Tài liệu Thương hiệu: Sự sống và cái chết của doanh nghiệp - Pdf 87

Thương hiệu: Sự sống và cái chết của doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp không tạo ra thương hiệu của mình thì DN đó chỉ là
một người bán lẻ hay bán rong mặc đồ hiệu mà thôi. Nói một cách tận
cùng: một DN không tạo ra thương hiệu thì đồng nghĩa với sự kết thúc của
DN đó. Thị trường thế giới và những cơ hội đã mở rộng đến mức tối đa có thể cho
mọi doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Đồng
thời, một thị trường tự do cũng sẽ là tử địa của những doanh nghiệp không
tạo ra và phát triển thương hiệu của mình. Cứ một hoặc hai năm, chúng ta
lại chứng kiến sự xuất hiện của một thương hiệu mới và sự đột phá ngoạn
mục của những thương hiệu đó trên thị trường thế giới.

Doanh nghiệp Việt Nam cũng có đủ mọi cơ hội như tất cả các doanh
nghiệp trên thế giới. Nhưng thực tế cho thấy rằng: hầu hết doanh nghiệp
của chúng ta vẫn chưa thương hiệu hoá được mình không chỉ trên thị
trường quốc tế mà cả thị trường trong nước. Tại sao lại như vậy?

Có hai nguyên nhân chính: Một, phần nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa
tạo ra sản phẩm riêng biệt của mình để từ đó xác lập thương hiệu có tính
thuyết phục và như một bảo đảm bền vững. Hai, một số doanh nghiệp Việt
Nam đã tạo ra được thương hiệu của mình nhưng lại chưa thực sự tìm
được "pháp thuật" để làm cho thương hiệu của mình được lan toả một
cách sâu rộng nhất.

Để tạo ra sản phẩm riêng biệt thì người làm ra sản phẩm phải có những ý
tưởng sáng tạo độc đáo. Ý tưởng luôn luôn là chiếc chìa khoá vàng không
chỉ cho doanh nghiệp mà cho tất cả những gì có tên gọi là sản phẩm kể cả
những sản phẩm tinh thần.


những vấn đề cơ bản và cụ thể về thương hiệu Việt Nam. John A. Quelch
sẽ dựng lên một bản đồ cho thương hiệu Việt Nam và phác thảo mang tính
nền tảng cho sự lan toả của thương hiệu Việt Nam ra thế giới.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là ông có khả năng chiếu rọi niềm tin và
khai mở khát vọng cho những doanh nghiệp đã tiếp xúc với ông và đọc
sách của ông. Từ những lý thuyết của ông mà những doanh nghiệp Việt
Nam nào đã nghiên cứu chắc chắn sẽ nhận ra nguy cơ của sự tự phá sản
thương hiệu cũng như sự cất cánh ngoạn mục của thương hiệu của mình
nếu không có một cách nhìn mới và một tư tưởng Marketing hiện đại.

Hiện thực cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đầy khát vọng nhưng họ
đang ở trong trạng thái hoang mang không biết chọn lựa sản phẩm nào
cho thế giới và đặt sản phẩm của mình vào đâu cũng như nói gì về sản
phẩm của mình trong một thị trưởng khổng lồ của thế giới.

Tại sao những sản phẩm từ gỗ, từ mây tre, từ nông sản… của nhiều nước
lại tìm được một chỗ đứng xứng đáng trên thị trường thế giới mà của Việt
Nam lại không(?). Tôi từng nhìn thấy những sản phẩm của Srilanka, Miến
Điện, Philippines, Indonesia… và của nhiều nước châu Phi xuất hiện đầy
tư thế trong các siêu thị lớn ở Mỹ, Nhật và các nước châu Âu. Giữa những
thương hiệu Việt Nam mãi mãi chìm đắm trong thị trường nội địa hay đầy
tư thế trên thị trường thế giới chỉ cách nhau một lớp "sương mù".

Một điều không thể không nói đến đó là việc duy trì giá trị thương hiệu mà
John A. Quelch sẽ hé lộ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong Hội thảo
này.

Theo cách nhìn của tôi, đây là một điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam.
Chúng ta từng có những thương hiệu cách đây gần 30 năm được hầu hết

Các doanh nghiệp Việt Nam không còn thời gian để ngó nghiêng nữa. Họ
phải bắt tay vào hành động. Thời gian không đợi họ. Họ sẽ là người quyết
định hoặc trở thành một một người bán rong mặc comple hoặc bắt khách
hàng trên thế giới đến các siêu thị khổng lồ phải mở to mắt nhìn xem made
in Vietnam ngự trị ở chỗ nào.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status