, bước đầu đáp ứng được nhu cầu đổi mới và sự tin tưởng và ủng hộ
2
của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn, nhất là
đòi hỏi của một Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật
sự của dân, do dân và vì dân, Quốc hội còn phải tiếp tục đổi mới cả về nhận
thức, lý luận lẫn tổ chức thực hiện các chức năng của mình trong thực tiễn.
Duy trì định hướng đó, Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng Sản Việt Nam đã
đề ra chủ truơng là cần phải “Nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả

chuyên sâu, quy mô về hoạt động giám sát của Quốc hội. Gần đây bắt đầu có
một số công trình nghiên cứu về chức năng giám sát của Quốc hội với các
luận án tiến sĩ như:
“ Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam” của NCS
Phạm Trọng Kỳ, năm 1993;
“ Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của NCS Trương Thị Hồng
Hà, năm 2007.
Ngoài ra còn một số sách chuyên khảo như:
“Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội”, Ts Phạm Ngọc Kỳ. NXB
Chính trị Quốc gia (1995)
“Quyền giám sát của Quốc hội - nội dung và thực tiến từ góc nhìn tham
chiếu”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng chủ biên. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004;
“Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội”, Ts. Nguyễn Sĩ
Dũng chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006;
“Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát” Văn phòng Quốc hội, NXB
Tư pháp, Hà Nội, 2006.
Mặc dù dưới các góc độ tiếp cận khác nhau nhưng các tác giả đều khẳng
định vị trí pháp lý của Quốc hội trong hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước
4
Việt Nam với tư cách là cơ quan đại diện cho cử tri cả nước, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất. Cùng với chức năng lập pháp và quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước, giám sát là một chức năng quan trọng của Quốc
hội. Các tác giả cũng có cùng nhận định: so với chức năng được pháp luật
quy định, trước các yêu cầu đổi mới và kiện toàn bộ máy nhà nước hiện nay
thì giám sát vẫn là một khâu yếu, quyền lực và hiệu quả chưa cao, cần có
những giải pháp đồng bộ để tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả giám
sát của Quốc hội.
Có thể khái quát một số nhóm nội dung nghiên cứu cơ bản sau đây:
Nhóm nghiên cứu chung về chức năng giám sát của Quốc hội: các tác giả

quan trọng, vai trò của quyền giám sát của Quốc hội trong đời sống chính trị
xã hội. Đồng thời cũng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực
hiệu quả giám sát của Quốc hội.
Nhiệm vụ:
Phân thích và làm sang tỏ những vấn đề lý luận về vai trò, nội dung
quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong hệ thống tổ chức quyền lực Nhà
nước trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm về quyền giám sát và các hình
thức giám sát của Quốc hội.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu lực và hiệu quả giám sát của
Quốc hội; các tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả giám sát, các điều kiện
đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.
Đánh giá thực trạng hiệu lực hiệu quả giám sát của Quốc hội trên cơ sở
các tiêu chí đánh giá và phân tích những nguyên nhân, những hạn chế tồn
tại.
6
Nêu ra các giải pháp về nhận thức, pháp lý, tổ chức, phương thức, kĩ
năng và điều kiện hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của
Quốc hội.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của nghĩa Mác – Lê nin
tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, quan
điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về bản chất Nhà nước và các định
hướng xây dựng, hoàn thiện bộ máy Nhà nước.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp khoa học :
tổng hợp, phân tích, so sánh các tư liệu liên quan đến chức năng giám sát
của Quốc hội Việt Nam. Các biện pháp khoa học đã được áp dụng trên nền
tảng tư duy biện chứng nhằm đạt được mục đích và thể hiện được các nội
dung đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận.
Tiểu luận góp phần nâng cao nhận thức lý luận về quyền giám sát tối cao

