Tài liệu Tiểu luận - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Pdf 86

TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
Tiểu luận
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy và học ở trường THPT
Nguyễn Siêu
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................3
PHẦN NỘI DUNG..................................9
CHƯƠNG I..............................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ ................................................9
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ......................9
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN
CỨU VẤN ĐỀ..........................................9
1.1. Trên thế giới......................................9
CHƯƠNG II...........................................16
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DẠY HỌC..........................16
Ở TRƯỜNG PTDL NGUYỄN SIÊU -
HÀ NỘI...................................................16
1. SƠ LƯỢC VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
TRƯỜNG PTDL NGUYỄN SIÊU.......16
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
2
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
CHƯƠNG III.........................................22
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

đất nước và so với trình độ tiên tiến của các nớc trong khu vực". Để khắc phục thực
trạng chất lượng giáo dục nói trên cần có sự nghiên cứu sâu sắc về các biện pháp quản
lý của nhà trờng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường.
1.4. Luật giáo dục của chúng ta khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc
sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Như vậy giáo dục PT có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con
người.
1.5 . Lịch sử đã cho thấy mỗi quốc gia muốn phát triển và hưng thịnh đều phải
coi trọng công tác giáo dục. Đối với nước ta giáo dục luôn được coi là quốc sách -
nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay, điều đó được thể hiện trong các kỳ đại hội đại
biểu của Đảng Cộng sản Việt Nam. Taị đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta đã khẳng
định “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài; coi trọng cả ba mặt: mở rộng quy mô nâng cao chất lượng
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
4
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
và phát huy hiệu quả”. Sau 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng VIII trước
những cơ hội và thách thức, căn cứ vào yêu cầu mục tiêu mới của giáo dục đào tạo Đại
hội Đảng lần thứ IX tiếp tục khẳng định: “ phát triển giáo dục và đào tạo là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là
điều kiện phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, Đảng ta khẳng định đầu tư cho con người là đầu
tư phát triển. Như vậy có thể thấy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đầu tư
cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng trong giai
đoạn hiện nay khi mà trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng đòi hỏi công tác giáo dục đào tạo của chúng ta không chỉ mở rộng về quy
mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng như kết luận của hội nghị trung ương 6

phố Hà Nội. (Trường PTDL Cấp II và cấp III Nguyễn Siêu nay là Trường THPT DL
Nguyễn Siêu). Năm học đầu tiên trường có 5 lớp với 132 học sinh và 9 cán bộ, giáo
viên, công nhân viên. Năm học 2006-2007 trường có 56 lớp với 2.042 học sinh (Tiểu
học : 854; THCS : 687; THPT: 501) và 205 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trường
có đầy đủ các tổ chức chính trị, xã hội . Đảng viên: 11. Qua 8 lần di chuyển địa điểm
đã xây dựng được ngôi trường riêng của mình trên khuôn viên đất 10.000m
2
do Thành
phố cấp thuộc Phường Trung Hoà, Yên Hoà Quận Cầu Giấy và được khánh thành vào
ngày 11 tháng 9 năm 2004 nhân dịp khai giảng năm học 2004-2005.
Trường được UBND thành phố công nhận Trường đạt tiêu chuẩn trường chuẩn
Quốc gia giai đoạn 2001-2010 năm 2005.
Thực hiện mục tiêu Đảng đã đề ra, theo chương trình số 07-CTr/TU ngày
4/8/2006; Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 24/10/2006 của Thành uỷ; Kế hoạch số
64/KH-UBND ngày 7/11/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về “Phát triển một số
ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”. Thực hiện Kế hoạch số
1391/KH-SGD&ĐT ngày 14/5/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc thực
hiện “Chương trình phát triển dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao từ nay đến
năm 2010”. Trường PT Nguyễn Siêu hiện nay đã tổ chức được 4 lớp một, 4 lớp hai và
2 lớp ba 1 lớp 6, 1 lớp 10 “dịch vụ giáo dục trình độ CLC” (DVGDTĐCLC) đẫ góp
phần xã hội hóa giáo dục, góp phần hòa nhập nền giáo dục quốc tế, đào tạo ra những
sản phẩm có chất lượng cao cho đất nước, biết hợp tác và cạnh tranh.
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
6
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn quản lí hoạt động dạy học ở trường PT
Nguyễn Siêu, chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của các biện pháp quản lí hoạt động
dạy - học , từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt ở mô hình lớp dịc vụ giáo dục trình độ CLC tại