Theo từ điển Tiếng Việt thì quốc hội là quốc dân đại hội, là cơ quan lập
pháp tối cao của một nước, do nhân dân bầu ra.
Có ý kiến lại cho rằng Quốc hội là một chế định hiến pháp – pháp lý có
lịch sử lâu đời và được coi như một nhánh quyền lực trong hệ thống tổ chức
quyền lực Nhà nước.
Và mới đây lại có ý kiến cho rằng Quốc hội là một thiết chế chính trị, xã
hội, pháp lý. Sự ra đời và phát triển của Quốc hội gắn liền với sự phát triển
của Nhà nước và Pháp luật.
8
Tuy nhiên, để có một khái niệm chính xác nhất, xác định đúng vị trí pháp
lý của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước cần phải xuất phát từ những quy
định của Hiến pháp. Điều 83 chương VI trong Hiến pháp năm 1992 ghi rõ:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội
là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định
những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công
dân.”
Như vậy có thể nói khái niệm mà Hiến pháp quy định là khái niệm rõ
ràng và chính xác nhất, nó thể hiện rõ bản chất của Nhà nước Việt Nam là
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây cũng chính là sự
quán triệt tư tuởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về một Nhà nước kiểu mới,
khác với các kiểu Nhà nước trước đây trong lịch sử.
1.1.2 Vai trò của Quốc hội.
Vai trò của Quốc hội ở từng nước và từng thời điểm có khác nhau tùy
thuộc vào đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và truyền
thống của từng quốc gia hay từng giai đoạn lịch sử. vai trò của Quốc hội
hôm nay thể hiện ở những điểm sau:
Quốc hội là cơ quan có tính chất đại diện: Do được hình thành trên cơ sở

sát, phạm vi giám sát, hệ quả giám sát.
Chủ thể quyền giám sát tối cao duy nhất chỉ có Quốc hội ( theo đúng
nghĩa là toàn thể đại biểu Quốc hội tại kỳ họp quốc hội).
10
Phạm vi giám sát tối cao theo cách hiểu là “giám sát toàn bộ hoạt động
của Nhà nước” sẽ đặt Quốc hội trước rất nhiểu thách thức cả về khía cạnh lý
luận và thực tiễn. Khi đã phân định cho nhiều cơ quan chức năng của Nhà
nước làm công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thì Quốc hội chỉ
giữ cho mình quyền giám sát đối với các cơ quan Nhà nước cấp cao ở trung
ương, tức là các cơ quan do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn, mà trong đó
giám sát hoạt động của Chính phủ là chủ yếu.
Đối tượng của giám sát tối cao là một yếu tố quan trọng để phân biệt hoạt
động giám sát tối cao của Quốc hội với hoạt động giám sát của các cơ quan
khác cũng được pháp luật quy định chức năng giám sát. Theo quy định của
pháp luật, hoạt động giám sát của Quốc hội tác động lên các đối tượng là các
cơ quan và các chức danh cấp cao của bộ máy Nhà nước, tập trung là cơ
quan hành pháp và tư pháp.
Về hệ quả giám sát tối cao: Quốc hội có quyền áp dụng những biện pháp
chế tài cao nhất mang tính quyền lực Nhà nước để xử lý những vấn đề nảy
sinh trong quá trình giám sát (như hủy bỏ các văn bản của các cơ quan Nhà
nước trái Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội…) hoặc quy trách nhiệm
đối với chức danh bị giám sát (ỏ phiếu tín nhiệm…). “Chế tài” giám sát chỉ
mang tính khen chê, ca ngợi hoặc phê phán và quy trách nhiệm chính trị mà
không có hậu quả pháp lý trực tiếp.
1.2.2 Vai trò giám sát của Quốc hội trong việc thực hiện quyền lực
Nhà nước của Quốc hội.
Thứ nhất, giám sát là yếu tố quan trọng hạn chế sự lạm quyền từ phía các
cơ quan Nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được thực thi, bảo đảm quyền và
lợi ích của công dân. Mục tiêu của giám sát là để bảo đảm rằng hoạt động
của các cơ quan Nhà nước tuân thủ những quy định pháp luật do Quốc hội