Xin ý kiến của chuyên gia, những ngời có trình độ cao về chuyên ngành,
về phơng pháp sư phạm, về năng lực quản lý, về đối tượng nghiên cứu nhằm khẳng
định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
5.2.5. Phương pháp toán thống kê:
Để xử lý số liệu điều tra
5.2.5. Phương pháp lập biểu bảng, sơ đồ
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
8
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Trên thế giới.
Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung hoa và Ấn độ... đã sớm xuất hiện những
tư tưởng về quản lý nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Khổng tử (551-
479 TCN) cho rằng dạy học là phải "Dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn giản
đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ, đòi hỏi học trò phải
luyện tập, phải hình thành về nề nếp, thói quen trong học tập" và phải "Học không biết
chán, dạy không biết mỏi". Các học thuyết về quản lý ở phương Đông đã chuyển dần
từ quản lý theo học thuyết "Đức trị"(Khổng tử, Mạnh tử) sang học thuyết "Pháp
trị"(Hàn Phi Tử, Thương Ưởng) và cuối cùng là sự kết hợp "Đức - Pháp trị"có tính đến
các đặc trưng tâm lý xã hội.
Ở phương Tây, nhà triết học nổi tiếng Xôcrat cho rằng: "Những người nào biết
cách sử dụng con người thì sẽ điều khiển được công việc, hoặc cá nhân hay tập thể
một cách sáng suốt. Những người không biết làm như vậy sẽ mắc sai lầm trong công
việc".
Tư tưỏng về quản lý con người và những yêu cầu về người đứng đầu cai trị dân
còn tìm thấy trong quan điểm của các nhà triết học như Platon, RoBer Owen (1771-

quản lý việc học tốt nhất.
Đặc biệt, ở thế kỷ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) đã để lại cho chúng
ta những nền tảng quý báu về vai trò của quản lý và cán bộ quản lý giáo dục, phương
pháp lãnh đạo và quản lý...
Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về khoa học quản lý của các nhà nghiên
cứu và các giảng viên đại học... được viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ
biến kinh nghiệm... đã được công bố như các tác giả: Phạm Thành Nghị, Trần Quốc
Thành, Đặng Bá Lãm, Hà Thế Ngữ, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Gia
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
10
THIẾT KẾ BÀI HỌC
GIÁO VIÊN
- Chỉ đạo
+ Tổ Chức
+ Điều khiển
KẾT QUẢ HỌC TẬP
HỌC SINH
- Chủ động
+ Tích cực
+ Tự giác
+Tự điều khiển
Cộng tác
giúp đỡ
Phản ánh kết quả
từng bước
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
Quý, Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê... Bằng sự tổng hoà các tri thức về giáo dục
học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học... các tác giả đã thể hiện trong công trình
nghiên cứu của mình một cách khoa học về khái niệm quản lý, nguyên tắc và phương
pháp quản lý, nghệ thuật quản lý nói chung và quản lý giáo dục, quản lý trường học

e. Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng
cao chất lượng dạy học.
2.1.4. Người dạy và người học là hai thành tố cơ bản của quá trình dạy học,
trong đó năng lực của người dạy có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy để nâng cao chất
lượng quá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của
đội ngũ giáo viên. Đồng thời phải tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật
chất, thiết bị, nhất là các ứng dụng của kỹ thuật công nghệ thông tin để nâng cao chất
lượng dạy học.
2.2. Cơ sở pháp lý:
2.2.1. Mục tiêu của giáo dục THPT.
Điều 27 mục 1 của luật Giáo dục đã nêu rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân
cách con người Việt nam XHCN . . ."
2.2.2. Nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông:
Theo điều 28 luật Giáo dục:
a) Giáo dục phổ thông phải củng cố, phát triển nội dung đã học ở THCS,
hoàn thiện nội dung giáo dục phổ thông, ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn
kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
12
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của
học sinh.
b) Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khă năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh.
2.2.3. Hoạt động giáo dục ở trường THPT:

Thực tế giáo dục đào tạo trong nhiều năm qua đã thu được nhiều kết quả to lớn
góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo một
bước chuyển biến mới cho nền kinh tế - chính trị - xã hội. Song còn nhiều yếu kém
bộc lộ cả về quy mô và mục tiêu, vẫn còn một số cơ sở chậm đổi mới và phát triển,
không tạo ra các nhân tố điển hình cho công tác đổi mới để đáp ứng với nhu cầu đồi
hỏi của đất nước. Nhiều vấn đề bất cập trong việc kiểm tra, đánh giá, thi cử, các yếu tố
tiêu cực trong quá trình thi, đánh giá chất lượng vẫn còn sơ cứng không phù hợp với
yêu cầu của xã hội.
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động dạy học ở trường THPT
Nguyễn Siêu - Hà Nội :
• Thuận lợi:
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy và phục vụ của Trường gồm các nhà giáo
ưu tú, nhà giáo có kinh nghiệm qua nhiều năm công tác trong nghề, các giáo viên dạy
giỏi, giáo viên trẻ có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ năng lực chuyên môn tốt,
yêu nghề được tuyển chọn vào trường hoặc được mời tham gia giảng dạy, quản lý giáo
dục học sinh.
- Trường đã xây dựng được ngôi trường mới của mình trên khuôn viên 10.000m
2
.
Cơ sở vật chất đầy đủ theo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia đã tạo điều kiện thuận
lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Năm học 2004-2005 Trường được công
nhận “Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010”.
• Khó khăn :
- Trong 15 năm hoạt động, 12 năm trường phải thuê mượn cơ sở vật chất và di
chuyển qua 8 địa diểm trong Thành phố. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học chưa
đáp ứng được yêu cầu quy định.
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
14
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội trong thời kỳ hội nhập WTO
- Học sinh ở trên khắp các Quận, Huyện của Thành phố trình độ nhận thức

rộng theo quy hoạch của thanh phố nên dân cư còn chưa tập trung đông. Bên cạnh đó,
các công trình nhà ở vẫn đang trong giai đoạn xây dựng nên đường xá còn chưa khai
thông.
Về cơ cơ cấu tổ chức :
- Hiệu trưởng : 1 - Trình độ : Đại học.
- Phó hiệu trưởng : 1 - Trình độ: Thạc sỹ
- Phụ trách khối cấp : 4 – Trình độ: Đại học
- Số lượng thành viên Hội đồng quản trị : 2 (1 Chủ tịch và1 Phó Chủ tịch).
Về vốn đầu từ khi thành lập : 5 tỷ.
Về diện tích đất sử dụng được Nhà nước cấp 10.000m
2
.
Tổng diện tích phòng học : 2.793m
2
, số phòng học : 57, số phòng thí nghiệm : 2,
phòng thực hành : 2, Thư viện và phòng đọc : 2 (số đầu sách:……), số lượng máy tính
: 45 máy học sinh học tin + 17 máy quản lý.
- Số lớp : 28 (THCS : 16 lớp; THPT: 12 lớp).
- Tổng số cán bộ, nhân viên , giáo viên : 93
- Tổng số cán bộ, nhân viên, giáo viên cơ hữu : 78 (trong đó số giáo viên:53).
- Tổng số cán bộ, nhân viên, giáo viên hợp đồng : 15 (trong đó: số giáo viên :
15).
Nguyễn Thị Minh Thúy - THPT Nguyễn Siêu - Hà Nội
16


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status