pháp lý và cơ sở chính trị để Quốc hội tiến hành hoạt đông giám sát. Về
phần mình, hoạt động giám sát của Quốc hội có mối quan hệ tuơng hỗ trực
tiếp đến hoạt động lập pháp. Giám sát với mục đích là nhằm đảm bảo việc
tuân thủ Hiến pháp và pháp luật nhưng đồng thời giám sát còn nhằm phát
hiện ra những kẻ hở những quy định pháp luật chưa phù hợp với cuộc sống
để kịp thời sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện hoặc giúp Quốc hội có những
quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu cuộc sống. Giám sát cũng còn là
nguồn để nắm tình hình đất nước, thu thập ý kiến công chúng về các chính
sách quan trọng của quốc gia để sửa đổi, hình thành các chính sách mới , tạo
nên một nguồn quan trọng để hình thành nên những kến nghị lập pháp.
1.2.3 Mối quan hệ giữa giám sát của Quốc hội với thanh tra, kiểm
tra, kiểm sát của các cơ quan Nhà nước.
Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội là một yếu tố của cơ chế đảm
bảo và tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật, bao gồm một hệ
thống các yếu tố có tác động qua lại với nhau. Qua việc phân tích những đặc
thù mang tính pháp lý trong hoạt động giám sát của Quốc hội, kiểm tra giám
sát của Chính phủ, kiểm sát của Viện kiểm sát và kiểm tra, giám sát của Tòa
án ta thấy rằng: Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát là một dạng lao động
quyền lực với mục đích chung là đảm bảo không có vi phạm Hiến pháp và
lạm dụng quyền lực từ phia Nhà nước. Sự khác nhau của các hoạt động kiểm
tra giám sát giữa các cơ quan là ở cấp độ, đối tượng, phạm vi, nội dung,
phương thức thực hiện và hậu quả pháp lý của nó. Hoạt động giám sát của
các cơ quan Nhà nước chứa đựng trong đó tính hệ thống, tính đồng bộ và
tính thống nhất. Do đó, không thể tách quyền giám sát của Quốc hội ra một
cách độc lập, đơn lẻ, riêng biệt mà phải đặt nó trong hoạt động giám sát của
Nhà nước nói chung để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả
giám sát của Quốc hội.
13
1.3 Hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội - khái niệm, mối quan
hệ, các tiêu chí đánh giá và điều kiện đảm bảo.

của Quốc hội cao hay thấp phụ thuộc vào việc Quốc hội thực hiện chức năng
giám sát của mình theo quy định của pháp luật đến đâu cũng như những kết
luận kiến nghị từ hoạt động giám sát có được các cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực hiện nghiêm chỉnh hay không, việc xử lý các vi phạm theo các đề xuất,
kiến nghị đó đến mức độ nào tức là mức độ hiệu lực của giám sát. Muốn đạt
được hiệu quả giám sát thì trước hết, các chủ thể giám sát phải thực hiện
đúng chức năng giám sát như luật định và đảm bảo cho các kiến nghị , đề
xuất của mình được thực hiện nghiêm chỉnh. Chính vì vậy mà trong báo cáo
công tác của Quốc hội nhiệm lỳ khoá IX (1992 – 1997) đã nhấn mạnh: “hiệu
quả và hiệu lực giám sát của Quốc hội được đánh giá bằng tác động của các
quyết định , kết luận và kiến nghị của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và
đại biểu Quốc hội thông qua các hoạt động giám sát.”
1.3.2 Mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả
Khi nghiên cứu hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội cần phải xét
mối quan hệ giữa chúng với nhau. Do hiệu lực là sự tác động của hoạt động
giám sát vào các quan hệ xã hội, còn hiệu quả là kết quả đạt được do sự tác
động nói trên, nên giữa hiệu lực và hiệu quả có mối quan hệ khăng khít mà
trong đó hiệu lực là tiền đề, điều kiện của hiệu quả, còn hiệu quả là thước đo
đánh giá hiệu lực. Có thể nói rằng, hiệu lực là cơ sở của hiệu quả, là một
trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc tới hiệu quả. Nhưng ở một khía cạnh
khác, khi đánh giá hiệu lực thì hiệu quả lại trở thành cơ sở để đánh giá hiệu
15
lực hay nói cách khác hiệu quả là minh chứng cụ thể cho mức độ hiệu lực
của hoạt động mà chúng ta cấn đánh giá.
Trong mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả giám sát thì hiệu lực giám
sát đạt được khi có sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh của các đối tượng
chịu sự giám sát đối với các kết luận, đề xuất đúng đắn rút ra từ hoạt động,
kết quả giám sát cụ thể và hiệu quả giám sát lại là yếu tố quan trọng bảo đảm
hiệu lực.
Như vậy “hiệu lực” và “hiệu quả” là hai khái niệm không thể tách rời.

nhiệm. Ở khía cạnh này, giám sát của Quốc hội đạt hiệu lực khi Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội ý thức được đầy đủ vai trò đại diện của mình, có
khả năng sử dụng đúng và tối đa thẩm quyền mà mình được trao, có khả
năng sử dụng linh hoạt và hiệu quả những công cụ giám sát đặc thù của cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất trong quá trính thực hiện giám sát. Đây
chính là thước đo khả năng đại diện và mức độ thực hiện chức năng đại diện
của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với cử tri.
- Khả năng của Quốc hội ban hành các kiến nghị xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật.
Nói một cách khác thì đây là khả năng của Quốc hội trong việc áp đặt chế
độ trách nhiệm chính trị đối với các cơ quan, chức danh do Quốc hội bầu
hoặc phê chuẩn. Điều này dựa trên triết lý: Nếu chính sách do chính phủ đề
ra mà sự minh bạch không được làm rõ thông qua giám sát của Quốc hội thì
giám sát không thành công. Nếu chính sách do chính phủ đề ra không đạt
được mục đích mà Quốc hội không có ý kiến hoặc không thể làm rõ trách
nhiệm thì coi như Quốc hội chưa giám sát.
17
Trên thực tế thì có thể xác định mức độ này thông qua khả năng tranh
luận của Quốc hội trong quá trình chất vấn, xét báo cáo của các cơ quan chịu
sự giám sát, khả năng đề xuất kiến nghị trong quá trình tiến hành các hình
thức giám sát khác, mức độ thực hiện các nghị quyết về giám sát của Quốc
hội, các kiến nghị của các đoàn giám sát và cuối cùng là khả năng của Quốc
hội trong việc làm rõ trách nhiệm của các đối tượng bị giám sát.
- Ý thức, thái độ của các đối tượng chịu sự giám sát trong việc chấp
hành, thực hiện các kiến nghị giám sát.
Hiệu lực giám sát sẽ được xác định thông qua việc các đối tượng bị giám
sát thực hiện các nghị quyết, kiến nghị ở mức độ nào, các quan hệ xã hội có
liên quan được thay đổi ra sao sau khi được các đối tượng xử lý… Ở đây,
cần dựa trên các kết quả cụ thể (hiệu quả) để nhìn nhận, đánh giá xác định
hiệu lực từ khía cạnh sức mạnh tác động của các kiến nghị giám sát và mức

giám sát của Quốc hội. Mức độ đạt được của mục đích đề ra đã trở thành
tiêu chuẩn, thước đo cho việc đánh giá hiệu quả giám sát, là khuôn khổ cho
việc đánh giá thực tế.
- Kết quả cụ thể đạt được do tác động của hoạt động giám sát.
Điều này được xác định thông qua sự thay đổi của các quan hệ xã hội
trước và sau khi tiến hành giám sát. Để đánh giá hoạt động của các cơ quan
nhà nước nói chung và hoạt động giám sát nói riêng, trước hết phải căn cứ
vào mức độ thay đổi của các quan hệ trước và sau khi có hoạt động giám sát.
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả giám sát của Quốc
hội là phải căn cứ vào những kết quả tực tế đạt được dưới tác động của hoạt
động giám sát. Do đó việc xác định được những kết quả cụ thể và có sự so
19
sánh trước và sau khi giám sát sẽ là minh chứng cho hiệu quả hoạt động
giám sát.
- Số lượng hoạt động giám sát.
Đây là tiêu chí mang tính định lượng thể hiện số lượng các báo cáo công
tác, các chuyên đề đã trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp, số
lượng các chất vấn và trả lời chất vấn, số lượng các đoàn giám sát, số lượng
các nghị quyết giám sát chuyện đề, các kiến nghị giám sát. Đây là những con
số cụ thể mang tính hình thức thường được sử dụng làm căn cứ phân tích,
đánh giá.
- Xác định khía cạnh hiệu quả kinh tế của hoạt động giám sát.
Hiệu quả kinh tế của hoạt động giám sát được phản ánh thông qua việc
đánh giá các chi phí vật chất bao gồn: vật chất, nhân lực, thời gian mà các
chủ thể tham gia giám sát bỏ ra khi triển khai hoạt động giám sát… Hiệu quả
đạt được phải là những chi phí cho hoạt động giám sát ở mức thấp nhưng
phải đủ đảm bảo cho các chủ thể giám sát phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ và
năng lực của mình để đạt được những kết quả ở mức cao nhất. Điều này có
nghĩa là phải có chương trình giám sát hợp lý và khoa học để tiết kiệm được
thời gian, công sức và tiền của, phải biết lựa chọn những phương pháp ít tốn

công, phối hợp trong bộ máy nhà nước, đồng thời hoạt động này cũng tạo cơ
sở để các đại biểu tham gia có hiệu quả hơn trong hoạt động chất vấn.Việc
giám sát theo chuyên đề đã giúp Quốc hội đánh giá khá đầy đủ kết quả thực
thi chính sách và nhìn nhận chính xác những hạn chế trong cơ chế quản lý
cũng như trách nhiệm của các cấp, các nghành, các cá nhân. Để hoạt động
giám sát đạt hiệu quả cao hơn, Quốc hội đã thông qua chương trình giám sát
hằng năm và toàn khoá Quốc hội. Sau khi tiến hành giám sát tại kỳ họp,
Quốc hội cũng đã ban hành một số Nghị quyết về các vấn đề mà Quốc hội
quan tâm. Tại các kỳ họp hoạt động chất vấn được duy trì và đổi mới cách
thức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của các chủ thể có thẩm
quyền giám sát tối cao thông qua viêc tập trung vào chất vấn những vấn đề ở
tầm vĩ mô, bức xúc được cử tri cả nước quan tâm.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội:
Trong phạm vi thẩm quyền luật định , Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã
kịp thời ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai nghị quyết về chương trình
giám sát của Quốc hội, chỉ đạo sát sao các cơ quan của Quốc hội trong việc
thực hiện các chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội. Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội cũng trực tiếp giám sát chuyên đề và xem xét một số
nội dung của công tác tư pháp nhằm từng bước tìm ra nguyên nhân và giải
pháp để giải quyết ting trạng vướng mắc về khiếu nại, tố cáo và đánh giá
chất lượng công tác xét xử, tuy nhiên hiệu quả của vấn đề giám sát này cần
cân nhắc và trao đổi thêm.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội:
Theo chức năng, nhiệm vụ và sự phân công đã chú trọng triển khai các
hoạt động giám sát tho các chuyên đề có nội dung quan trọng, bức xúc trong
xã hội và chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
và Quốc hội như: việc thực hiện pháp luật về dân số, người cao tuổi, người
22
tàn tật… Theo chức năng, nhiệm vụ của mình Hội đồng dân tộc và các Uỷ
ban của Quốc hội thực hiện việc tiếp nhận và trực tiếp xử lý hoặc chuyển

nhiều ý kiến thiết thực, thẳng thắn có tinh thần xây dựng đối với các báo
cáo, khẳng định mặt làm được, mặt chưa làm được trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước. Quốc hội cũng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao
trong việc phối hợp với các cơ quan khác của bộ máy nhà nước để hoàn
thiện những giải pháp hữu hiệu, những phương án tối ưu ở tầm vĩ mô để giải
quyết những vấn đề bức xúc của đời sống nhân dân. Cùng với việc mở rộng
dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội, hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn đã
phản ánh những vấn đề đang được dư luận quan tâm, tạo không khí đối thoại
tại các kỳ họp của Quốc hội , thu hút sự quan tâm theo dõi của cử tri. Mức
độ nhanh nhạy trong việc lựa chọn những vấn đề trọng điểm để giám sát
cũng góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động này và tăng
thêm lòng tin của cử tri đối với hoạt động giám sát của Quốc hội.
2.1.2 Về hiệu quả hoạt động giám sát.
a. Các hoạt động giám sát cơ bản đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra.
Cách thức tổ chức giám sát của Quốc hội ngày càng được cải tiến, hoàn
thiện theo hướng tăng cường hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội để
giảm những vấn đề cụ thể không thuộc phạm vi, đối tượng giám sát.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và khoá XI “điểm nổi bật là các cơ
quan của Quốc hội đã tích cực cải tiến, tìm những hình thức thích hợp nhằm
nâng cao chất lượng giám sát của mình như: thực hiện giám sát theo chuyện
đề, đi sâu khảo sát, theo dõi sát sao việc giải quyết kiến nghị sau giám sát về
những vấn đề đang sôi động trong đời sống kinh tế - xã hội như: vấn đề
24
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng, phương hướng đổi mới hoạt động
của doanh nghiệp Nhà nước”.
Hoạt động giám sát thực hiện chủ yếu tại các cuộc làm việc , xem xét báo
cáo của Chính phủ, các bộ ngành, kết hợp với giám sát thực tế tại địa
phương, cơ sở, vừa thực hiện giám sát thường xuyên vừa giám sát theo
chuyên đề. Lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI tiến hành giám
sát tại kỳ họp chuyên đề về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status